Night Shift là gì? 1001 lời chia sẻ của nhân viên Night Shift

night shift là gì

Lý giải thuật ngữ: “Night Shift là gì?” và khám phá những bí mật nằm sau vị trí thú vị này sau 1001 lời chia sẻ của nhân viên Night Shift. 

Khi màn đêm buông xuống là thế giới của Night Shift bắt đầu. Đây là thuật ngữ tiếng Anh được dùng để chỉ một vị trí thú vị trong khách sạn. Bạn đã bao giờ tò mò về những người làm việc khi người khác đang ngủ say sưa? Vậy Night Shift là gì? Hãy cùng ezCloud khám phá những khía cạnh độc đáo của vị trí này.

1. Night Shift là gì?

Theo từ điển Anh – Việt, Nightshift được dịch là “ca đêm”. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ nhân viên lễ tân ca đêm. Người có ca làm việc kéo dài từ 10 giờ đêm tới 6 giờ sáng hôm sau.

nhân viên night shift đón tiếp khách lưu trú

2. Mô tả công việc Night Shift

Ngoài những công việc của nhân viên lễ tân ca ngày, Night Shift còn thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác. Dưới đây là bản mô tả chi tiết công việc của một Night Shift mà ezCloud muốn giới thiệu đến các bạn:

  • Hoàn thành nốt các đầu việc chưa giải quyết từ ca trước.
  • Tiếp nhận và xử lý toàn bộ các cuộc gọi tới bộ phận lễ tân.
  • Phối hợp cùng các bộ phận liên quan để giải đáp thắc mắc và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
  • Đảm bảo vấn đề an toàn, an ninh tại khu vực sảnh khách sạn. Nhanh chóng báo cáo nhân viên an ninh nếu thấy đối tượng khả nghi.
  • Giải quyết các sự cố, vấn đề phát sinh trong ca làm việc.
  • Chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục cần thiết cho khách Check-in, Check-out muộn.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng danh sách khách lưu trú cần di chuyển sớm trong ngày để thực hiện công việc, các kế hoạch du lịch. Đôn đốc việc thực hiện “bữa sáng mang theo” sau khi xác nhận yêu cầu của khách.
  • Phối hợp với bellman/ tổ lái xe để gọi taxi hoặc chuẩn bị xe cho khách.
  • Cung cấp các chứng từ, số liệu cần thiết cho bộ phận kiểm toán đêm.
  • Bàn giao cho nhân viên chuyên trách của khách sạn số tiền thu được trong suốt ca làm việc.
  • Bàn giao lại các yêu cầu, công việc tồn đọng của khách vào sổ giao ca cho lễ tân ca sáng.
  • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu từ cấp trên.

3. Tiêu chí tuyển dụng nhân viên Night Shift là gì?

Bạn có thể trở thành một Night Shift trong khách sạn nếu đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng sau đây:

  • Khả năng giao tiếp ngoại ngữ thông thạo.
  • Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, báo cáo.
  • Từng làm việc tại khách sạn khác.
  • Khả năng thích ứng và chịu áp lực tốt.
  • Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng: Excel, word,…

nam nhân viên night shift nói chuyện với khách

4. Thu nhập của một Night Shift

Tùy thuộc vào quy mô từng khách sạn, kinh nghiệm và năng lực làm việc mà mức lương của một Night Shift có thể thay đổi. Trung bình, một nhân viên lễ tân ca đêm sẽ có mức thu nhập là trên 8 triệu một tháng. Bên cạnh đó, nhân viên Night Shift còn nhận được một số quyền lợi khác. Như: Hỗ trợ ăn ca, hỗ trợ chỗ ở cho nhân viên ngoại tỉnh, được tham gia BHXH theo luật lao động và thưởng tết, thưởng Service Charge,…

5. Được – Mất khi làm Night Shift là gì?

  • Thu nhập cao nhưng sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều khi thường xuyên phải làm việc thâu đêm.
  • Nhân viên Night Shift có thể kiếm thêm thu nhập khi nhận thêm 1 công việc khác vào buổi sáng. Tuy nhiên điều này dẫn đến việc tự “tàn phá” nhan sắc, cơ thể. Đặc biệt là đối với nhân viên nữ.
  • Một số người cảm thấy thú vị vì được tiếp xúc với nhiều loại người. Từ đó đúc rút kinh nghiệm và làm giàu vốn sống. Cũng như biết cách khéo léo xử lý những trường hợp xấu không may gặp phải. Tuy nhiên, một số người lo sợ bản thân dễ bị cám dỗ.
  • Làm việc buổi tối giúp đối tượng độc thân “giết” thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, làm việc đêm gây ảnh hưởng trực tiếp đến những người đã có gia đình.
  • Một số lễ tân trở nên linh hoạt hơn và biết cách ứng phó mọi tình huống nghề nghiệp. Tuy nhiên, một số ít cảm thấy mệt mỏi và thiệt thòi khi làm việc ca đêm.

nữ nhân viên night shift

6. 1001 tâm sự Night Shift

  • Nhân viên lễ tân ca đêm có thể trải qua cảm giác cô đơn. Khi mọi người đều đang nghỉ ngơi thì họ làm việc. Cảm giác cô đơn và khao khát giao tiếp cũng là một phần khó khăn của công việc.
  • Không giống như ban ngày, vào buổi tối cơ thể sẽ gặp khó khăn để giữ tinh thần tỉnh táo và tập trung. Dẫn đến xử lý công việc không đạt hiệu quả.
  • Trong một số trường hợp, nhân viên lễ tân ca đêm có thể phải chịu trách nhiệm cho nhiều nhiệm vụ hơn so với ban ngày, bao gồm việc xử lý đặt phòng, giữ gìn an ninh và thậm chí là quản lý một số vấn đề kỹ thuật.
  • Nhân viên lễ tân ca đêm có thể phải đối mặt với tình huống khẩn cấp mà không có sự hỗ trợ người khác. Vì hầu hết các bộ phận khác đều không làm việc vào buổi tối.
  • Có những khách hàng có nhu cầu đặc biệt. Chẳng hạn như khách hàng có chuyến đi công tác đột xuất. Nhân viên lễ tân cần hỗ trợ linh hoạt và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu đặc biệt này.

7. Tạm kết

Mặc dù vị trí Night Shift trong khách sạn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bao gồm: cảm giác cô đơn, thay đổi chu kỳ giấc ngủ,… Nhưng nhân viên cũng có những trải nghiệm tích cực khi được tận hưởng không khí yên tĩnh của ban đêm. Đôi khi nhận được sự tuyên dương, khuyến khích của khách hàng. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ “ Night Shift là gì?”. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, đừng quên đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn.

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)