Dự đoán bức tranh du lịch 2022: Sự trở lại và Phục hồi

4

Theo như thống kê của UNWTO, du lịch thế giới năm 2021 tăng trưởng khoảng 4%, tuy không nhiều và chưa thể trở lại như lúc trước dịch. Nhưng đây cũng đã là tín hiệu khởi đầu cho một năm 2022 để có bước đà nhảy vọt sau hơn 2 năm chìm trong dịch bệnh.

Vào những tháng nửa cuối năm 2021, thế giới ghi nhận thêm một biến chủng Covid-19 có tốc độ lây lan nhanh hơn Delta mang tên Omicron. Điều này ban đầu đã làm dấy lên những lo lắng về một đợt đại giãn cách mới, khiến người dân hoang mang. Tuy nhiên, tại Châu Phi và Anh Quốc, hai đầu tiên xuất hiện biến chủng này đều xác nhận về mức độ tử vong và trở nặng ở mức rất thấp. Đây là lý do khiến người làm Du lịch – khách sạn có thể phần nào không còn cảm thấy quá lo lắng và hy vọng vào một năm 2022 khởi sắc hơn

Năm 2022, như ezCloud đã từng đánh giá, sự hiệu quả của vaccine và các đợt giãn cách đã khiến dịch bệnh đi vào tầm kiểm soát, kiềm toả được sự ảnh hưởng của đại dịch sau 2 năm nỗ lực của chính phủ các quốc gia. Nếu du lịch được mở lại, tâm lý “thả cửa” sẽ xuất hiện mạnh mẽ, khiến nhu cầu về ngành dịch vụ Du lịch sẽ dễ bị đẩy vào mức tăng trưởng nóng hoặc không kịp đáp ứng nhu cầu do sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, nhân sự. Sau 2 năm các chủ kinh doanh tối cắt giảm tối đa để trụ vững sau dịch. Đây cũng là bước khởi đầu để ngành Du lịch nói chung cần dự đoán cái nhìn toàn cảnh của ngành và chuẩn bị cho một sự trở lại.

1, Du lịch nội địa vẫn nắm phần trọng yếu

Mới đây, VISA vừa thực hiện nghiên cứu về “Tiếng nói của người tiêu dùng” tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có tới 76% người Việt hiện đang lên kế hoạch du lịch giải trí trong nước năm 2022 cao hơn nhiều so với tỉ lệ 38% số người lập kế hoạch du lịch nước ngoài.

Điều này là hệ quả tất yếu sau đại dịch nổ ra, việc dịch bệnh vẫn còn ám ảnh khiến người đi du lịch sẽ có tâm lý dè dặt và ưu tiên những điểm du lịch gần để đảm bảo yếu tố giải trí, xả stress nhưng không gặp nhiều nguy cơ đến sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, sau khoảng thời gian dịch ảnh hưởng, túi tiền của khách du lịch bị bó hẹp hơn nhiều, vậy nên, du lịch trong nước sẽ là ưu tiên lựa chọn khi có nhiều thông tin để quyết định, tự trải nghiệm mà không cần đạt qua các công ty du lịch, giảm thiểu được những chi phí bên lề, hoa hồng.

Theo những thống kế tổng kết, “đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) trong 3 ngày đầu năm cũng có khoảng 60.000 du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó có khoảng 1.000 khách quốc tế đi du lịch theo chương trình “hộ chiếu vaccine”. Nha Trang, Đà Lạt cũng đã đón hàng chục nghìn du khách trong nước. Còn Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh), chỉ tính riêng trong ngày đầu năm 2022 đã đón gần 1.600 lượt khách thăm quan, lưu trú và trải nghiệm thủy phi cơ.” (Thông tấn Xã Việt Nam)

Các doanh nghiệp, người kinh doanh lúc này sẽ cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm những khách hàng có mong muốn tự trải nghiệm dịch vụ du lịch. Đây là cơ hội vàng để họ có thể hạn chế được sự tác động của các OTA và tự hoạt động dựa trên lượng khách hàng organic.

2, Du lịch quốc tế được cải thiện bất chấp sự xuất hiện của biến thể mới

Ngày 01/01/2022 là thời điểm quan trọng của ngành Du lịch – Lữ hành Việt Nam sau hơn 2 năm đóng cửa đường bay quốc tế. Theo như lộ trình của Chính Phủ ban hành thì Việt Nam sẽ mở cửa với 15 điểm đến trên thế giới. Với chính sách rất “thoáng” khi người đủ hai mũi tiêm chỉ cần cách ly tại gia 3 ngày là có thể sinh hoạt và đi lại bình thường. 

Bên cạnh đó, ngày 19/01/2022, Thông tin Chính phủ chính thức đăng tải về chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc “Xây dựng lộ trình mở cửa an toàn, khoa học, hiệu quả đón khách du lịch quốc tế”. Và việc thực hiện sẽ được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thực hiện để hoàn thiện và đưa vào thực thi. Năm 2019, doanh thu từ ngành Du lịch đã vượt qua con số 700 nghìn tỷ, đóng góp hơn 9% vào GDP. Đây là một nguồn thu lớn vào ngân sách nhà nước. Vậy nên, Chính phủ sẽ phải đẩy mạnh ngành công nghiệp không khói này để có thể thu hồi lại nguồn tiền đã mất sau 2 năm giải ngân cứu trợ.

Việc mở cửa sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Châu Á, có đường bay ngắn như Lào, Trung Quốc, Campuchia,.. đây được dự đoán là sẽ tập trung tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Một bước đi dè dặt nhưng dễ hiểu của các nước sau khi đóng cửa quá lâu, việc mở cửa ồ ạt sẽ ạt nên những hệ luỵ khôn lường.

Việc mở cửa là xu thế tất yếu trên thế giới, hiện tại, các khu du lịch lớn như Maldives, Thái Lan,… hay các nước khu vực Châu Âu, Mỹ đều đã có những bước đi đầu tiên để mở cửa sau khi ngừng giao lưu du lịch. Biến thể Omicro mới xuất hiện vào những ngày cuối 2021 đã khiến Châu Phi và Anh Quốc phải chịu lockdown, tuy nhiên, Omicron được đánh giá tuy lây nhiễm nhanh hơn Delta nhưng tỉ lên trở nặng lại đang thấp hơn Delta rất nhiều, đặc biệt là khi vaccine đang được đẩy mạnh tiêm chủng. Việt Nam đang được đánh giá cao về độ phủ vaccine và tốc độ tiêm chủng so với nhiều nước trên thế giới, vậy nên Chính phủ và người dân Việt Nam nên tự tin về đợt mở cửa này và 2022 sẽ là một năm nhảy vọt cho ngành Du lịch.

3, Nhân sự thiếu hụt do dịch nhưng vẫn có giải pháp tối ưu.

Hai năm dịch bệnh ảnh hưởng đã khiến hơn 2 triệu nhân sự ngành Du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp như giảm lương, mất việc,…. điều này là nguyên do khiến hàng loạt người phải chuyển nghề để sinh tồn. Hai năm cũng là khoảng thời gian đủ lâu để họ thích nghi với ngành mới, dẫn đến thiếu hụt một lượng lớn người làm việc trong ngành Du lịch, gây khó khăn lớn nếu như bước vào những đợt cao điểm sau mở cửa.

Tuy nhiên, việc đóng cửa hai năm đã khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú đã chuyển hướng sang cắt giảm nhân sự và thay vào đó là các phương án thay thế từ công nghệ. Trong hai năm đại dịch, ezCloud đã chi ra hơn 20 tỷ ngân sách hỗ trợ các khách hàng dưới các hình thức như: bảo lưu, gia hạn, tặng thêm tháng sử dụng, hỗ trợ vận hành,… Qua các đợt hỗ trợ này, nhiều đơn vị từ nhỏ tới các khách sạn 3-5 sao có thể chuyển đổi thành công và ứng dụng công nghệ vào vận hành hoạt động kinh doanh một cách trơn tru.

Như ezCloud đã từng đánh giá, hiện tại xu hướng “data-driven” (Vận hành dữ liệu) đang trở thành một điều tất yếu của ngành Du lịch – lữ hành trong thời gian tới, đặc biệt là khoảng thời gian thức dậy sau thời kỳ ngủ đông Covid. 

Hiện tại với mảng khách sạn, ezCloud đang cung cấp sản phẩm ezFolioezCloudhotel đã được tối ưu để phù hợp với hoạt động khách sạn dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Với những khu vui chơi, chúng tôi có giải pháp ezTicket được tin dùng với nhiều đối tác lớn như Sun Group, VinGroup.

Các bạn có thể đọc thêm về xu hướng này tại: https://ezcloud.vn/xay-dung-van-hoa-van-hanh-du-lieu-vao-quan-tri-khach-san/

4, Triển vọng từ nhóm khách du lịch tự túc và trải nghiệm không chạm

Phải công nhận rằng, Covid đã thay đổi hành vi tiêu dùng của chúng ta rất nhiều, Covid khiến chúng ta đề phòng hơn, cẩn thận hơn với việc tiếp xúc đông người. Vậy nên việc đi theo tour hay đoàn sẽ không thực sự được đánh giá cao trong những năm tiếp theo sau đại dịch. Bên cạnh đó, hai thế thế GenY và GenZ đang dần làm chủ, đối với hai nhóm này, việc trải nghiệm cá nhân sẽ được đưa lên hàng đầu, vậy nên chúng ta sẽ thấy ít hơn những đoàn đông người, thay vào đó sẽ là những nhóm nhỏ, nhóm bạn bè, hoặc gia đình không quá 5-10 người.

Hậu dịch, tâm lý du lịch trải nghiệm có thể sẽ là một xu hướng mới, thay vì đến những địa danh quá quen thuộc, khách du lịch trẻ sẽ tìm kiếm những nơi ít ai đến hoặc còn hoang sơ. Một điểm sáng nữa, các chuyến đi dài ngày sẽ xuất hiện nhiều hơn, vậy nên các khách sạn, nhà nghỉ hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về những đợt thuê dài ngày, các dịch vụ sẽ phải thật chỉn chu, hạn chế những sai sót vì ở càng lâu, khách hàng sẽ càng khó tính hơn và soi xét nhiều hơn.

Ngoài ra, dưới sự bùng nổ của xu hướng công nghệ hoá cùng với tác động của dịch bệnh, thì “Trải nghiệm không chạm – Contactless Experiences” sẽ được đề cao hơn nhờ sự riêng tư, tiện lợi và tính bảo mật cao. Thay vì hàng loạt nhân sự tiếp đón, dẫn đường,… thì bây giờ khách hàng sẽ chỉ cần check in online, mở khoá từ, thanh toán qua thẻ VISA, chọn dịch vụ thêm qua app, đặt chỗ,… và hàng loạt những tiện ích khác.

5, Tâm lý lựa chọn điểm đến khắt khe.

Dịch bệnh khiến con người ta thận trọng hơn trong việc đi lại, ngay tại Việt Nam, dưới chính sách thích ứng và đánh giá cấp độ dịch theo mức độ xanh-đỏ, người đi lại sẽ ưu tiên chọn những điểm đến an toàn cho gia đình và người thân. Tiếp đến, mức độ bao phủ vaccine cũng đã được công bố trên kênh thông tin đại chúng thì việc các địa phương có điểm mạnh du lịch sẽ phải làm mọi việc để có thể phủ xanh được bản đồ covid của mình. Tâm lý này không chỉ riêng trong nước, nó còn xuất hiện trên thế giới. Ví dụ như New Zealand hay Nhật Bản đang được đánh giá cao nhờ độ an toàn cho khách du lịch khi đến thăm.

Việc mở cửa đường bay Quốc tế tại Việt Nam là kết quả tất yếu của việc phủ vaccine toàn quốc, biến Việt Nam từ “vùng đỏ” thành vùng xanh. Đây là bước đi rất nhanh của Chính Phủ Việt Nam nhằm nỗ lực vực dậy nền Du lịch nước nhà. Với tình hình khả quan như vậy thì trong năm 2022, mục tiêu hồi phục Du lịch – lữ hành của Việt Nam sẽ khả thi hơn rất nhiều.

Có thể thấy, bức tranh Du lịch Việt Nam 2022 vẫn sẽ có những mảng màu đen do đại dịch đem lại, tuy nhiên, dưới nỗ lực của Chính Phủ và người dân, cũng sự lạc quan nhờ vaccine thì những mảng màu sáng hơn đang được tô lên, tạo nên hy vọng cho người làm ngành Du lịch. Đây cũng là cơ hội cho tất cả chúng ta để hội nhập và bắt kịp xu hướng mới của thế giới để có thể trở lại mạnh mẽ hơn, đột phá hơn.

 

Đánh giá bài viết!
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)