Nguy cơ nhiều khách sạn tại Việt Nam sẽ mất khách vì Airbnb

pasted image 0 (2)

Airbnb được biết đến là ứng dụng kết nối khách thuê phòng và chủ nhà/chủ phòng trọ phổ biến trên thế giới. Theo dự báo của Grant Thornton, trong thời gian tới, nhiều khách sạn của nước ta – đặc biệt là phân khúc tầm trung sẽ đối mặt với nguy cơ mất khách khi Airbnb đã bắt đầu “cắn những miếng bánh đầu tiên” tại thị trường Việt Nam.

  

Mô hình Airbnb ra đời từ ý tưởng của những chàng sinh viên người Mỹ và hiện đang có hơn 2,3 triệu phòng cho thuê trên khắp thế giới – gấp đôi lượng phòng của Tập đoàn khách sạn Marriott. Việc thanh toán của khách thuê phòng sẽ được thực hiện thông qua thẻ tín dụng, nguồn thu của Airbnb đến từ khoản phí trích từ 3% của chủ nhà và 6 – 12% từ người thuê phòng. Người thuê phòng và chủ nhà sẽ đánh giá về nhau sau mỗi lượt thuê. Như vậy, cả chủ cho thuê và khách thuê sẽ khó được khách hàng chọn trong những lần sau nếu có những phản hồi tiêu cực.
Airbnb đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2015 với khoảng 1.000 phòng được cho thuê. Tính đến giữa năm 2017, lượng phòng đã tăng gấp 6,5 lần, chủ yếu tập trung ở 2 trung tâm chính là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hàng nghìn căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng tại Hạ Long, Sapa, Đà Nẵng… cũng được cho thuê qua Airbnb với giá rẻ hơn 30% . Theo số liệu được Airbnb tiết lộ, Hà Nội đứng thứ 6 trong danh sách các điểm đến có lượng khách thuê phòng nhiều nhất năm 2017.

Xem thêm:

Đại diện nhiều khách sạn 3 sao tại TP.HCM nhìn nhận, khoảng vài năm trở lại đây, lượng phòng cho thuê qua Airbnb hay các căn hộ dịch vụ cho thuê ngày càng nở rộ, đã dần chia sẻ thị phần với thị trường lưu trú truyền thống. Vì thế mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tăng mạnh nhưng giá phòng khách sạn lại không tăng nhiều.
Việt Nam được đánh giá là một thị trường nhanh nhạy vì có đến 1/3 chủ cho thuê phòng trên Airbnb tại nước ta là những người cho thuê nhà kiếm lời chuyên nghiệp. Trong khi tỷ lệ này ở Paris chỉ là 9%, New York – 16%, Sydney – 17%. Anh Thành Vinh (Tp.HCM) là một chủ cho thuê phòng đã tham gia ứng dụng Airbnb từ năm 2015 – hiện đang có 250 phòng cho thuê và đạt doanh thu ổn định khoảng 500 triệu đồng/tháng. Chỉ cần một căn hộ có phòng trống  tọa lạc ở vị trí gần trung tâm thành phố kinh doanh dưới dạng homestay và khả năng giao tiếp tiếng Anh, thông qua kênh bán phòng này, bạn đã có thể thu về một khoản thu nhập không nhỏ mỗi tháng.
Đó là lý do mà vì sao Grant Thornton – nhà cố vấn doanh nghiệp hàng đầu thế giới lại dự báo rằng, trong tương lai gần, hệ thống khách sạn tại Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ mất khách vì Airbnb, nhất là phân khúc khách sạn tầm trung vì có chung đối tượng khách hàng. Theo dự đoán của các chuyên gia trong ngành, đến năm 2020, doanh số bán phòng qua Airbnb sẽ đạt 40 tỷ USD, xếp thứ 2 thế giới sau thương hiệu Marriott.
Tính đến nay, ứng dụng Airbnb đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và được định giá tối thiểu 30 tỷ USD, chỉ xếp sau Xiaomi và Uber. Sự thành công mà Airbnb gặt hái được đến từ văn hóa chia sẻ và sự ứng dụng công nghệ thông tin trên các thiết bị di động. Theo khảo sát của Morgan Stanley, có đến 49% người tham gia cho biết sẽ chọn Airbnb thay cho hình thức khách sạn truyền thống khi đi công tác hay du lịch.
Homeaway, Home Exchange, Couchsurfing, VBRO… cùng là những mô hình tương tự như Airbnb, mang đến những trải nghiệm homestay địa phương cho du khách.

Kết quả hình ảnh cho Luxstay

Bên cạnh đó, không hướng đến thị trường đại trà như Airbnb, mô hình Luxstay tập trung vào thị trường ngách khi cho thuê căn hộ ở phân khúc cao cấp với mức giá trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/ngày. Luxstay là startup cho thuê nhà trực tuyến của Singapore, có thành viên đồng sáng lập là người Việt, vừa được một quỹ đầu tư Nhật rót vốn đầu tư.
Mặc dù sự xuất hiện của Airbnb, Luxstay… trong ngành dịch vụ lưu trú hay những ứng dụng gọi xe di động như Grab, Uber… sẽ tạo ra sự xung đột tất yếu với mảng kinh doanh truyền thống nhưng không thể phủ nhận một thực tế là những mô hình mới này mang lại cơ hội kiếm tiền cho tất cả mọi người và khách hàng chính là người được hưởng lợi với mức giá hợp lý hơn cùng những dịch vụ chất lượng.

Xem thêm:

Đứng trước thách thức này, làm gì để thu hút và giữ chân khách hàng lựa chọn hình thức lưu trú tại khách sạn là điều mà các các nhà quản lý khách sạn trong ngành cần tính đến để không “hụt hơi” trong cuộc đua với những đối thủ cạnh tranh mới… Sử dụng phần mềm quản lý tổng thể dành cho khách sạn là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay dành cho các khách sạn bởi các tính năng ưu việt toàn diện của nó.

ezFolio – Phần mềm quản lý khách sạn từ 3*-5*

dùng thử miễn phí

4.4/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)