Quý khách sạn thân mến,

Như quý khách đã biết, hiện nay Corona đã trở thành một đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn tới ngành du lịch khách sạn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình trạng hủy đặt tour, hủy đặt phòng, hủy dịch vụ… là phổ biến hiện nay. 

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 3 tháng tới, ước tính thiệt hại của ngành du lịch – khách sạn sẽ vào khoảng 5,9 – 7 tỷ USD. 

Vậy làm thế nào để khách sạn vượt qua khủng hoảng này và có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn hồi phục sau đại dịch?

Muốn làm được điều đó, trước hết các khách sạn cần nắm được các giai đoạn của quá trình phục hồi.

Theo nghiên cứu, quá trình kinh doanh trong đại dịch sẽ chia làm 3 giai đoạn:
 
– Giai đoạn 1: Cắt giảm để đảm bảo vận hành

– Giai đoạn 2: Kích cầu để tăng doanh thu 

– Giai đoạn 3: Phục hồi sau đại dịch

Ở mỗi giai đoạn, khách sạn cần thực hiện những công việc sau:

1. Giai đoạn cắt giảm

Để có thể đến được giai đoạn phục hồi, trước hết khách sạn phải “sống sót” trước đã. Và để sống sót, không còn cách nào khác là phải cắt giảm chi phí vận hành. Dưới đây là một số việc khách sạn có thể làm:

– Cắt giảm nhân sự hoặc thỏa thuận cho nhân sự nghỉ không lương 7 – 10 ngày trong tháng. Tất nhiên, đây là việc không ai mong muốn cả, nhưng nó là việc cần làm để đảm bảo khách sạn có thể duy trì hoạt động khi doanh thu sụt giảm. 

– Thuyên chuyển nhân viên tới các bộ phận khác nhau trong khách sạn hoặc tới các khách sạn khác trong tập đoàn. Việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa tạo cơ hội để cross training cho nhân sự, chuẩn bị cho giai đoạn hồi phục

– Dừng cung cấp một số dịch vụ để tiết kiệm chi phí. Ví dụ: buffet sáng, spa…

– Cắt giảm năng lượng tiêu thụ. Ví dụ: Dừng hoạt động của một số thang máy trong khách sạn, sử dụng hóa đơn điện tử để tiết kiệm chi phí in ấn, tích hợp hệ thống điện vào phần mềm quản lý để tránh thất thoát điện năng…

– Cắt giảm chi phí quảng cáo, khuyến mại không hiệu quả

Bên cạnh việc cắt giảm chi phí, khách sạn cũng cần vệ sinh tổng thể khách sạn và áp dụng các biện pháp để phòng ngừa dịch và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và khách hàng. Đồng thời đây cũng là cách để khách sạn chứng tỏ với khách hàng nỗ lực phòng ngừa dịch của khách sạn.

Tuy nhiên, để việc cắt giảm nhân sự không ảnh hưởng tới hoạt động của khách sạn, bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý. Với phần mềm, nhiều công việc thủ công (vốn được đảm nhiệm bởi nhân viên) sẽ được máy tính thực hiện, giúp tăng năng suất công việc lên nhiều lần.

>> Đọc thêm: 6 cách đơn giản để tối ưu chi phí khách sạn mùa dịch Corona

2. Giai đoạn kích cầu

Cắt giảm chi phí thôi chưa đủ, khách sạn cần phải tìm cách để tăng doanh thu. Dưới đây là một số việc khách sạn có thể thực hiện:

– Tìm các thị trường mới để lấp đầy các phòng trống

– Tổ chức các chương trình khuyến mại để kích cầu

– Nuôi dưỡng mối quan hệ với các khách hàng cũ (chủ yếu là khách công vụ) qua điện thoại và email. Cho họ thấy những nỗ lực của khách sạn trong việc phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời đưa ra các gói dịch vụ ưu đãi.

– Sáng tạo ra một số dịch vụ mới. Ví dụ, dưới đây là cách mà các khách sạn ở Hồng Kong đã sử dụng để tăng doanh thu trong đại dịch SARS (2003):

  • Cung cấp dịch vụ dọn dẹp cho công ty của khách hàng với giá hợp lý.
  • Chuyển đổi các phòng khách sạn thành các văn phòng tạm thời và cho khách công vụ thuê.

>> Đọc thêm: Tăng doanh thu khách sạn mùa dịch Corona: Bài học từ dịch SARS 2003

Ngoài ra. để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường (ví dụ như Trung Quốc trong đại dịch Corona), khách sạn có thể mở rộng việc bán phòng trên nhiều kênh OTA, thu hút lượng khách hàng ở nhiều khu vực khác trên Thế giới. Một hệ thống quản lý kênh phân phối (Channel Management System) sẽ giúp khách sạn bán phòng trên nhiều kênh OTA toàn cầu cùng một lúc mà không lo vấn đề overbooking.

3. Giai đoạn phục hồi

Đây là giai đoạn mà đại dịch đã kết thúc, ngành du lịch – khách sạn đã sẵn sàng đón một lượng khách lớn. Tuy nhiên, có thể nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại đi du lịch. Dưới đây là một số việc mà khách sạn có thể làm để khuyến khích họ:

– Triển khai các chương trình khuyến mãi để hút khách

– Tăng cường bán phòng trên các kênh OTA

>> Đọc thêm:

– Tuyển dụng thêm nhân sự để phục vụ lượng khách gia tăng

ezCloud tin rằng đại dịch này chắc chắn sẽ qua. Chúc khách sạn bình tĩnh và vững tin để vượt qua giai đoạn khó khăn này!

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)