Butler là gì? Từ ngữ chỉ những người quản gia cao cấp chuyên mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho các vị khách VIP.
Một trong những vị trí hot nhất tại các khách sạn, resort 5 sao là nhân viên Butler. Vậy Butler là gì? Tại sao bộ phận nhân sự này lại có vai trò quan trọng trong các khách sạn hạng sang đến thế? Đâu là nhiệm vụ chính của những người làm ngành nghề Butler? Ngay bây giờ, hãy cùng ezCloud đi tìm lời giải đáp trong bài viết này bạn nhé.
1. Butler là gì?
Nội dung
Butler còn được gọi với cái tên người Quản gia, quản gia cao cấp. Là người phục vụ 24/24 cho các khách VIP đang lưu trú tại phòng Suite. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp họ tại cách khách sạn 5 sao. Và tại những resort đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại Việt Nam, vị trí này chưa thực sự phát triển. Cũng như chưa có nhiều chương trình đào tạo để trở thành một Butler chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, vị trí này lại vô cùng phổ biến ở các khách sạn nước ngoài. Thậm chí, họ còn được coi là bộ phận nhân sự chính giúp khách sạn tăng doanh thu một cách đáng kể. Nếu bạn muốn thử trải nghiệm cảm giác được những nhân viên Butler phục vụ tại Việt Nam thì An Lam Villas và Six Senses Hideaway resort là hai lựa chọn mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn.
Xem thêm:
- Banquet là gì? Tất tần tật về công việc của bộ phận Banquet trong khách sạn
- Airport Representative là gì? Bộ phận nhân viên đón khách đầu tiên của khách sạn
2. Công việc của Butler trong khách sạn
Sự hài lòng của khách luôn là chìa khóa mở cửa thành công của mọi khách sạn. Và trách nhiệm của người Butler chính là làm thế nào để du khách có những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại khách sạn của họ. Vậy công việc cụ thể mà một nhân viên Butler phải làm trong khách sạn là gì?
- Chuẩn bị kỹ càng vật dụng sinh hoạt cần thiết. Giữ cho phòng ốc tươm tất trước khi khách hàng đến làm thủ tục check-in. Theo dõi, nắm bắt thông tin, thời gian khách hàng đến để kịp thời xếp phòng. Sao cho phù hợp với những yêu cầu mà du khách đưa ra.
- Chịu trách nhiệm phục vụ cho khách hàng trong quá trình lưu trú. Ví dụ như: thay khăn, thêm đồ ăn, đồ uống, dọn dẹp phòng ốc,… Để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng, vui vẻ nhất.
- Đặt vé nhà hàng, máy bay, địa điểm du lịch,… giúp du khách khi có yêu cầu. Bởi hầu hết các dịch vụ này luôn được liên kết với các resort, khách sạn lớn. Điều này giúp chuyến đi của du khách trở nên thuận tiện hơn, hoàn hảo hơn.
- Sắp xếp, thu dọn hành lý giúp du khách khi họ đến và rời khách sạn.
- Dù phải đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau trong khách sạn. Nhưng như đã nói ở trên, quản gia cao cấp sẽ chỉ phục vụ khách hàng VIP. Còn đối với việc phục vụ những du khách khác, họ có thể điều phối, chỉ đạo nhân sự cấp dưới thực hiện.
3. Yêu cầu cần có ở một nhân viên Butler
3.1. Quan tâm, chăm sóc chu đáo cho khách hàng
Mang trong mình sứ mệnh là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, thú vị nhất. Butler sẽ cần phải đảm nhiệm tất cả các công việc hỗ trợ khách hàng. Dù đó là yêu cầu nhỏ hay to. Từ việc chuẩn bị phòng, phục vụ khăn lạnh/nước uống, mang thức ăn lên phòng cho khách, thay khách đặt chỗ nhà hàng,… đều phải là một tay Butler làm.
Có thể nói, họ không khác gì sự tổng hợp của nhân viên các phòng ban. Từ bộ phận Buồng phòng đến nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ, nhân viên y tế,… Để trở thành một Butler tuyệt vời trong mắt khách hàng, họ cần chăm sóc, để ý khách hàng từ những điều nhỏ nhặt nhất. Tuy nhiên, không vì thế mà làm mất sự tự do của khách. Khiến họ cảm thấy bị làm phiền và không được tôn trọng.
3.2. Trình độ ngoại ngữ, am hiểu văn hóa tốt
Hầu hết những người có nhu cầu sử dụng Butler đều là người nước ngoài. Do hình thức này đã quá phổ biến tại đất nước của họ. Do đó, khả năng nói tiếng anh là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc am hiểu ngôn ngữ, người quản gia phải am hiểu cả về quốc gia của khách, vùng miền đặc trưng nơi đó. Để tạo cuộc trò chuyện với khách hàng khi cần thiết.
3.3. Một số tố chất khác Butler cần có
Nếu muốn trở thành một Butler, trước hết bạn phải có sức khỏe thật tốt. Để sẵn sàng phục vụ khách hàng bất cứ yêu cầu nào của họ vào bất cứ lúc nào. Chính những hành động đó của Butler quyết định xem khách hàng có quay trở lại khách sạn lần nào nữa hay không. Bên cạnh đó, vì phải đảm nhiệm rất nhiều công việc nên một Butler phải đối mặt với nhiều áp lực. Do đó, nếu bạn không biết cách kiềm chế, điều chỉnh hành vi tâm trạng thì vị trí này không phù hợp với bạn đâu. Vì chỉ khi biết điều khiển cảm xúc, giữ thái độ bình tĩnh, vui vẻ trong suốt quá trình phục vụ khách mới giúp bạn mang phong thái của một quản gia chuyên nghiệp.
em thêm:
- Hostess là gì? Những công việc của Hostess trong khách sạn
- Amenities là gì? Vai trò của amenities trong kinh doanh khách sạn
4. Lương của Butler có cao không?
Vì công sức bỏ ra là rất lớn nên Butler hiện là công việc có tiền tip và tiền lương cao nhất trong các bộ phận nhân viên tại khách sạn. Dù không có con số cụ thể cho mức lương của Butler. Nhưng chắc chắn số tiền bạn nhận được hàng tháng hoàn toàn phù hợp với những công sức mà bạn bỏ ra.
Tại Việt Nam, chưa có đơn vị nào đào tạo chính thức về ngành nghề này. Tất cả những kiến thức liên quan đến Butler đều là kinh nghiệm người đi trước truyền lại. Trước khi được nhận làm quản gia chính thức, bạn sẽ được thực tập tại hầu hết các phòng ban. Để học hỏi quy trình hoạt động của các bộ phận. Từ đó, trau dồi kiến thức cho bản thân để áp dụng vào công việc chính của mình. Và trở thành một Butler chuyên nghiệp trong mắt tất cả mọi người.
5. Lời kết
Hiện nay ở Việt Nam, định nghĩa Butler là gì vẫn có khá mới lạ. Chúng tôi mong rằng với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về thuật ngữ này. Và nếu bạn thấy mình có đầy đủ tố chất, chắc chắn bạn có thể trở thành một Butler chuyên nghiệp và tuyệt vời nhất. Để đón chờ những bài viết bổ ích khác của chúng tôi liên quan đến ngành Hospitality, ngay bây giờ hãy theo dõi chuyên mục Nghiệp vụ khách sạn nhé.