Giải thích thuật ngữ Sale Admin là gì và cung cấp những thông tin chi tiết nhất về vị trí này, bao gồm: quyền lợi, kỹ năng cần có,…
Bên cạnh các vị trí kinh doanh nổi bật như: Sales Representative, Salesman, Sales Supervisor,… thì Sale Admin cũng là một trong những công việc nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy cụ thể Sale Admin là gì? Họ đảm nhiệm những công việc như thế nào? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó sau khi đọc bài viết dưới đây.
1. Sale Admin là gì?
Nội dung
Vị trí Sale Admin (hoặc Sales Administrator) là thư ký của bộ phận kinh doanh, có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Sale Admin thường thực hiện các công việc. Và báo cáo trực tiếp cho Trưởng bộ phận. Đây là một vị trí quan trọng giúp khách sạn đảm bảo đạt được doanh thu mục tiêu.
2. Nhiệm vụ của Sales Admin trong khách sạn
Ngay sau đây, ezCloud sẽ giới thiệu những nhiệm vụ chính mà Sales Admin cần hoàn thành trong khách sạn:
- Soạn thảo, chỉnh sửa và quản lý các văn bản hành chính liên quan đến công việc kinh doanh. Như: viết thư chào hàng, báo giá và hợp đồng.
- Lập kế hoạch hoạt động và thực hiện theo dõi, nhắc nhở các nhân viên trong bộ phận. Để đảm bảo kế hoạch được tuân thủ đúng.
- Tư vấn cho khách hàng các dịch vụ, thuyết phục họ đăng ký sử dụng và ký hợp đồng với khách sạn.
- Sắp xếp cuộc hẹn giữa nhân viên Sales với khách hàng tiềm năng.
- Thu thập và giải quyết phản hồi từ khách hàng trên các phương tiện truyền thông. Trong trường hợp phản hồi vượt quá phạm vi giải quyết của Sale Admin, cần báo cáo ngay với cấp quản lý cao hơn. Để kịp thời xử lý vấn đề.
- Hợp tác với bộ phận Chăm sóc khách hàng để trả lời câu hỏi. Và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo họ luôn hài lòng với dịch vụ của khách sạn.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các vị khách, nhắc nhở họ gia hạn đăng ký hàng kỳ,…
- Thường xuyên cập nhật, theo dõi các chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng để thông báo kịp thời đến khách.
- Lập báo cáo doanh thu chi tiết theo tuần/tháng/quý/năm để báo lên cấp trên. Cập nhật số liệu công nợ và dữ liệu kinh doanh, doanh thu của từng nhân viên thuộc bộ phận Kinh doanh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng bộ phận chỉ đạo.
3. Các quyền lợi của Sale Admin là gì
3.1 Mức lương của Sale Admin
Về thu nhập, Sale Admin thường nhận được một khoản lương cố định hàng tháng. Cùng với các khoản thưởng dựa trên hiệu suất làm việc. Thu nhập này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô và loại hình doanh nghiệp. Cũng như kinh nghiệm chuyên môn của Sale Admin.
Thông thường, thu nhập trung bình của Sale Admin dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng. Chưa tính phần trăm hoa hồng theo doanh số và các phụ cấp khác. Vì vậy, tổng thu nhập của Sale Admin có thể nằm trong khoảng 15 – 30 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào thành tích cá nhân và doanh số bán hàng.
3.2 Cơ hội thăng tiến của Sale Admin
Sale Admin có lộ trình thăng tiến rộng mở vì là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Sau 1 – 3 năm kinh nghiệm: Sale Admin có thể được xem xét cho vị trí Sales Supervisor hoặc Giám sát bán hàng. Nhiệm vụ bao gồm xây dựng kế hoạch kinh doanh, đảm bảo độ bao phủ, quản lý cung ứng, giám sát doanh số và đào tạo nhân viên. Mức lương cứng trong khoảng 10 – 16 triệu/tháng, chưa tính thưởng và hoa hồng.
- Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm: Nếu có cơ hội, Sales Admin có thể thăng tiến đến vị trí Sale Admin Manager. Nhiệm vụ bao gồm chỉ đạo và giám sát mọi hoạt động trong bộ phận Sales Admin. Hỗ trợ quản lý khu vực và tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm. Mức lương của Sale Admin Manager có thể lên tới 20 – 35 triệu/tháng.
- Giám đốc kinh doanh: Là vị trí chịu trách nhiệm cho sự thành công của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Yêu cầu thâm niên từ 7 – 10 năm hoặc hơn, mức lương có thể lên đến 40.000.000 đồng/tháng. Đây là vị trí đòi hỏi kỹ năng quản lý và nghiệp vụ cao.
4. 5 Kỹ năng không thể thiếu với Sale Admin giỏi
4.1 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Đặc thù công việc của Sale Admin là thường xuyên phải giao tiếp, đàm phán và thương lượng. Thiếu kỹ năng này có thể gây ra khó khăn trong việc trao đổi thông tin và thương lượng với đối tác. Khả năng đàm phán và thương lượng cũng đóng vai trò quan trọng. Vì nếu Sale Admin không thể cân bằng lợi ích và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc làm hài lòng cả hai bên. Do đó, kỹ năng giao tiếp, đàm phán là yếu tố quyết định để Sale Admin đạt hiệu quả cao trong công việc. Và đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
4.2 Kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian
Với lượng công việc kinh doanh và bán hàng lớn, Sale Admin cần có khả năng quản lý và sắp xếp công việc một cách khoa học. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian là yếu tố quan trọng làm nên thành công của Sale Admin. Các công việc như: theo dõi đơn đặt hàng, xử lý thông tin khách hàng và duy trì mối quan hệ với đối tác,… đều yêu cầu cách tổ chức. Và quản lý thời gian một cách chặt chẽ. Một Sale Admin sẽ không thể làm tốt những công việc này nếu thiếu đi khả năng tổ chức và quản lý thời gian. Và điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
4.3 Kĩ năng làm việc nhóm
Công việc của Sale Admin đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ với nhiều bộ phận khác nhau. Bao gồm phòng kinh doanh, marketing và thậm chí là phòng nhân sự. Kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp Sale Admin đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra suôn sẻ. Khả năng tương tác hiệu quả giữa các bộ phận là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt đúng cách, các chiến lược kinh doanh được thực hiện một cách đồng bộ. Và mọi vấn đề được giải quyết một cách linh hoạt.
4.4 Kỹ năng năng tin học văn phòng
Việc thành thạo các phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, tạo proposal. Và sử dụng hệ thống CRM giúp Sale Admin tối ưu hóa công việc một cách hiệu quả. Các kỹ năng này không chỉ giúp bạn xử lý thông tin nhanh chóng mà còn làm cho quá trình thuyết trình với lãnh đạo. Và khách hàng trở nên chuyên nghiệp hơn. Nhìn chung, thành thạo trong tin học văn phòng là giúp Sale Admin thực hiện nhiệm vụ của mình một cách linh hoạt và hiệu quả.
4.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề, đối mặt áp lực
Sale Admin thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp lực từ cấp trên, các phòng ban trong doanh nghiệp, khách hàng. Cũng như áp lực từ việc giải quyết vấn đề và đạt được doanh số. Để thành công và thăng tiến trong sự nghiệp. Cách giải quyết tốt nhất là phải tìm ra cách để đối mặt với những thách thức này. Nó có thể bao gồm việc xây dựng một lịch trình làm việc hiệu quả, phân công công việc một cách thông minh, và tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên. Ngoài ra, việc duy trì tinh thần lạc quan, học hỏi từ mỗi tình huống áp lực. Là những yếu tố quan trọng giúp Sale Admin vượt qua mọi thách thức.
5. Bí quyết trở thành Sale Admin – Cách thăng tiến nhanh
- Hãy xây dựng cho mình một mục tiêu để hướng đến. Chứ không đơn giản để đạt đủ KPIs. Kể cả khi bạn không phải chịu áp lực về doanh số nặng nề như nhân viên Sale.
- Vì thường xuyên phải làm việc với những con số nên hãy giữ tinh thần sáng suốt, tỉnh táo. Và thật tỉ mỉ trong quá trình tính toán số liệu.
- Luôn tôn trọng và lắng nghe khách hàng. Tuyệt đối không trách móc, đổ lỗi hay thể hiện sự tức giận đối với khách hàng. Hãy gửi lời cảm ơn và luôn ân cần với họ.
- Tập trung xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và nội bộ công ty. Duy trì mối quan hệ gắn kết với các vị khách và luôn tôn trọng đồng nghiệp là chìa khóa giúp bạn giảm áp lực.
6. Tạm kết
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về thuật ngữ Sale Admin là gì. Nhiệm vụ cụ thể và một số bí quyết để phát triển sự nghiệp khi ở vị trí này. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho những người quan tâm đến lĩnh vực Sale Admin. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn.