Gen Z đi du lịch khác gì so với thế hệ còn lại (Phần 3)

Thumbnail Post

Hành trình du lịch Gen Z vẫn còn tiếp diễn, sau khi tìm được những điểm hay về nét khác biệt trong phong cách của nhóm tuổi này. Ở bài viết phần 3, ezCloud sẽ chỉ ra xu hướng chi tiêu và tâm lý “vung tiền”, tâm lý trong khi du lịch của các thượng đế Gen Z.

1. Tâm lý chi tiêu cho việc đi lại

Nhóm Gen Y và Gen Z là hai nhóm xét về độ tuổi khá gần nhau, tâm lý cũng có nhiều điểm tương đồng. Ngoài ra, đây là nhóm trẻ nên khả năng về tài chính không có nhiều điểm khác biệt. Gen Z sẽ thường bị hấp dẫn bởi những khuyến mãi và những nững mẫu quảng cáo bắt mắt. Vậy nên giá cả sẽ là vấn đề khá quan trọng với nhóm khách hàng này.

Với Gen Z và Gen Y, có khoảng 60% lựa sẵn sàng chi tiêu khoảng 5-10 triệu đồng cho một chuyến đi tour trọn gói. Gen Y có khoảng 10% sẵn sàng chi trả hơn 10 triệu, nhưng Gen Z thì tuyệt đối không có đáp viên nào vượt muốn chi trả nhiều hơn. Gen X thì có tâm lý thoáng tay hơn, khi đến hơn 20% sẽ dành từ 15 triệu trở lên cho việc du lịch.

Mức tiền sẵn sàng chi trả cho tour trọn gói

Mức tiền sẵn sàng chi trả cho tour trọn gói

Ngoài ra theo Phocuswright, đây cũng là nhóm có sự cân bằng  trong việc chọn du lịch trong nước và nước ngoài. Những nhà chiến lược của du lịch nội địa cần phải làm nhiều cách để thu hút sự chú ý trong việc kéo người dùng tập trung hơn vào du lịch nội địa.

2. Tâm lý chi tiêu cho lưu trú

Về giá phòng, do xu hướng chung, thì hai mức giá 500.000 đồng và 1.000.000 đồng là hai mức phổ phổ thông đối với du khách Việt Nam. Gen Z (25.23%) và Gen X (19.15%) sẵn sàng chi trả tối đa 500.000 đồng. Còn Gen X thì khá thoáng tay khi sẵn sàng chi trả hơn, có thể lên đến con số 40.000.000 đồng/ đêm.

Mức tiền sẵn sàng chi trả cho chỗ ở

Mức tiền sẵn sàng chi trả cho chỗ ở

Là một nhóm thường xuyên sử dụng các nền tảng online, Gen Z khá thích thú với OTAs và những phương thức trực tuyến. Ngoài ra, họ rất thích được nhận thông tin trực tiếp về khuyến mại, chương trình ưu đãi thông qua các kênh cá nhân như email, ứng dụng tin nhắn. Nếu khách sạn của bạn đang nhắm tới nhóm này thì đây là một hướng rất hiệu quả để tiếp cận. Cũng không có gì là lạ khi trong tương lai, nhóm Gen Z sẽ là đối tượng được các kênh OTA như Booking, Agoda,.. tập trung chủ yếu để khai thác.

Đọc thêm: Gen Z đi du lịch khác gì so với thế hệ còn lại (Phần 2)

3. Nắm bắt tâm lý để thu hút khách hàng

Đối với nhóm khách hàng Gen Z việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu trên không gian mạng là điều tất yếu khi mà quyết định du lịch của nhóm này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội. 

Gen Z là một thế hệ năng động

Gen Z là một thế hệ năng động

Điều các khách sạn cần làm là hãy tạo nên một trang thông tin online đầy đủ về khách sạn. Bên cạnh đó, hãy đầu tư vào hình ảnh và khuyến mãi để tạo được chú ý từ nhóm Gen Z. Đừng quá lan man và rông dài về khách sạn của bạn, hãy đề ra giải pháp và lời mời ngay. Các kênh OTAs và quản lý chúng là một việc quan trọng khi mà hành vi tiêu dùng của Gen Z se tập trung tại nền tảng này rất nhiều.

Gen Z là một thế hệ nhanh, có sự trung thành với thương hiệu khá thấp vì sự nhạy bén của họ. Việc của các nhà làm chiến lược và quản lý cần phải nắm bắt được xu hướng chi tiêu để đưa ra cho mình được một kế hoạch truyền thông hợp lý nhất.

Tham khảo: Outbox

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)