Nghề đầu bếp: Lý giải 5+ suy nghĩ sai lầm phổ biến

nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp – ngành nghề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và hướng đến và những suy nghĩ sai lầm phổ biến cần được lý giải.

Nghề đầu bếp khó có thu nhập cao, nghề đầu bếp không thể tiến xa được, đầu bếp không cần đào tạo bài bản,… là những câu nói thường thấy mỗi khi người ta nói về nghề làm bếp. Vậy nghề đầu bếp hay vướng phải những thành kiến nào? Những định kiến trên có thực sự đúng không? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này.

1. Nghề đầu bếp là gì?

Nghề đầu bếp là cụm từ dùng để chỉ những người thực hiện công việc nấu nước tại các nhà hàng – khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống,… Để trở thành đầu bếp yêu cầu người làm nghề cần có kỹ năng nấu ăn chuyên nghiệp. Được đào tạo bài bản, có bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan đến nấu ăn. Hay được truyền nghề từ các nhà đầu bếp nổi tiếng. Nhận được sự công nhận của tất cả mọi người dựa trên đánh giá về kinh nghiệm, nghề nghiệp.

hình ảnh đầu bếp

2. Công việc mà một người đầu bếp phải làm

Không gian làm việc của đầu bếp (chef) gói gọn trong căn bếp tại nhà hàng – khách sạn. Hàng ngày, họ phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình chế biến món ăn. Kết hợp vệ sinh các thiết bị và khu vực bếp xung quanh khi nấu ăn. Nhằm đảm bảo vệ sinh các món ăn sạch sẽ.
  • Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, đảm bảo sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng chi tiết, rõ ràng.
  • Sử dụng các phương pháp nấu ăn nướng, luộc, quay, om, rán, kho,… để thực hiện nấu ăn.
  • Chỉ đạo phối hợp hoạt động nấu ăn.
  • Bày trí món ăn đẹp mắt.
  • Bảo quản thực phẩm sau sử dụng.

bày trí món ăn đẹp mắt

Xem thêm:

3. 7 suy nghĩ sai lầm phổ biến về nghề đầu bếp

Sau đây là 7 suy nghĩ hoàn toàn sai lệch về ngành nghề đầu bếp phổ biến nhất mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn:

3.1. Nghề đầu bếp khó có thu nhập cao

Hiểu lầm đầu tiên mà nhiều đầu bếp phải nghe là về thu nhập của họ. Nhiều người nghĩ rằng làm đầu bếp không thể đạt mức thu nhập cao. Tuy nhiên đây là cách nhìn nhận hoàn toàn sai. Mức lương của mọi ngành nghề đều phù thuộc vào năng lực của từng cá nhân. Do đó, những đầu bếp có tay nghề cao sẽ nhận được mức lương thưởng vô cùng hậu hĩnh. Thêm vào đó, mức lương trung bình có thể cao hơn khi đầu bếp đầu quân cho các nhà hàng cao cấp. Cụ thể, mức lương trung bình của đầu bếp ở từng loại nhà hàng được chia như sau:

  • Mức lương nhân viên nhà bếp tại các nhà hàng tầm trung (Đơn vị được tính trên một tháng, không bao gồm các khoản tiền thưởng khác như: doanh thu, doanh số,…)
    • Phụ bếp: 4 – 7 triệu đồng
    • Bếp chính: 10 – 12 triệu đồng
    • Bếp phó: 10 – 15 triệu đồng
    • Bếp trưởng : 15 – 20 triệu đồng
  • Mức lương nhân viên nhà bếp tại các nhà hàng cao cấp:
    • Phụ bếp: 5 – 9 triệu đồng
    • Bếp chính: 12 – 17 triệu đồng
    • Bếp phó: 20 – 25 triệu đồng
    • Bếp trưởng: 30 – 40 triệu đồng

bếp phó

3.2. Nghề đầu bếp không có tương lai

Thực tế lý giải quan niệm nghề đầu bếp không có tương lai là hoàn toàn sai lầm. Tại Việt Nam, ngành dịch vụ du lịch – nhà hàng – khách sạn đã và đang ngày càng phát triển. Thêm vào đó, nhu cầu về đầu bếp có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt là với những đầu bếp có tay nghề và kinh nghiệm cao. Ngoài ra, các đơn vị vì nhu cầu tuyển dụng các nhân tài cao. Nên mức lương và chế độ đãi ngộ đưa ra là vô cùng thu hút. Vậy nên, có thể khẳng định con đường thăng tiến của nghề đầu bếp là vô cùng rộng mở. Và nó dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn đủ kiên trì và quyết tâm thì ngày bạn trở thành bếp trưởng chuyên nghiệp sẽ không còn xa nữa.

3.3. Làm đầu bếp không cần biết tiếng anh

Lý do khiến quan niệm này trở nên hoàn toàn sai lầm là do tại các nhà hàng khách sạn lớn, việc tiếp xúc với đồng nghiệp, khách hàng là người ngoại quốc là vô cùng lớn. Nếu không có đủ vốn tiếng anh cần thiết, những người đầu bếp sẽ rất khó trao đổi và giao tiếp. Bên cạnh đó, tiếng anh cũng là một trong những chiếc chìa khóa vàng giúp đầu bếp thăng tiến và phát triển mạnh. Khi đó mức thu nhập cũng sẽ nhỉnh hơn. Không dừng ở đó, vốn ngoại ngữ tốt còn giúp đầu bếp dễ dàng học hỏi, nghiên cứu tài liệu tiếng anh. Tăng cơ hội tham gia các khóa học nâng cao năng lực bản thân ở nước ngoài.

khách ngoại quốc ăn nhà hàng

3.4. Nghề đầu bếp chỉ dành cho nữ giới

Quan niệm này bắt nguồn từ mặc định xưa. Rằng bếp là không gian chỉ dành cho những người phụ nữ. Trên thực tế, nghề đầu bếp không giới hạn giới tính. Thậm chí, số lượng nam đầu bếp hiện nay còn áp đảo cả nữ giới. Một số đầu bếp nam nổi tiếng thế giới có thể kể đến là: Gordon Ramsay, Wolfgang Puck, Graham Elliot,… Hay một vài cái tên nổi tiếng tại Việt Nam như: Luke Nguyễn, Tuấn Hải, Dương Huy Khải, Cẩm Thiên Long,…

nam đầu bếp gordon ramsay

3.5. Chỉ cần có kỹ năng chế biến món ăn giỏi là được làm Bếp trưởng

Bếp trưởng không chỉ nấu ăn giỏi mà còn cần rất nhiều kỹ năng khác. Do đó, một người có khả năng chế biến món ăn giỏi chỉ có thể trở thành một đầu bếp giỏi chứ chưa thể đảm đương chức vụ Bếp trưởng. Bởi vị trí này làm nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động trong căn bếp. Vậy nên người đảm nhiệm cần có đủ kiến thức chuyên sâu về ẩm thực, kỹ năng quản lý nhân sự, biết cách phân phối công việc, có kỹ năng đào tạo nhân viên tốt, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ,…

Con đường trở thành Bếp trưởng gian nan hơn những gì lời đồn đại nói. Nó đòi hỏi hành trình đầy mùi dầu mỡ và đẫm mồ hôi của những người theo nghiệp đầu bếp. Chỉ khi có đủ sự nỗ lực và kiên trì thì một người đầu bếp mới có thể trở thành Bếp trưởng chuyên nghiệp.

bếp trưởng

Xem thêm:

3.6. Chỉ cần theo học một khóa học ngắn hạn là được làm đầu bếp

Ngoài vị trí phụ bếp, sẽ không có vị trí nào dành cho bạn nếu bạn chỉ mới học xong khóa học bếp ngắn hạn dài 3 tháng. Chưa từng có kinh nghiệm làm nghề. Để trở thành đầu bếp không hề đơn giản như những gì bạn từng nghe. Vậy nên, trước khi làm đầu bếp. Bạn sẽ phải đảm nhiệm vị trí nhân viên phụ bếp. Đây là cơ hội giúp bạn trau dồi kinh nghiệm cũng như các kỹ năng làm bếp của anh chị đầu bếp nhiều năm trong nghề. Để sớm được đảm nhận vị trí bếp chính, bạn cần làm việc với thái độ cầu thị. Cố gắng trau dồi đủ các kỹ năng thật tốt để sớm thăng tiến trong công việc với chế độ đãi ngộ tốt hơn bạn nhé.

kỹ năng chuyên nghiệp người đầu bếp

3.7. Bị mù màu thì không thể làm đầu bếp

Nhiều người mặc định rằng: Người mắc bệnh mù màu (không phân biệt được màu sắc một vài màu) sẽ không bao giờ bước chân được vào căn bếp và trở thành đầu bếp. Tuy nhiên, một nhân chứng sống chứng minh định kiến này hoàn toàn sai chính là Christine Hà – người Mỹ gốc Việt. Cô là quán quân Masterchef Mỹ mùa thứ 3. Mặc dù là một người khiếm thị, cô đã xuất sắc chiến thắng cuộc thi và trở thành đầu bếp nổi tiếng.

Vậy nên, có thể nói dù bạn bị bệnh mù màu hay không thì năng khiếu nấu nướng của bạn sẽ không bao giờ thay đổi. Vậy nên, nếu thực sự đam mê và yêu thích công việc chế biến món ăn, hãy cứ thử sức theo đuổi nó. Đừng vì một vài lời nói định kiến mà từ bỏ đam mê, giấc mơ của bản thân.

đầu bếp christine hà
Hy vọng rằng những lý giải mà ezCloud đưa ra ở trên phần nào hiểu rõ hơn về ngành nghề đầu bếp. Từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn nhất khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bản thân. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi cung cấp là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc các bài viết mới tại chuyên mục Bếp/Kitchen.

4.2/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)