Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh khách sạn

Ứng dụng tháp Maslow trong kinh doanh khách sạn

Để kinh doanh khách sạn thành công, bạn cần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều đó, bạn cần nắm được nhu cầu của họ. Khi đề cập đến nhu cầu của khách hàng, một trong những lý thuyết quan trọng và được ứng dụng rộng rãi nhất là tháp nhu cầu Maslow. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh khách sạn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Maslow’s Hierarchy of Needs. Đây thực chất là một học thuyết thuộc lĩnh vực tâm lý học giải thích về động lực của con người dựa vào các yếu tố như mức độ theo đuổi hay nhu cầu khác nhau. Trên lý thuyết, nhu cầu của con người có thể được cụ thể hóa thành một hệ thống phân cấp. Hệ thống phân cấp này được coi là động lực để đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Từ đó có thể chuyển sang những nhu cầu cao cấp hơn.

Tháp nhu cầu Maslow được Abraham Maslow (1908–1970), một chuyên gia hàng đầu về tâm lý học hành vi, nghiên cứu. Học thuyết này được công bố lần đầu vào năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation”. Đến năm 1954, ông tiếp tục trình bày chi tiết mô hình này trong cuốn sách “Motivation and Personality”. Nội dung của cuốn sách phân chia nhu cầu của con người thành nhiều cấp bậc. Đặc biệt nhấn mạnh năm nhu cầu cốt lõi và cơ bản. Từ đó tạo nên nền tảng cho động lực hành vi của mỗi cá nhân.

Ứng dụng tháp Maslow trong kinh doanh khách sạn

2. Cấu trúc của tháp nhu cầu Maslow

2.1. Nhu cầu cơ bản (sinh lý)

Ở mức thấp nhất của Kim tự tháp là những nhu cầu cơ bản hoặc sinh lý: đó là những nhu cầu mà chúng ta không thể sống mà không có, chẳng hạn như thực phẩm, không khí, nước, giấc ngủ. Một số câu hỏi bạn nên tự hỏi mình là:

  • Khách của tôi ngủ có ngon không?
  • Giường và khăn trải giường có thoải mái không?
  • Khăn trải giường có sạch không?
  • Có quá nhiều tiếng ồn không?
  • Các phòng có đủ thoáng không?
  • Bữa ăn có đáp ứng về chất lượng và số lượng thực phẩm không?

Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản này bởi đây là những lý do chính mà khách hàng thường phàn nàn hoặc để lại những đánh giá tiêu cực về khách sạn. Nếu có một thứ gì đó hoạt động không đúng, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ sửa chữa nó càng sớm càng tốt.

phòng khách sạn

2.22. Nhu cầu an toàn

Cấp độ thứ hai của Kim tự tháp là nhu cầu về sức khỏe và an toàn. Các câu hỏi bạn cần tự hỏi là:

  • Khách sạn của tôi an toàn đến mức nào?
  • Khu vực của tôi có nổi tiếng nguy hiểm không?
  • Có dịch vụ an ninh vào ban đêm không?
  • Các phòng có đảm bảo an toàn không?
  • Có bất kỳ mối nguy hiểm cụ thể nào mà mọi người nên được cảnh báo không?
  • Thức ăn có được chuẩn bị một cách an toàn không?
  • Các đầu bếp có sử dụng những thực phẩm có khả năng gây hại cho người bị dị ứng không?
  • Những không gian bên trong và xung quanh khách sạn có an toàn cho trẻ em và người già không?
  • Nhân viên có được đào tạo trong trường hợp xảy ra tai nạn không?

An toàn là một nhu cầu thực sự quan trọng: khi không cảm thấy an toàn, hầu như bạn sẽ không cảm thấy thoải mái, dù ở bất cứ đâu. Để tránh vấn đề này, bạn cần phải kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn tại khách sạn một cách kỹ lưỡng.

2.3. Nhu cầu về xã hội

Đi lên phía trên của Kim tự tháp, bạn sẽ tìm thấy những nhu cầu xã hội phức tạp nhất. Ở cấp độ này, bạn không cần phải lo lắng về những nhu cầu cơ bản. Thay vào đó, bạn nên chú ý đến những nhu cầu mang lại giá trị gia tăng thực sự cho khách sạn của bạn.
Đặc biệt, khi nói đến cảm giác thuộc về, chúng ta nói về sự thân thiện và sự thân mật mà khách sạn có thể thể hiện với khách hàng của mình. Rõ ràng cách mà nhân viên của khách sạn lịch sự chào đón khách đóng một vai trò cốt lõi.
Trong trường hợp này, một số câu hỏi bạn nên tự hỏi mình là:

  • Bầu không khí bên trong và bên ngoài khách sạn của tôi như thế nào? Thân thiện hay khó chịu?
  • Ánh sáng có mang đến bầu không khí ấm cúng và thư giãn không?
  • Nhân viên của tôi có khiến khách hàng cảm thấy thoải mái không?
  • Có cách nào giúp nâng cao trải nghiệm chung của khách hàng không?

Nếu có quá nhiều câu trả lời “không” cho những câu hỏi ở trên thì bạn cần hành động càng sớm càng tốt nếu muốn nhận được những đánh giá tích cực từ khách hàng.

nhân viên khách sạn

2.4. Nhu cầu được quý trọng

Trước khi tiếp tục đọc, bạn cần lưu ý rằng để thỏa mãn cấp độ thứ 4 và thứ 5 của Kim tự tháp là việc rất khó. Tuy nhiên, nếu bạn làm được, đây là lý do chính để khách hàng ở lại khách sạn của bạn. Thay vì chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách, nhu cầu được quý trọng đề cập đến cách khách hàng của bạn cảm thấy.
Ở đây một lần nữa, bạn cần tự hỏi mình những câu hỏi:

  • Khách hàng của tôi cảm thấy như thế nào?
  • Họ có cảm thấy được thấu hiểu và trân trọng không?
  • Các khiếu nại của khách hàng có được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác không?
  • Khách có hài lòng khi lưu trú tại khách sạn của tôi không?
  • Khách sạn có chính sách thưởng cho khách hàng thân thiết không?
  • Khách sạn có dành sự chú ý đặc biệt nào đối với khách VIP không?

Nói tóm lại, hãy đối xử sao cho khách hàng cảm thấy được quý trọng, từ đó họ cũng sẽ dành tình cảm yêu quý cho khách sạn của bạn.

2.5. Nhu cầu được thể hiện mình

Đây là cấp độ cuối cùng của Kim tự tháp, đồng thời cũng là cấp độ mà bất kỳ chủ khách sạn nào cũng muốn đáp ứng để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Hãy tưởng tượng, sau khi tất cả nhu cầu ở tầng dưới đã được đáp ứng đầy đủ thì điều tiếp theo khách hàng muốn là gì? Đó là những trải nghiệm độc nhất để họ có thể tự do thể hiện bản thân, sống hết mình. Và việc của khách sạn là cung cấp những trải nghiệm đó. Không có một công thức chung cho việc này. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào sự sáng tạo của mỗi khách sạn. Ví dụ: Khách sạn L’Apogee Courchevel (Pháp) cung cấp dịch vụ trượt tuyết cùng với vận động viên Olympic, khách sạn Ballyfin (Ireland) cho phép khách hóa trang thành những nhân vật ở những giai đoạn lịch sử khác nhau để chụp ảnh, hay khách sạn Burj Al Arab Jumeirah (Dubai, UAE) cho phép khách hàng sử dụng iPad vàng 24 cara…

Điều thú vị là một khi bạn tạo điều kiện cho họ được thể hiện “cái tôi” thì họ cũng muốn chia sẻ điều đó với bạn bè và người thân. Và khách sạn của bạn sẽ được quảng bá hoàn toàn miễn phí.

Trên đây là hướng dẫn giúp bạn ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh khách sạn nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng trong thời gian lưu trú. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến điều đó, bạn cần phải gây ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ đặt chân tới khách sạn để làm thủ tục check-in.

Một trong những vấn đề khiến khách hàng cảm thấy khó chịu nhất khi đến khách sạn là thủ tục check-in chậm chạp. Hãy tưởng tượng, sau một chuyến bay dài, khách hàng chỉ muốn nhận phòng sớm để được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, họ lại phải chờ đợi quá lâu để được thực hiện thủ tục check-in. Nếu là bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Và đừng quên trải nghiệm đầu tiên này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận của khách trong suốt thời gian lưu trú sau đó.

check in

3. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong lĩnh vực kinh doanh du lịch

Học thuyết tháp nhu cầu Maslow ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh du lịch. Việc thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch có thể giúp gia tăng sức hút của cơ sở kinh doanh của bạn. Hiện nay, tháp nhu cầu Maslow sẽ được phân chia thành 3 tầng của một kim tự tháp. Bao gồm Nhu cầu tồn tại (Survival), Nhu cầu thành công (Success) và Nhu cầu chuyển hóa (Transformation):

3.1. Nhu cầu về sự tồn tại – Tầng Survival

Trong kinh doanh du lịch, tháp nhu cầu Maslow được áp dụng qua nhu cầu cơ bản nhất: nhu cầu sinh tồn. Đây là nhu cầu sinh lý và an toàn mà khách du lịch mong muốn được đáp ứng trong suốt hành trình. Khi những yếu tố này được đảm bảo, khách hàng có thể toàn tâm tận hưởng chuyến đi của mình.

Nhu cầu sinh tồn, bao gồm hai tầng đầu tiên của tháp Maslow, gắn liền với việc mang lại các giá trị hữu hình (tangible values). Các nhà quản lý có thể đánh giá mức độ đáp ứng thông qua sự hài lòng của du khách đối với các yếu tố như chỗ nghỉ ngơi, dịch vụ ăn uống, cơ sở vật chất, chất lượng phòng khách sạn. Đồng thời, những yếu tố hấp dẫn khác như các thắng cảnh nổi tiếng, địa điểm tham quan độc đáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này.

3.2. Nhu cầu về thành công – Tầng Success

Ứng dụng tiếp theo của tháp nhu cầu trong kinh doanh du lịch chính là nhu cầu về sự thành công. Đích đến của một chuyến du lịch mà du khách mong muốn chính là sự thành công. Họ được trải nghiệm những điều mới mẻ và thoải mái về tinh thần. Đồng thời, du khách cũng mong muốn được gắn kết với người dân bản địa, được học hỏi về văn hóa, giáo dục tại nơi đó. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thể hiện bản thân. Hay nhu cầu này thuộc tầng nhu cầu cấp 3 và 4 trong tháp nhu cầu Maslow. Việc thỏa mãn nhữn nhu cầu này gắn liền với những giá trị vô hình.

3.3. Nhu cầu chuyển hóa – Tầng Transformation

Việc áp dụng tháp nhu cầu mở ra nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp du lịch. Qua các trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa, du khách không chỉ mong muốn thư giãn mà còn hướng tới việc phát triển bản thân và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Đây là tầng nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow, thể hiện khát khao tự hoàn thiện và cống hiến, đồng thời tạo nên những giá trị vô hình sâu sắc trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

4. Ưu – nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh du lịch, khách sạn

Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình được ứng dụng rộng rãi trong ngành du lịch và nhiều lĩnh vực khác, mang lại những lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, giống như bất kỳ lý thuyết nào, nó cũng có những điểm mạnh và hạn chế cần lưu ý.

ưu nhược điểm của tháp nhu cầu maslow

4.1. Ưu điểm

  • Tháp Maslow cung cấp một cách tiếp cận toàn diện, tóm lược nhu cầu cơ bản của con người.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xác định nhu cầu của khách hàng, từ đó định hình sản phẩm, dịch vụ và thiết lập mức giá phù hợp.
  • Giúp phân đoạn thị trường hiệu quả, tập trung vào các nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu cụ thể, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.

4.2. Nhược điểm

  • Không thể đo lường chính xác mức độ thỏa mãn từng cấp nhu cầu trước khi chuyển sang cấp tiếp theo.
  • Tính đơn giản của mô hình khiến nó không thể giải quyết được những nhu cầu đa dạng và phức tạp từ cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Thiếu sự ưu tiên hóa rõ ràng giữa các nhu cầu trên từng tầng, gây khó khăn trong việc áp dụng linh hoạt vào các tình huống thực tế.
  • Mặc dù còn tồn tại những hạn chế, tháp nhu cầu Maslow vẫn là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng và tối ưu hóa chiến lược phát triển.

5. Lưu ý quan trọng khi áp dụng thuyết tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh du lịch

5.1. Không nhất thiết phải tuân theo một cách chuẩn mực

Lý thuyết được áp dụng vào trong cuộc sống sẽ khó mà có thể chính xác hoàn toàn. Và tất nhiên, học thuyết về tháp nhu cầu Maslow cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như theo lý thuyết, nhu cầu của một người sẽ có hướng phát triển theo chiều từ dưới lên trên. Tuy nhiên, khái niệm này không hoàn toàn đúng. Bởi nó sẽ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tình huống của mỗi người. Duy chỉ có nhu cầu sinh lý của con người là luôn được xếp ở vị trí đáy kim tự tháo. Điều này có nghĩa là nó sẽ đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển các mức độ nhu cầu tiếp theo.

5.2. Nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng gia tăng

Hầu hết chúng ta đều mong muốn thỏa mãn các nhu cầu của mình, tiến dần từ đáy tháp Maslow lên đến đỉnh. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng diễn ra theo thứ tự lý tưởng. Những tác động từ bên ngoài hoặc các biến cố trong cuộc sống có thể làm gián đoạn, thậm chí đảo lộn thứ tự ưu tiên của các nhu cầu. Ví dụ, mất việc làm, nợ nần, ly hôn hay tai nạn đều là những sự kiện có thể khiến con người phải quay lại tập trung vào các nhu cầu cơ bản nhất. Sau những biến cố này, thứ tự các nhu cầu thường được điều chỉnh lại để phù hợp với tình hình mới.

5.3. Nhu cầu cũ không nhất thiết phải đáp ứng hoàn toàn thì nhu cầu mới mới xuất hiện

Maslow cũng chỉ ra rằng không cần phải đáp ứng hoàn toàn một nhu cầu trước khi chuyển sang nhu cầu khác. Thay vì đòi hỏi sự thỏa mãn 100%, chỉ cần đạt được một mức độ đủ đáp ứng là con người có thể bắt đầu nảy sinh những nhu cầu mới, tạo ra động lực để tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân.

6. Lời kết

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần đầu tư một phần mềm quản lý khách sạn. Với tính năng quản lý lễ tân, phần mềm sẽ giúp nhân viên thực hiện thao tác check-in, check-out… nhanh chóng và chính xác hơn, mang lại sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm như vậy, hãy dùng thử ezFolio – phần mềm quản lý khách sạn 3 – 5 sao toàn diện nhất, được tin dùng bởi 1.000+ khách sạn trên 5+ quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh tính năng quản lý lễ tân, ezFolio còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác như: quản lý buồng phòng, quản lý kênh phân phối, quản lý báo cáo, quản lý nhà hàng… giúp việc quản lý và kinh doanh khách sạn trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Một phần mềm quản lý toàn diện là chìa khóa để kinh doanh khách sạn thành công!

dùng thử miễn phí

4.6/5 - (7 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)