Quản trị khách sạn, ngành học tiềm năng với mức lương hấp dẫn, quyết định đến phần lớn thành công trong hoạt động kinh doanh 

Quản trị khách sạn được biết đến là một trong những ngành nghề “hot” nhất trên thị trường hiện nay. Vậy ngành này nên học trường nào mới có chất lượng tốt nhất? Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn ngành nghề này? Câu trả lời sẽ được ezCloud chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Quản trị khách sạn: Khái niệm và vai trò

Nội dung

1.1 Định nghĩa quản trị khách sạn

Quản trị khách sạn là quá trình quản lý, tổ chức và giám sát tất cả các hoạt động trong khách sạn một cách khoa học và hiệu quả. Người quản lý khách sạn sẽ có bộ quy tắc quản trị thống nhất và triển khai tương ứng với từng bộ phận. Từ đó, đảm bảo sự thuận lợi, hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất. Nó bao gồm: quản lý nhân sự, tài chính, hoạt động khách sạn và marketing.

1.2 Vai trò của quản trị khách sạn

Quản trị khách sạn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến thành công của hoạt động kinh doanh khách sạn. Nó còn đóng góp vào phát triển du lịch địa phương và tăng cường định vị thương hiệu. Từ đó, đảm bảo khách sạn phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường.
Cụ thể:

  • Đảm bảo hoạt động suôn sẻ của khách sạn. Từ việc đặt phòng, tiếp đón khách hàng, dịch vụ nhà hàng, quản lý tiện nghi và các hoạt động khác.
  • Tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách kiểm soát chi phí, tăng cường doanh thu và quản lý tài chính một cách hiệu quả.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho họ và tạo sự hài lòng.
  • Phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng và triển khai chiến lược marketing. Qua đó, tăng cường sự nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.

quản trị khách sạn là gì

2. Các yếu tố quan trọng trong quản trị khách sạn

2.1 Quản lý nhân sự

Quản trị nhân sự là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty,… Đây cũng chính là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị kinh doanh khách sạn. Nó yêu cầu giải quyết tất cả các bài toán liên quan đến con người, gắn với công việc của họ trong khách sạn hoặc bất kỳ tổ chức nào. Bao gồm các hoạt động thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng,… Đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức. Bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì, bảo vệ và phát huy tiềm năng của mỗi con người.
Một số hoạt động điển hình trong quản lý nhân sự bao gồm:

  • Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
  • Xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tốt
  • Đánh giá và khuyến nghị về hiệu suất làm việc

đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên mới

2.2 Quản lý tài chính

Quản lý tài chính là thách thức lớn trong ngành khách sạn. Các khách sạn phải đối mặt với chi phí cao trong việc quản lý và bảo trì khách sạn, chi trả cho nhân viên và tiếp thị. Bởi vậy, quản lý tài chính cần giải quyết các thách thức này. Tức là tối ưu hóa quản lý tài chính để đảm bảo lợi nhuận, kiểm soát chi phí và tăng trưởng doanh thu.

Về phương diện nhân lực, thành công trong tài chính cũng phụ thuộc vào trách nhiệm giải trình. Tức là khiến cho nhân viên và người quản lý có trách nhiệm đạt được mục tiêu tài chính trong lĩnh vực làm việc tương ứng. Và đội ngũ nhân viên tài chính giỏi. Có thể nói, hệ thống quản lý tài chính vững mạnh, thông minh giúp khách sạn duy trì lợi nhuận ổn định và phát triển bền vững.

Một số hoạt động điển hình trong quản lý tài chính:

  • Tạo lập ngân sách hằng năm
  • Quản lý nguồn vốn và ngân sách
  • Xây dựng mô hình theo dõi tài chính chi tiết
  • Kiểm soát chi phí và tối ưu hóa doanh thu
  • Kiểm toán, tạo cấu trúc báo cáo giúp người quản lý kiểm soát thông tin lãi lỗ
  • Lập kế hoạch tài chính và đầu tư

 

2.3 Quản lý hoạt động khách sạn

Quản lý hoạt động khách sạn là một khía cạnh quan trọng khác trong quản trị khách sạn. Nó đảm bảo rằng các dịch vụ được cung cấp một cách chuyên nghiệp và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động quản lý bao gồm:

  • Đặt phòng và quản lý đặt phòng
  • Dịch vụ tiếp đón và chăm sóc khách hàng
  • Quản lý dịch vụ nhà hàng và tiện nghi khác trong khách sạn

quản lý báo cáo công việc cho cấp trên

2.4 Quản lý marketing và quảng cáo

Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi khách sạn cần quản lý chiến lược marketing và quảng cáo hiệu quả. Cụ thể là hoạt động quản lý hệ thống chiến lược cho các hoạt động tiếp thị. Xây dựng thương hiệu bền vững, quảng bá hình ảnh để tăng doanh thu cho các cơ sở lưu trú. Quản lý hiệu quả giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là trong quá trình sử dụng dịch vụ hay sản phẩm.
Nhờ đó, khách sạn có thể xác định được phân khúc khách hàng và thị trường để dễ dàng điều chỉnh dịch vụ phù hợp nhất. Đây là cơ sở để xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo sáng tạo. Từ đó, dễ dàng thu hút và giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các kênh tiếp thị trực tuyến và quảng bá thương hiệu là một phần không thể thiếu trong quản trị khách sạn hiện đại.
Một số hoạt động điển hình trong marketing và quảng cáo:

  • Nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh
  • Xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo
  • Tiếp thị trực tuyến và quảng bá thương hiệu

marketing khách sạn

3. Thách thức trong quản trị khách sạn và cách vượt qua

3.1 Đội ngũ nhân viên chất lượng cao và đào tạo chuyên nghiệp

Khách sạn là một ngành nghề lao động có nhu cầu lớn về nhân viên. Tuy nhiên, quản lý nhân viên là một thách thức không hề nhỏ. Đặc biệt là trong việc thu hút nhân tài, tuyển dụng và giữ chân nhân viên tốt. Do đó, đầu tư vào đội ngũ nhân viên là một yếu tố then chốt. Khách sạn cần chiêu mộ được nhân viên tài năng, có kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành. Như vậy mới có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Đồng thời, đào tạo và phát triển liên tục cho nhân viên để nâng cao năng lực và hiệu suất công việc.

sinh viên thực tập ngành quản trị khách sạn

3.2 Cạnh tranh khốc liệt và thị trường đa dạng

Các khách sạn phải cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng. Đặc biệt là trong các thành phố lớn và khu du lịch đông đúc. Điều này đòi hỏi các khách sạn phải cải thiện chất lượng dịch vụ và giá cả để thu hút khách hàng. Ngoài ra, khách sạn cũng cần tìm ra điểm mạnh và đặc biệt của mình. Từ đó, tạo ra sự khác biệt trong các dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, cần nắm bắt xu hướng và yêu cầu của thị trường để đáp ứng tốt mọi nhu cầu.

3.3 Cải thiện trải nghiệm khách hàng và tạo sự hài lòng

Giữ chân khách hàng là một thách thức khó khăn trong ngành khách sạn. Tạo ra trải nghiệm tuyệt vời và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định thành công của một khách sạn. Quản trị khách sạn cần tập trung vào việc cải thiện dịch vụ, tạo ra không gian thoải mái và chuyên nghiệp. Đồng thời lắng nghe ý kiến và phản hồi từ khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ. Điều này giúp xây dựng quan hệ tốt với khách hàng và đảm bảo rằng họ sẽ trở lại lần sau.

3.4 Công nghệ và kỹ thuật số trong quản trị khách sạn

Sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật số đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong quản trị khách sạn. Sử dụng hệ thống quản lý khách sạn hiện đại, phần mềm đặt phòng trực tuyến, hệ thống thanh toán điện tử và các công cụ kỹ thuật số khác giúp tối ưu hóa quá trình quản lý và cung cấp trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thị trường, có rất nhiều phần mềm. Do đó, chủ khách sạn cần lựa chọn đơn vị uy tín, cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu với mức giá phải chăng. Hiện nay, phần mềm quản lý khách sạn của ezCloud được tin dùng hàng đầu. Nó phù hợp với mọi mô hình và giải quyết tối ưu các vấn đề khách sạn đang gặp phải.

Quản trị khách sạn là ngành gì?

Nhiều người vẫn đang băn khoăn không biết quản trị khách sạn là ngành học gì? Thực tế thì đây là ngành nghề chuyên đào tạo, cung cấp kiến thức liên quan đến việc quản lý, tổ chức các hoạt động của khách sạn. Những người được đào tạo bắt buộc phải nắm được các kỹ năng, kiến thức cần thiết để mang đến sự hài lòng, cảm giác an toàn… cho khách hàng. Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thúc liên quan đến quản lý nhân sự, chuẩn bị phòng, cách xử lý phàn nàn của khách hàng cũng như truyền thông quảng cáo. Không chỉ có thể áp dụng cho hình thức khách sạn lớn. Bạn còn có thể sử dụng cho việc quản lý nhà nghỉ (motel) hay các khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort),…

5 lý do nên học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực cao cấp

Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sau dịch Covid. Rất nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới đã đầu tư vào thị trường này. Chẳng hạn như Accor, IHG, Hilton, Marriott… Bên cạnh đó, lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đang ngày càng tăng cao. Dẫn đến sự bùng nổ của các chuỗi nhà hàng, khách sạn 3-5 sao trong các năm tiếp theo. Bởi vậy, nhu cầu về số lượng nhân sự rất lớn. Tuy hàng năm có rất nhiều sinh viên ngành quản trị nhà hàng khách sạn ra trường. Tuy nhiên, không đủ để đáp ứng nhu cầu khiến các khách sạn thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng.

Thuộc top ngành có mức lương cao sau ra trường

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhà hàng – khách sạn có thể xin được công việc với mức lương khá. Khởi điểm từ 7 đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đặc thù của ngành này là bạn có thể được bonus, tips từ khách hàng. Đây chính là ưu thế mà không ai có thể phủ nhận. Với nguồn nhân lực ở các phân khúc chất lượng cao, thu nhập có thể lên đến trên 18 triệu đồng với các khách sạn tầm trung. Với các khách sạn cao cấp hay quản lý, mức lương có thể lên đến hơn 45 triệu đồng.

Cơ hội việc làm tiềm năng

Hệ thống khách sạn quốc tế mang đến cho bạn cơ hội được làm việc tại các quốc gia khác trên toàn thế giới. Chưa kể, khi đã có kinh nghiệm làm tại các chuỗi khách sạn danh tiếng. Bạn có thể ứng tuyển vào các công việc quản trị ở quốc tế. Đây là một trong những trải nghiệm độc đáo mà không phải nghề nào cũng mang lại được.

Sở hữu loạt kỹ năng cần thiết hỗ trợ nghề nghiệp thăng tiến

Sinh viên khi theo học ngành này, chắc chắn đều sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, nó còn có thể giúp ích cho cuộc sống thường nhật. Những kỹ năng mềm như cách ăn mặc, quy tắc ứng xử, giải quyết vấn đề với khách hàng,… Đến cách phục vụ cơ bản cho đến nghiệp vụ chuyên môn,… nhằm giải quyết nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, với đặc thù ngành học là phải thực hành thực tiễn. Do đó, sinh viên có thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm, phát triển thành kỹ năng chuyên nghiệp. Từ đó, mỗi sinh viên đều có thể trở thành ứng cử viên sáng giá cho khách sạn lớn trong tương lai.

sinh viên ngành quản trị khách sạn

Ngành quản trị khách sạn nên học trường nào?

Hiện nay, việc học quản trị khách sạn ở trường nào còn tùy thuộc vào cấp độ đào tạo mà bạn lựa chọn là Cao Đẳng hay Đại Học để có được định hướng chính xác và phù hợp nhất.

Đối với hệ Đại học:

Bạn có thể đăng ký thi các khối như: A (Toán – Lý – Hóa), A1 (Toán – Lý – Anh), C (Văn – Sử – Địa), D1 (Toán – Văn – Anh). Bên cạnh đó cũng có một số trường tuyển sinh khối D3 (Toán – Văn – Pháp) hoặc D4 (Toán – Văn – Trung) cho ngành nghề này. Hiện nay, ở mỗi vùng miền khác nhau, bạn có thể lựa chọn đăng ký các trường Đại học tương ứng dưới đây:

  • Khu vực TPHCM: Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Văn Lang, Đại học Tôn Đức Thắng…
  • Khu vực miền Trung: Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại Học du lịch Huế…
  • Khu vực Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Hà Nội, Đại học Dân lập Đông Đô, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội…

Đối với hệ Cao đẳng:

Hiện nay, chất lượng ngành quản trị khách sạn ở các trường Cao đẳng ngày càng được nâng cao. Nhiều trường được đánh giá là có chất lượng đào tạo không hề thua kém so với các trường Đại học. Nếu bạn muốn đăng ký học ở hệ Cao đẳng thì có thể xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ở nước ta, không ít trường Cao đẳng có chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh khách sạn đạt tiêu chuẩn. Cụ thể như:

  • Tại TP.HCM có các trường được lựa chọn là một trong những nơi có uy tín và chất lượng cao. Chẳng hạn như: Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TP.HCM, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Cao Đẳng Nghề Việt – Mỹ, Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, Cao đẳng Kinh tế đối ngoại…
  • Khu vực miền Trung bạn có thể đăng ký một số trường như: Cao đẳng nghề du lịch Huế, Cao Đẳng du lịch Huế…
  • Tại khu vực thủ đô Hà Nội cũng có một số trường có chất lượng tốt như: Cao đẳng Thương mại và Du lịch, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Hà Nội…

Những điều cần biết khi lựa chọn học ngành quản trị khách sạn

Không ít bạn lựa chọn học ngành quản trị khách sạn nhưng lại rất mơ hồ về ngành học này. Việc tìm hiểu và nắm rõ về ngành nghề mình học là điều rất cần thiết. Nó quyết định đến thành tích học tập cũng như công việc sau này của bạn.

5 tiêu chí lựa chọn trường học QTKS

Mặc dù hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành quản trị khách sạn. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng có chất lượng giảng dạy tốt. Vì thế, việc đặt ra các tiêu chí lựa chọn là điều cần thiết. Đây là cơ sở giúp bạn có được quyết định lựa chọn chính xác nhất. Vậy một trường đào tạo uy tín, chất lượng cần có các tiêu chí nào?

Cơ sở vật chất đảm bảo

Phòng thực hành chức năng cũng như các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc (máy tính, phần mềm chuyên dụng…) Nếu trường có cơ sở vật chất tốt sẽ giúp bạn có được môi trường học tập tốt, trau dồi tốt hơn.

Uy tín trường

Uy tín của trường cũng là điều mà bạn không nên bỏ qua. Những trường có danh tiếng trong nước sẽ là nơi có đội ngũ giảng viên chất lượng. Có nhiều sinh viên giỏi được đào tạo ở đây. Khi chọn các trường này để học, bạn sẽ có cơ hội kiếm được việc làm cao hơn. Đặc biệt là đúng chuyên ngành hơn các trường khác.

Chương trình quản trị khách sạn ở trường

Nếu muốn có kiến thức vững, chuyên môn quản trị cao. Đòi hỏi chương trình đào tạo phải có các kiến thức cơ bản và bám sát thực tiễn. Bạn cũng có thể chọn những trường có chương trình đào tạo chuẩn nước ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp giảng dạy

Chọn trường dựa vào phương pháp giảng dạy được áp dụng. Thường thì những trường chất lượng sẽ chú trọng vào việc thực hành. Nhờ vậy, sinh viên có được những thao tác và kỹ năng cần thiết của ngành mình theo học.

Các chính sách hỗ trợ

Các chính sách hỗ trợ cũng là một tiêu chí quan trọng để bạn căn cứ và lựa chọn trường học tốt nhất. Bạn nên lựa chọn những trường có hỗ trợ sinh viên tiếp cận tối ưu với các kiến thức chuyên ngành. Chẳng hạn như mời chuyên gia về đứng lớp để truyền đạt kinh nghiệm; giới thiệu địa chỉ thực tập cho sinh viên; giới thiệu việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế… Điều này sẽ giúp bạn có được một môi trường học tập tốt và hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngành Quản trị khách sạn cần học những gì?

Đối với ngành quản trị khách sạn, bạn sẽ cần học những gì? Đây là điều mà không ít bạn sinh viên thắc mắc khi lựa chọn. Thực tế thì các trường học có đào tạo ngành nghề này sẽ thực hiện dạy những môn học có liên quan. Cụ thể là môn học cơ sở, môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

Đối với môn học cơ sở

Bạn sẽ có các môn cơ sở cần học như: Chính trị, Tin học, Tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-An ninh, Ngoại ngữ cơ bản, Kinh tế vi mô, Thống kê kinh doanh, Quản lý chất lượng dịch vụ, Quản trị học, Tổng quan du lịch, Giao tiếp trong kinh doanh, Pháp luật.

Đối với môn học cơ sở ngành

Marketing du lịch, Kế toán du lịch – khách sạn, Quản trị cơ sở vật chất và kỹ thuật khách sạn, Quan hệ và chăm sóc khách hàng, An ninh – an toàn trong khách sạn, Tiếng anh chuyên ngành khách sạn; các ngành nghiệp vụ như: lễ tân, nhà hàng, phục vụ buồng khách sạn, chế biến món ăn, thanh toán, Quản trị tài chính doanh nghiệp du lịch – khách sạn, Thực hành nghiệp vụ 1, Thực hành nghiệp vụ 2, Quản trị nguồn nhân lực.

Đối với môn chuyên ngành

Bạn sẽ cần học một số môn chuyên ngành quản trị như: Quản trị buồng khách sạn, đồ uống, lễ tân, dịch vụ hội nghị/hội thảo, doanh thu, dịch vụ giải trí; Marketing dịch vụ lưu trú, Kiểm soát giá vốn, Thiết kế nội thất khách sạn, Tổ chức sự kiện, Quản trị nhà hàng, Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp), Thực hành chuyên sâu (tại cơ sở).

Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?

Bất cứ ai khi đăng ký học ngành quản trị khách sạn cũng sẽ quan tâm đến công việc sau khi ra trường. Với chuyên ngành này, bạn có thể đăng ký ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau. Ví như: chuyên viên kinh doanh tại khách sạn; quản lý khách sạn, giám đốc điều hành khách sạn; hướng dẫn viên du lịch; trưởng bộ phận điều phối nhân sự trong khách sạn. Ngoài ra, khi được đào tạo ngành nghề này thì bạn cũng có thể làm một số công việc tại trường. Chẳng hạn như: giảng viên ngành quản trị du lịch, làm việc trong các cơ sở, ban ngành chuyên về du lịch và khách sạn trên thị trường.

Cơ hội việc làm cho ngành này như thế nào?

Cuộc sống ngày càng phát triển. Ngành dịch vụ cũng phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong số đó không thể không kể đến ngành quản trị khách sạn. Sở dĩ ngành nghề này có số lượng đăng ký ngày càng cao bởi cơ hội làm việc khi ra trường rất lớn. Ngoài ra, đây cũng là ngành nghề có mức thu nhập rất lý tưởng.
Hằng năm, nước ta có hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế. Nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân trong nước cũng ngày càng cao. Vì thế, đó là điều kiện thuận lợi cho ngành khách sạn phát triển nhanh chóng. Hàng năm, có không ít khách sạn, nhà hàng “mọc” lên để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn. Chính vì thế, sinh viên khi đăng ký học ngành nghề quản trị khách sạn sẽ không phải lo lắng đến vấn đề việc làm sau khi ra trường.

sinh viên thực tập ngành quản trị khách sạnXem thêm:

Yêu cầu cần có khi lựa chọn học ngành quản trị khách sạn

Một điều cần biết là không phải ai cũng thích hợp để học ngành quản trị, kinh doanh khách sạn. Bạn cần phải có những tố chất riêng. Điều này đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công việc. Cụ thể như:

  • Có khả năng chịu được áp lực và sức ép công việc tốt
  • Có kỹ năng tổ chức, sắp xếp và điều hành công việc
  • Có tính chủ động cao trong việc xử lý tình huống
  • Có tính chăm chỉ, cần cù, siêng năng
  • Có khả năng quan sát tốt các vấn đề xung quanh
  • Biết cách lắng nghe người khác, kể cả khách hàng và nhân viên để công việc được tốt hơn
  • Có vốn hiểu biết về văn hóa – kinh tế – xã hội
  • Điềm tĩnh và khéo léo xử lý tình huống
  • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, nhiệt tình và nhạy bén
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và chỉn chu về ngoại hình

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến quản trị khách sạn. Trong đó, bài viết cung cấp tips chọn trường. Cũng như những điều cần biết khi quyết định theo đuổi ngành nghề này. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn. Đồng thời, nó cũng có thể giúp bạn tự tin hơn với quyết định lựa chọn của mình trong tương lai.

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)