Cách chia ca làm việc trong Nhà hàng: Thời gian và hướng dẫn chi tiết

Cach chia ca lam viec trong nha hang

Là một ngành đặc thù dựa theo rất nhiều thời gian của khách hàng, thời gian làm việc của nhân viên Nhà hàng – Khách sạn cũng vì thế mà biến đổi để có thể phù hợp với điều kiện công việc, và biết cách chia làm việc trong nhà hàng để tối ưu nhân sự. Vậy ca là gì? ca xoay, ca gãy,… là những vấn đề được các quản lý ngành Nhà hàng – Khách sạn quan tâm để có thể phân bố và quản lý.

>> Xem thêm: Giải pháp Quản lý Khách sạn bằng công nghệ tối ưu nhất

Ca là gì? Cách chia ca làm việc trong Nhà hàng như thế nào?.

Ca làm việc là khoảng thời gian người lao động nhận nhiệm vụ cho đến lúc được phép bàn giao lại cho người khác. Đây cũng là khoảng thời gian người lao động được trả lương theo quy định của công ty và nhà nước, nếu người lao động muốn làm thêm giờ (OT – Over time) thì sẽ phải có sự đồng ý của đơn vị công tác. 

Theo điều 60 Nghị định 145/2020, giới hạn làm việc thêm giờ được quy định như sau:

  • Nếu làm thêm vào ngày làm việc bình thường, thì tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.
  • Nếu làm việc bình thường theo tuần, thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
  • Nếu làm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần, thì tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

Tại sao Quản lý nên biết cách chia ca làm việc trong Nhà hàng

Cach chia ca lam viec trong nha hang

  • Đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và hiệu suất công việc: Nếu bạn để nhân viên làm quá sức, thời gian nghỉ ngơi không còn hợp lý sẽ khiến cho tâm lý mệt mỏi, chán nản diễn ra. Đây là điều nguy hiểm trong công việc, khiến hiệu quả công việc bị kém đi rất nhiều
  • Đảm bảo tiến độ diễn ra trôi chảy: Nếu không may nhân viên bị ốm, bận việc, thì bạn vẫn có cơ hội điều phối, lấp đầy những vị trí đang trống để đảm bảo tiến độ công việc được diễn ra một cách trôi chảy nhất có thế.
  • Tiết kiệm chi phí cho nhân sự: Trong thực tế, thời điểm khách hàng dao động là rất nhiều, có ít có nhiều, nếu điều phối hợp lý thì nhân sự cho thời điểm cao thấp sẽ bù qua lại cho nhau, ngân sách cũng sẽ được tối ưu nhất có thể.  

>> Xem thêm: Kinh doanh Nhà hàng khách sạn và những điều cần chú ý

Cách chia ca trong Nhà hàng – Khách sạn

  • Ca hành chính: Thường sẽ là khoảng 8h-18h hoặc sớm và muộn hơn, tùy theo nhu cầu và quy định công ty, nhưng tất cả vẫn đảm bảo 8h làm việc, đúng yêu cầu của pháp luật, kết hợp với nghỉ trưa hợp lý,..Giờ làm việc này thường phù hợp với những nhân viên khối văn phòng như kế toán, hành chính,…
  • Ca làm việc trong khách sạn

Cach chia ca lam viec trong nha hang

Các vị trí như lễ tân, bảo vệ, buồng phòng,… được chia như sau:

  • Ca sáng: 6 giờ – 14 giờ
  • Ca chiều: 14 giờ – 22 giờ
  • Ca đêm: 22 giờ – 6 giờ (sáng ngày hôm sau)
  • Ca làm việc trong nhà hàng

Tuỳ thuộc vào thời gian hoạt động, thời gian mở cửa,… các nhà hàng có thể có những giờ hoạt động khác nhau, sau đây là một số mốc thời gian tham khảo:

  • Ca sáng: 6 giờ – 14 giờ
  • Ca tối: 14 giờ – 22 giờ
  • Ca gãy: 10 giờ – 14 giờ và 18 giờ – 22 giờ hoặc 10 giờ – 14 giờ và 17 giờ – 21 giờ
  • Ca xoay, ca gãy là gì?

Cach chia ca lam viec trong nha hang

Bên cạnh đó, còn có ca gãy và ca xoay. Vậy ca gãy là gì, ca xoay là gì? Ca gãy nghĩa là nhân sự không làm liên tục 8 tiếng mà chia ra thành hai ca nhỏ hơn, mỗi ca 4 tiếng (10h – 14h, sau đó nghỉ, rồi vào làm tiếp từ 17h – 21h); còn ca xoay là tuần này nếu nhân sự làm full sáng thì tuần sau làm full chiều, hoặc có thể xoay ca kiểu 2 – 4 – 6 ca chiều và 3 – 5 – 7 ca sáng.

Tham khảo

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)