7 tiêu chuẩn thiết kế nhà bếp khách sạn chuẩn quy định

tiêu chuẩn thiết kế nhà bếp

Tìm hiểu về các tiêu chuẩn thiết kế nhà bếp khách sạn đầy đủ nhất và ba cách bố trí không gian bếp thông dụng nhất năm 2023.

Nhà bếp là một trong những không gian cần được chú trọng thiết kế nhất trong khách sạn. Việc thiết kế nhà bếp sao cho đầy đủ, tiện nghi nhất sẽ góp phần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Có nhiều quy định về thiết kế nhà bếp được đưa ra. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về những tiêu chuẩn đó trong bài viết này bạn nhé.

1. Lý do nên thiết kế nhà bếp khách sạn tiện nghi

Bếp là một trong những khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng của khách hàng về khách sạn. Nói cách khác, khu vực bếp có thể giúp khách hàng đánh giá cách làm việc của khách sạn có chuyên nghiệp hay không. Một nhà bếp tiêu chuẩn cần đáp ứng đủ yêu cầu cần về thiết kế. Nhằm gây ấn tượng tốt nhất tới hành khách.
Khách sạn không chỉ phục vụ khách hàng lưu trú khi đi du lịch. Mà còn có thể là địa điểm được lựa chọn để tổ chức sự kiện sinh nhật, cưới hỏi,… Do đó, không chỉ chất lượng món ăn mà không gian bếp cũng cần trang trọng và lịch sự.

bếp khách sạn tiện nghi

2. Tiêu chuẩn thiết kế không gian bếp khách sạn

Sau đây là 7 tiêu chuẩn về thiết kế không gian bếp đúng chuẩn mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn:

2.1. Vị trí thiết kế

Để có thể tận dụng tối đa mọi chức năng, nhà bếp cần được ưu tiên vị trí trong khách sạn. Nơi đặt nhà bếp phải là chỗ thuận lợi cho việc phục vụ đồ ăn, thuận tiện cho việc giao nhận nguyên liệu, thực phẩm.
Một lưu ý quan trọng cho các chủ kinh doanh khách sạn là nhà bếp không được xây dựng tại nơi thông gió. Phải thiết kế bếp gần với khu vực phục vụ khách hàng để thuận tiện cho việc bưng đồ phục vụ khách. Ngoài ra, bếp không được xây quá gần với khu vệ sinh và khu nghỉ dưỡng. Tránh khiến khách hàng cảm thấy phiền khi phải nghe thấy tiếng nấu ăn ngay cả khi nghỉ dưỡng.

bếp gần nơi trung chuyển đồ ăn

2.2. Bố trí không gian bếp khách sạn

Không gian nhà bếp cần được chia khu vực rõ ràng. Bao gồm: khu sơ chế, khu nấu ăn, khu ra món, khu làm sạch, khu bảo quản thực phẩm, khu phục vụ,… Vì không gian nhà bếp có nhiều khu vực cần đảm bảo nên người thiết kế phải sắp xếp chúng thật hợp lý.
Khu vực bếp được ví như một dây chuyền nhiều công đoạn. Các công đoạn này phải được sắp xếp hợp lý. Do đó, thiết kế không gian bếp sao cho thông thoáng, thuận lợi nhất cho công việc là vô cùng quan trọng.

không gian bếp khách sạn

2.3. Nội thất nhà bếp

Thiết kế nội thất đồng bộ sẽ giúp khu vực bếp trông sang trọng và đẳng cấp hơn. Tuy mỗi khu vực khác nhau lại có tiêu chuẩn thiết kế khác nhau. Nhưng chúng phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau: gọn gàng, sạch sẽ, trang trọng, lịch sự.
Tùy vào nhu cầu và quy mô của từng khách sạn mà hệ thống trang thiết bị có thể thay đổi. Tuy nhiên, nội thất nhà bếp cần lấy sự tiện dụng làm ưu tiên. Giúp nhân viên thao tác dễ dàng, thuận tiện hơn.

2.4. Hệ thống thông gió trong không gian bếp khách sạn

Mùi vị từ các món ăn là điều không thể tránh khỏi. Nếu không gian quá chật hẹp và bí sẽ khiến căn bếp có mùi khó chịu. Vậy nên, việc trang bị hệ thống thông gió là vô cùng cần thiết. Giúp không gian bếp luôn thông thoáng, có mùi dễ chịu. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy thông gió, khử mùi. Tùy theo không gian của từng căn bếp mà chủ khách sạn có thể lựa chọn loại máy phù hợp với quy mô, đạt hiệu quả tốt.

nhà bếp đầy đủ hệ thống

2.5. Hệ thống dẫn gas trong không gian bếp khách sạn

Để đảm bảo an toàn cho khu bếp khách sạn, hệ thống dẫn gas là điểm cần phải lưu ý. Hệ thống gas cần được lắp đặt và bố trí an toàn. Việc lắp đặt gas phải tuân thủ đủ tiêu chuẩn về thiết kế của một nhà bếp. Đồng thời, nhân viên cần kiểm tra và bảo trì thường xuyên. Nhanh chóng báo cáo cho cấp trên khi thấy hệ thống có vấn đề. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả khách hàng và chính khách sạn.

Xem thêm:

2.6. Tiêu chuẩn về an toàn điện và cháy nổ

Để phục vụ cho mục đích nấu nướng thì bếp khách sạn cần lắp đặt nhiều loại máy móc, thiết bị. Do đó, việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về phòng chống cháy nổ là không thể thiếu. Để tối thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra, đường điện cần được lắp đặt khoa học. Có lớp bảo vệ bên ngoài.
Thêm vào đó, vật liệu, hàng hóa dễ cháy phải sắp xếp thật gọn gàng, ngăn nắp. Tránh xa nơi phát sinh nguồn nhiệt, nguồn lửa như: ổ điện, tủ điện,… ít nhất 0,5m. Nhà bếp tuyệt đối không được trữ xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí đốt,… để phòng chống cháy nổ. Đầu bếp cần lưu ý tắt và vặn van ga khi không sử dụng. Cũng như giữ gìn vệ sinh khu vực bếp sạch sẽ, thường xuyên.

2.7. Ánh sáng trong không gian bếp khách sạn

Không nên sử dụng quá nhiều đèn điện trong căn bếp. Thay vào đó, chủ khách sạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên là nguồn ánh sáng chính cho các đầu bếp làm việc. Kết hợp với nguồn điện chiếu sáng phù hợp với không gian căn phòng. Đối với nhà bếp, nguồn ánh sáng trắng là phù hợp nhất. Công việc nấu ăn cần được nhân viên theo dõi kỹ càng trong suốt quá trình. Vậy nên, ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong khu vực bếp.

nhà bếp đủ ánh sáng

3. Nguyên tắc thiết kế không gian bếp khách sạn

Nếu việc thiết kế bếp khách sạn được thực hiện đúng nguyên tắc sẽ giúp chủ khách sạn tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư, nhân lực. Và không gian phòng bếp cũng trở nên có trật tự hơn.

3.1. Khu kho lạnh

Kho lạnh được tạo ra để bảo quản các loại nguyên liệu, thực phẩm. Khu kho lạnh có thể là hệ thống đông lạnh hay tủ bảo quản rau củ.

3.2. Khu sơ chế

Trước khi được đưa vào kho bảo quản hay mới mua từ ngoài về, thực phẩm cần được sơ chế rồi mới đưa vào nấu ăn. Danh sách trang thiết bị bếp dùng để sơ chế là: giá, chậu rửa, kệ đựng đồ, thiết bị sơ chế thái lát rau củ quả. Khi thiết kế khu vực sơ chế cần lưu ý để chậu rửa và giá nan inox liên kết với nhau.
Sau bước rửa sạch, nguyên liệu sẽ được tiến hành chặt, thái, nhào, nghiền, ướp,… bằng bộ thiết bị gồm thớt, dao, máy cưa xương, máy thái thịt, máy trộn bột,…

3.3. Khu nấu

Khu vực nấu ăn sẽ bao gồm các dụng cụ nấu nướng như: bếp xào, bếp hầm, bếp chiên, bếp hấp, bếp nướng,… Lúc này, khu vực nấu nướng sẽ được sử dụng sau khi thực phẩm được sơ chế. Và được chuyển sang khu vực chờ nấu.

khu nấu ăn

3.4. Khu phục vụ đồ uống, bar

Khu vực phục vụ đồ uống, bar cần được trang bị đủ các thiết bị sau đây:

  • Bàn lạnh: Sử dụng để giữ nhiệt độ lạnh cho hoa quả, đồ uống.
  • Chậu rửa: Sử dụng để rửa cốc, ly, dụng cụ pha chế đồ uống.
  • Quầy inox: Sử dụng để chứa cốc, ly, dụng cụ cùng một số loại máy móc pha chế.
  • Thùng rác: Sử dụng để chứa toàn bộ rác thải nhằm đảm bảo vệ sinh.

khu phục vụ đồ uống

3.5. Khu rửa

Giống như khu vực bar, phục vụ đồ uống, khu rửa cũng cần được trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết sau:

  • Máy rửa chén: Thiết bị thông minh tự động phun nước nóng để dọn rửa bát đĩa, dụng cụ nấu nướng và sấy khô.
  • Bàn có vòi phun tráng, lỗ xả rác: Giúp đỡ các đầu bếp trong việc vệ sinh dụng cụ đựng thức ăn trước khi cho vào máy rửa chén.
  • Bàn và giá inox: Sử dụng để đựng dụng cụ, bát đĩa sau khi làm sạch.
  • Xe đẩy 3 tầng: Sử dụng với mục đích trung chuyển dụng cụ, bát đĩa.

Xem thêm:

4. Các cách bố trí không gian bếp khách sạn thông dụng

Sau đây là 3 cách bày trí không gian bếp khách sạn được nhiều nhà hàng, khách sạn áp dụng nhất:

4.1. Bố trí không gian bếp khách sạn phân khu

Cách bày trí này tập trung chủ yếu vào việc phân chia riêng biệt từng khu vực dọc theo tường dựa trên một quy định nhất định. Nhằm tận dụng tối đa không gian giữa bếp để việc di chuyển, lưu thông trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

cách bày trí bếp kiểu phân khu

4.2. Bố trí không gian bếp khách sạn theo kiểu ốc đảo

Khác với các bày trí trên, phương pháp bố trí này sẽ tập trung các thiết bị nấu nướng cơ bản ở vị trí trung tâm không gian bếp. Còn các thiết bị hỗ trợ khác sẽ được đặt theo thứ tự ở xung quanh phạm vi tường. Cách thiết kế không gian này giúp nhà bếp có tính liên kết. Và đảm bảo tính dịch chuyển xoay vòng của vật dụng, chén đĩa, thực phẩm nhà bếp.

cách bày trí bếp kiểu ốc đảo

4.3. Bố trí không gian bếp khách sạn theo dây chuyền sản xuất

Nếu bày trí không gian bếp theo phương pháp dây chuyền sản xuất, các thiết bị có trong bếp sẽ được đặt theo hàng dọc. Khu sơ chế xếp đầu tiên và theo sau đó là khu chế biến và khu ra món. Việc bày trí bếp như trên sẽ giúp thời gian thực hiện công việc được rút ngắn. Và việc trung chuyển thức ăn giữa các khu vực với nhau sẽ được tối ưu hơn. Từ đó, tăng năng suất làm việc của đầu bếp. Và tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân viên truyền đạt, trao đổi thông tin với nhau.
Ngoài ra, việc đặt các thiết bị trong không gian bếp cạnh nhau còn giúp tiết kiệm tối đa không gian bếp. Trên thực tế, cách bố trí này thường được áp dụng tại các khách sạn có quy mô lớn. Với lượng khách khổng lồ cần được phục vụ nhanh, lẹ.

cách bày trí bếp kiểu dây chuyền sản xuất

5. Thiết kế không gian bếp khách sạn hợp phong thủy

  • Để tránh tụ khí, khu bếp cần được xây dựng ở nơi khó hút gió.
  • Tránh sắp xếp khu vực bếp ở những nơi có thể nhìn thẳng trực tiếp như ngay cạnh cửa sổ hay cửa chính.
  • Không đặt bếp nấu giữa tủ lạnh và bồn rửa vì điều này sẽ gây bất lợi khi kinh doanh.
  • Lựa chọn đặt bếp ở hướng Nam hoặc hướng Đông sẽ giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn. Tránh đặt bếp về hướng Bắc.
  • Cách xa cửa bếp với khu vực vệ sinh để an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo hợp phong thủy.

bếp khách sạn

Khách sạn nào cũng mong muốn sở hữu một căn bếp với phong cách hiện đại, sang trọng. Tuy nhiên, việc thiết kế tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn thiết kế nhà bếp sẽ giúp khách sạn trở nên chất lượng và ấn tượng hơn nhiều. Mong rằng những thông tin mà ezCloud cung cấp ở trên sẽ giúp bạn lựa chọn được cách thiết kế nhà bếp phù hợp nhất với quy mô khách sạn. Và đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Bếp/Kitchen.

4/5 - (7 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)