Giải đáp chi tiết ca gãy là gì? Hướng dẫn phương pháp quản lý đội ngũ nhân viên làm ca gãy hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bởi đặc thù công việc mà nhân viên làm việc trong ngành nhà hàng – khách sạn thường xuyên phải luân phiên ca làm việc. Bên cạnh phân chia ca làm sáng hoặc chiều, các nhân viên phục vụ khách hàng còn phải làm ca gãy. Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng mà bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực này cũng cần tìm hiểu. Vậy ca gãy là gì? Cách quản lý nhân viên nhà hàng – khách sạn làm ca gãy như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ca gãy là gì? Xoay ca là gì?
Nội dung
Ca gãy là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng thời gian làm việc của một nhân viên trong 1 ngày. Tuy nhiên, họ sẽ không làm liên tiếp 8 tiếng đồng hồ. Thông thường, thời gian làm việc sẽ được phân chia thành các khoảng giờ khác nhau. Bao gồm từ 06:00 – 14:00, 14:00 – 22:00. Các khoảng thời gian làm việc này có thể thay đổi linh hoạt. Tuỳ thuộc vào đặc thù kinh doanh của các nhà hàn – khách sạn.
Ngoài ra, một khái niệm khác mà các nhân viên làm việc trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn cũng cần phải quan tâm chính là xoay ca. Ca xoay được hiểu là khoảng thời gian làm việc của nhân viên theo hình thức ca sáng 2-4-6, ca tối 3-5-7. Nếu tuần này nhân viên làm full hết tất cả ca sáng. Thì đến tuần sau, họ có thể xoay ca tối hoặc ngược lại.
Ca gãy vô cùn phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh F&B. Bởi họ sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào thời gian khách hàng trải nghiệm dịch vụ tại đây. Thông thường, với ca gãy, nhân viên sẽ làm ca 4 tiếng/6 tiếng/8 tiếng.
2. Vì sao doanh nghiệp cần phân chia ca gãy?
Ca gãy là giải pháp thông minh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi nó giúp quản lý thời gian làm việc hiệu quả. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về những lợi ích mà hình thức làm việc này mang lại nhé!
- Đặc trưng riêng biệt của ngành nghề: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B đều chung mục đích đó là phục vụ khách hàng. Có những thời điểm, số lượng khách hàng đến quán rất đông. Bởi bật, cửa hàng cần nhiều nhân viên hơn. Khi đó, ca gãy hay ca xoay có thể phát huy tối đa tác dụng của chúng.
- Giảm thiểu căng thẳng trong lao động: Nếu phải làm việc trong 8 tiếng liên tiếp, nhân viên chắc chắn sẽ vô cùng mệt mỏi. Đặc biệt là đối với công việc đòi hỏi nhiều sự linh động như ngành dịch vụ F&B. Chính vì vậy, việc phân chia ca gãy sẽ giúp nhân viên có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Từ đó có thể táo tại năng lượng, thư giãn tinh thần để làm việc hiệu quả.
- Tối ưu nhân lực: Ca gãy sẽ giúp cửa hàng có thể tối ưu nguồn lực hiệu quả hơn. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm vắng/đông khách, quản lý cửa hàng có thể điều chỉnh nhân sự thích hợp.
- Tiết kiện chi phí: Khi áp dụng thương pháp làm việc theo ca gãy, công ty sẽ tối ưu được tình trạng dư thừa nhân lực. Điều này sẽ giúp cửa hàng có thể tiết kiệm một khoảng chi phí nhân sự.
3. Một ca gãy thường kéo dài trong mấy tiếng?
Trên thực tế, một ngày làm việc của nhân viên làm ca gãy cũng sẽ kéo dài khoảng 8 tiếng. Tuy nhiên, thời gian sẽ không liên tục mà được chia nhỏ thàn 2 ca trong ngày. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp quy định nhân viên làm đủ 40 – 44 tiếng/tuần. Thay vì phải làm việc liên tục 8 tiếng/ngày. Thông thường, ca gãy sẽ được phân chia thành những khung giờ sau: 10:00 – 14:00 và 17:00 – 21:00 hoặc 08:00 – 12:00 và 18:00 – 22:00.
4. Hướng dẫn phương pháp quản lý đội ngũ nhân viên làm ca gãy hiệu quả
Đặc điểm của ca gãy là không cố định. Vậy làm thế nào mới có thể quản lý nhân sự hiệu quả, quá trình chấm công diễn ra chính xác nhất? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu một số phương pháp quản lý nhân viên ca gãy dưới đây nhé!
4.1. Xây dựng hệ thống ca làm việc rõ ràng, cụ thể
Đối với ca gãy, đội ngũ nhân viên có thể linh hoạt và tự giác đăng ký ca làm hoặc tuân theo sự phân công của đội ngũ quản lý. Nếu hình thức quản lý chấm công thủ công bằng excel quá cồng kềnh, các bạn có thể áp dụng các ứng dụng phần mềm vào trong quá trình hoạt động quản lý. Đặc biệt là trong hoạt động chấm công, tính lương. Mục đích giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức của nhân viên nhân sự.
Hầu hết các phần mềm đều có thể xây dựng hệ thống ca làm việc theo ngày/tuần/tháng. Từ đó giúp nhân viên và đội ngũ quản lý có thể dễ dàng theo dõi ca trực. Bên cạnh đó, phần mềm còn sở hữu khả năng hiển thị thời gian làm bù, tăng ca, danh sách những nhân viên về sớm. đi muộn… Nhờ đó, phòng ban HR cũng có thể tính lương dễ dàng hơn.
4.2. Đa dạng hoá các hình thức chấm công
Thông thường, các doanh nghiệp F&B thường chấm công bằng hình thức viết giấy hoặc sử dụng máy chấm vân tay. Điều này dẫn đến nhiều sai sót hoặc xuất hiện tình trạng quên chấm công. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, rất nhiều hình thức chấm công đã ra đời để nhà quản trị có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình:
- Chấm công thông qua GPS: Hình thức chấm công này rất thích hợp với những công ty có nhiều chi nhánh hoặc đội ngũ nhân sự thường hay di chuyển đến các cửa hàng để hỗ trợ. Nhân viên chỉ cần kích hoạt định vị GPS trên điện thoại. Hệ thống sẽ lưu vị trí của bạn. Nhân sự từ đó có thể dễ dàng kiểm soát hơn.
- Chấm công nhận diện khuôn mặt: Khi đến khu vực chấm công tại công ty, camera sẽ kiểm tra khuôn mặt của nhân viên. Thời gian nhận diện khuôn mặt sẽ được xác định là thời gian chấm công của nhân viên.
4.3. Minh bạch, rõ ràng trong quản lý
Sự việc gian lận trong quá trình trả lương sẽ dẫn đến nhiều tác động đến tài chính của công ty. Chính vì vậy, việc minh bạch, rõ ràng trong quản lý chấm công là điều cần thiết. Điều này sẽ hỗ trợ đội ngũ HR dễ dàng hơn trong việc tổng hợp bảng công. Từ đó hạn chế tình trạng chậm lương.
5. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về ca gãy là gì? Hy vọng những bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!