Đầu bếp khách sạn là một nghề đặc thù với những câu chuyện và điều đặc trưng phía sau cánh cửa nhà bếp. Vậy đầu bếp khách sạn là gì? cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Đầu bếp khách sạn là gì? Những nhiệm vụ cơ bản của đầu bếp khách sạn
Đầu bếp Khách sạn là cá nhân có chuyên môn về nấu ăn, có nhiệm vụ chuyên chế biến, sáng tạo nên các món ăn có nguồn gốc từ những nguyên liệu, phong cách ẩm thực phù hợp với phong cách nhà hàng và phục vụ nhu cầu ẩm thực của thực khách.
Để có thể làm việc tại các khách sạn lớn, người đầu bếp phải có chứng chỉ đầu bếp, được đào tạo bởi những đơn vị giáo dục được công nhận.
Mặc dù giống nhau về hoạt động tính chất công việc, nhưng đầu bếp khách sạn và người nấu ăn khác nhau rất nhiều. Bên cạnh việc nấu ăn, đầu bếp còn có khả năng tính toán thực đơn, khẩu phần, xây dựng danh sách món ăn cho khách sạn,…. Và còn rất nhiều những nhiệm vụ khác bên cạnh đó như:
- Kiểm tra nguyên liệu, tình trạng, chất lượng nguyên liệu,.. rồi lên kế hoạch, lượng món ăn, tiến hành đặt mua, chuẩn bị nguyên vật liệu cho hoạt động bán hàng, sự kiện. Đảm bảo vệ sinh cho khu bếp, trang thiết bị trong bếp
- Kiểm tra, đối chiếu, báo cáo về tình trạng hàng hoá trước khi nhập kho.
- Thông báo về tình trạng món ăn, để dừng hoặc tiếp tục phục vụ một cách chuẩn xác cho quản lý và bộ phận có liên quan.
- Tư vấn khách hàng nếu có có yêu cầu. Tiếp nhận order của khách hàng, phối hợp với các bộ phận liên quan đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu về món ăn cho khách hàng
- Kiểm tra, giám sát nhân viên cấp dưới để đảm bảo về tiến độ và chất lượng công việc
- Kiểm tra chất lượng, số lượng, định lượng của từng món ăn. Đảm bảo món ăn được phục vụ đúng với tiêu chuẩn của khách sạn, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bàn giao cho Busboy hoặc nhân viên chạy bàn khi món ăn hoàn thiện
- Giải quyết kịp thời những khiếu nại của khách hàng. Báo cáo cấp trên nếu có sự cố vượt quyền.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận có liên quan để phát hiện những vấn đề còn tồn tại.
- Đảm bảo vệ sinh cho khu bếp và các vật dụng có liên quan đến khu vực bếp. Chịu trách nhiệm đảm bảo cho khu vực bếp luôn hoạt động bình thường.
- Thống kê các order, báo cáo lại cho Thu ngân vào mỗi cuối ca làm
- Đào tạo kỹ năng làm việc, hướng dẫn nhân viên mỗi khi có yêu cầu.
- Phân công ca, vị trí làm việc nhiệm vụ cho những nhân viên thuộc thẩm quyền
- QUản lý giám sát việc sử dụng thực phẩm, đảm bảo nguyên tắc “Hàng nhập trước, dùng trước”
- Đóng góp ý kiến xây dựng nội quy, thực đơn, quy định khu vực bếp
Nội quy nhà bếp mà đầu bếp khách sạn cần chú ý
Bộ phận bếp chính là linh hồn của nhà hàng, vậy nên, việc duy trì hoạt động thông suốt tại nơi đây rất quan trọng trong quá trình kinh doanh nhà hàng khách sạn. Để đảm bảo được điều đó, những khách sạn – nhà hàng luôn phải có những quy định chặt chẽ trong việc vận hành. Sau đây là một số nội quy mà chúng ta có thể tham khảo:
- Trước khi vào ca
- Có mặt sớm 10-15p để tránh phát sinh
- Nhận đồng phục và tư trang theo quy định
- Nhận việc theo lệnh của bếp trưởng
- Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như trang thiết bị, nguyên vật liệu, món ăn, khẩu phần, thực đơn…
- Bếp trưởng, bếp phó kiểm tra điều kiện khu bếp, chỉ định phân công công việc thích hợp
- Trong ca làm việc
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân tuyệt đối: tay chân, quần áo, tóc,…
- Thái độ cầu thị, tác phong nhanh nhẹn, niềm nở, kiên nhẫn
- Đảm bảo đúng thao tác, chuyên môn
- Đảm bảo dụng cụ nấu ăn phải sạch sẽ
- Không cho phép người không có nhiệm vụ đi vào khu vực nấu ăn
- Báo ngay cho cấp trên nếu có những bất thường trong thực phẩm.
- Mang đầy đủ đồ bảo hộ: găng tay, tạp dề, mũ, khẩu trang,…
- Đảm bảo quy trình chế biến nghiêm ngặt
- Luôn thực hiện đúng số lượng, chất lượng khẩu phần ăn.
- Bảo quản đồ ăn theo đúng quy định
- Báo cáo ngay với cấp trên nếu có sự cố vượt thẩm quyền xử lý
- Giao ca, kết thúc ca
- Làm sao để trở thành đầu bếp khách sạn giỏi
- Vệ sinh toàn bộ khu bếp
- Tắt điện, chốt gas, những khu vực dễ xảy ra hoả hoạn phải được đảm bảo không hoạt động
- Kiểm tra tình trạng hàng hoá, thừa thiếu, báo ngay cấp trên nếu có phát sinh
Những khó khăn trong nghề làm đầu bếp khách sạn
Là một ngành đặc thù, nghề làm bếp đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định và phải qua đào tạo một cách bài bản mới có thể tham gia vào những đơn vị lớn như các khách sạn và nhà hàng chuyên nghiệp. Nên những đầu bếp sẽ có sự “khát” nhân sự đối với những đầu bếp có thực lực. Với sự đặc thù đó, ngành đầu bếp có những khó khăn nhất định, mà không phải ai cũng có thể hiểu được.
- Bắt đầu với những công việc rất chán
Trước khi tạo được những tác phẩm trên những khuôn đĩa trắng, người đầu bếp nào cũng phải trải qua những bước ban đầu rất bình thường như cầm dao, thái nguyên liệu, trần rau,… Những công việc tưởng chừng như vô cùng vụn vặt, không đáng làm nhưng đây là những việc đầu bếp phải biết làm và làm một cách thuần thục trước khi được cầm chảo đứng bếp.
Sau khi được giao nhiệm vụ nấu ăn, thì những công việc nhàm chán sẽ vẫn là những thước đo lòng kiên trì một cách hiệu quả nhất. Nhiều đầu bếp đã bỏ việc ngay việc trong thời gian đầu.
Tuy nhiên, nếu biết làm những công việc nhỏ như vậy thì chúng sẽ bạn những kiến thức vô cùng bổ ích, quý giá cho quá trình làm việc sau này. Không ai dám giao việc phục vụ thực khách cho một người không biết thái hành cả. Vì yêu cầu của khách hàng là vô vàn, phải hiểu được những thứ cơ bản, bạn mới có thể hiểu được những thứ nâng cao.
- Thiếu ngủ là người bạn đồng hành
Với tính chất công việc phải hoạt động theo yêu cầu của khách hàng, việc các đầu bếp phải chuẩn bị rất kỹ cho những công việc vào ngày kế tiếp là chuyện thường xuyên. Việc kiểm tra nguyên liệu, thiết bị, chuẩn bị, sơ chế,.. sẽ chiếm nhiều thời gian. Việc đến sớm về muộn là chuyện thường xuyên đối với những người phải làm việc trong bếp.
Nếu mới đi làm, những đầu bếp trẻ sẽ dễ gặp phải tình trạng thiếu ngủ, không thể tập trung làm việc, tinh thần mệt mỏi. Bên cạnh đó, thời gian dành cho chăm sóc bản thân và các mối quan hệ như người yêu, gia đình, bạn bè sẽ gần như không còn.
- Cảm xúc như đồ thị hình sin
Làm việc trong một môi trường chứa nhiều những áp lực như nhà bếp, bạn sẽ vấp phải rất nhiều những cảm xúc thay đổi nhanh như chong chóng ngay trong một buổi làm việc. Sự vui buồn có thể đến ngay lập tức, ngay khi được khách hàng khen về tay nghề thì nhận thêm một vài lời chê bai từ đồng nghiệp, cấp trên là điều có thể sẽ xảy ra.
- Bị cấp trên quát mắng rất thường xuyên
Dưới sức nóng của căn bếp, sự áp lực của khách hàng, của bếp trưởng, việc những lỗi sai xuất hiện là một điều không thể tránh khỏi. Khi một khách hàng yêu cầu món, bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị, cắt thái, chế biến nhanh là điều phải làm liên tục,…. Những lỗi sai bắt đầu xuất hiện.
Việc một cá nhân bị sai sẽ khiến cho quy trình nấu ăn bị chậm lại, việc này sẽ khiến bạn nhận những lời chỉ trích từ bếp trưởng, lời cằn nhằn từ đồng nghiệp, chê bai từ khách hàng. Việc ăn “hành” sẽ là điều như cơm bữa trong nghề làm bếp, bạn nên quen với điều đó nếu muốn được đi xa hơn trên chặng đường nghề nghiệp.
- Điều kiện làm việc và cơ hội việc làm của đầu bếp khách sạn tại Việt Nam
Tính chất làm việc đặc trưng trong môi trường nhà bếp với hơi nóng, sự áp lực từ nhiều phía, điều kiện làm việc của nghề làm bếp có sự khắc nghiệt rất cao. Hơn nữa, vấn đề ô nhiễm khói, nguy hiểm từ cháy nổ là những vấn đề không hề nhỏ mà các đầu bếp phải đối mặt khi muốn theo đuổi nghề đầu bếp.
Trong các đơn vị chuyên nghiệp, khu vực bếp được đầu tư rất lớn với những trang thiết bị hiện đại, an toàn nhất, nhưng cũng đem lại giá trị lớn nhất vì đây chính là linh hồn của khu vực Khách sạn. Với nhu cầu thưởng thức ẩm thực ngày càng cao cấp thì tương lai ngành Đầu bếp khách sạn đang rất được quan tâm với những cơ hội rộng mở.
Sự phát triển của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đang ngày càng gia tăng những cùng kéo theo nhiều cơ hội cho những người làm bếp. Tuy nhiên, những nhân sự được đào tạo bài bản đang là mối lo lớn dành cho những người làm nghề do thiếu hụt những nhân sự chất lượng.
Để trở thành một nhân sự Đầu bếp khách sạn chất lượng cần có những kỹ năng, tay nghề vô cùng chắc chắn cùng tâm lý thép để làm việc trong một môi trường áp lực cực mạnh mẽ.
Hiện tại, những vị trí cốt yếu trong căn bếp của các khách sạn lớn đang được những đầu bếp nước ngoài nắm giữ. Điều này là hệ quả của sự thiếu nhạy bén, rèn luyện của nhiều đầu bếp mới vào nghề. Tuy nhiên là một người làm nghề thì đây cũng là cơ hội cho bạn học tập, rèn luyện để có thể đứng chung với những đầu bếp quốc tế.
Với những cơ hội rộng mở, thì tiền lương cũng là một điểm đáng cân nhắc khi mức lương ở các đầu bếp đang ở mức từ 10-30tr, tuỳ từng vị trí, ngoài ra còn các khoản như thưởng, chi phí phụ cấp, lễ Tết,…
5 kỹ năng cần học để trở thành một đầu bếp giỏi.
- Giữ dao luôn sắc bén
Dao là một dụng cụ vô cùng cần thiết, là cần câu cơm của người làm bếp, quan trọng như chiếc kéo của người làm may vậy. Để làm một đầu bếp giỏi, trước hết bạn cần phải biết cách sử dụng thuần thục những con dao, trong nghề bếp, có hàng chục loại dao với những chức năng khác nhau, bạn cần phải biets cách vận dụng nó một cách chuyên nghiệp nhất
Ngoài ra, việc bảo quản dao, rửa dao, chọn loại thớt phù hợp cùng là một điều rất quan trọng mà các đầu bếp cần chú ý.
- Rèn luyện một chiếc lưỡi tinh tường
Chiếc lưỡi là vũ khí tốt nhất mà một người đầu bếp có để phục vụ quá trình nấu ăn. Chiếc lưỡi tinh tế sẽ giúp các đầu bếp rất nhiều trong việc thẩm định món ăn. Có những đầu bếp có chiếc lưỡi thiên phú về độ nhanh nhạy, nhưng nếu bạn không có được điều đó hãy tự luyện tập để có một chiếc lưỡi tinh tường.
- Kiểm soát nhiệt độ chuẩn xác
Nhiệt độ có một sự ảnh hưởng rất lớn tới món ăn, việc chênh lệch nhỏ trong nhiệt độ cũng kéo theo những thay đổi rất lớn cho món ăn đầu ra. Ví như món beefsteak, nhiệt độ và thời gian có thể sẽ biến một miếng thịt medium thành well-done rất nhanh, nếu đầu bếp không có kinh nghiệm xử lý thì việc bỏ đi món ăn là điều rất có thể.
- Giữ vệ sinh khu vực làm việc
Đảm bảo vệ sinh là điều kiện tiên quyết để một căn bếp có thể hoạt động một cách bình thường và đảm bảo được đầu ra của món ăn không có vấn đề ATVSTP. Đồ dùng làm bếp phải được cất gọn đúng nơi đúng chỗ, tiện lợi cho việc thao tác. Sau quá trình làm bếp, đồ ăn thừa phải được dọn dẹp sạch sẽ, đồ dùng phải được rửa, sấy khô và để lại vào vị trí cũ.
- Chủ động nâng cao kiến thức ẩm thực
“Học, học nữa, học mãi”. Trong quá trình làm việc, việc làm đi làm lại một công việc sẽ khiến bạn nhanh chóng bị thui chột nếu không chịu sáng tạo, học tập và phát triển những kiến thức mới. Việc chủ động học hỏi, nâng cao những kiến thức đã có sẽ khiến bạn trở nên có giá trị hơn rất nhiều.
Việc tự học thêm các kiến thức từ internet, sách vở là điều rất dễ dàng trong thời điểm hiện tại. Đi cùng với việc bạn có cơ hội được thực hành thì việc phát triển sẽ trở nên thuận lợi hơn trong quá trình phát triển bản thân.