Việc xây dựng kênh phân phối không phải một việc dễ dàng và có khuôn mẫu sẵn cho các khách sạn xây dựng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hiện tại, hậu dịch covid, thế giới đã quay về thời bình thường mới, vậy khách sạn của bạn sẽ cần làm gì để có thể tối ưu hoá được doanh thu từ những kênh bán sau khi du lịch được mở cửa. Ứng dụng công nghệ nào để biến các kênh bán bùng nổ hơn?
- Xem xét lại mục tiêu
Trước khi bắt đầu lên chiến lược phân phối cho khách sạn của mình, bạn hãy ngồi lọc lại những mục tiêu kinh doanh đã đề ra để tìm được phương án nào đang thực sự còn khả thi. Ví dụ như việc đẩy mạnh doanh thu từ Du lịch quốc tế có thực sự khả thi trong thời gian này? hay nên đẩy mạnh kênh OTAs hay kênh website?…
- Đánh giá lại khách hàng, hướng tới đúng nhóm mục tiêu.
Liệu khách hàng mục tiêu của bạn có giống với thời kì trước Covid hay không? Trước đây có thể bạn hướng đến những gia đình có con nhỏ, những nhóm đông người, tuy nhiên hậu covid, các bạn trẻ từ 24-35 tuổi lại là nhóm đang có nhu cầu du lịch nhóm nhỏ rất cao, nhóm có gia đình sẽ ưu tiên ngừa các rủi ro, vậy nên hay đánh giá lại xem nhóm nào sẽ mang lại nguồn thu lớn hơn và dành sự đầu tư hơn.
Hiểu được nhóm khách hàng, biết được hành vi, thái độ và mong muốn của họ sẽ giúp bạn có được những bước đi hợp lý trong việc hoạch định chiến lược phân phối trong tương lai, song song với việc thu thập những nguồn thông tin quý giá từ các phần mềm quản lý khách sạn (PMS).
- Tính thời điểm
Du lịch là một ngành công nghiệp mang nặng tính thời điểm và địa hình. Một chiến lược phân phối theo mùa phải tận dụng được tình hình thời tiết, môi trường kết hợp với những đánh giá online và những nghiên cứu sâu về thị trường, nguồn doanh thu. Với chiến lược hợp lý, bạn có thể tối ưu hoá được nguồn doanh thu theo từng thời điểm và đưa ra được các chính sách bán hàng hàng phù hợp. Ví dụ một khách sạn tại Phú Quốc sẽ không có được mùa đông lạnh như Sapa để mở ra các chương trình đặt phòng để đón tuyết,… và ngược lại.
- Duy trì một mức giá cạnh tranh
Ngoài việc tìm ra những kênh phân phối phù hợp, giá cả cạnh tranh và phần mềm quản lý kênh cho khách sạn cũng là một phần quan trọng trong chiến lược phân phối của bạn. Nắm bắt được các xu thế thị trường sẽ giúp bạn tối ưu hoá được mức giá của mình.
Khi nói đến tỷ giá, điều quan trọng là đừng chỉ đặt đó và quên đi. Chiến lược định giá động cần thiết hơn bao giờ hết (Dynamic Pricing). Bằng cách liên tục điều chỉnh giá và giới hạn lưu trú dựa trên nhu cầu và điều kiện thị trường, bạn sẽ có thêm khả năng bán được nhiều phòng hơn với mức giá tốt hơn. Mức giá, công suất thuê và hoạt động của đối thủ cạnh tranh là trọng tâm của một chiến lược định giá động hiệu quả.
Xem thêm: Giải pháp phân phối vé Online dành cho các đại lý
- Theo dõi các chi phí
Bạn tốn bao nhiêu tiền để mang được một khách hàng về? Sẽ rất dễ nếu bạn có số liệu từ các phần mềm quản lý kênh bán hàng và quản lý khách sạn. Chỉ việc lấy số tiền chi ra và chia cho số lượng khách hàng đã thu được.
Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi các khoản chi phí khác như quảng cáo, marketing, sự kiện, duy trì, nhân sự, hoa hồng để có được cái nhìn chuẩn xác nhất.
- Phối hợp nhiều kênh phân phối
Hiện tại trên thị trường có nhiều kênh phân phối khác nhau như website, OTAs (Booking.com, Expedia, Agoda, Airbnb,…), GDS (Hệ thống phân phối toàn cầu),… bạn có thể tham gia vào nhiều kênh để thu hút được nhiều khách hàng hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Tối ưu hoá các kênh phân phối
Khách hàng dựa vào rất nhiều yếu tố để quyết định có lựa chọn khách sạn của bạn hay không, với nhóm khách hàng trẻ, việc lựa chọn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ấn tượng ban đầu. Vậy nên, hay tối ưu các kênh đang hoạt động, đảm bảo nội dung hay, hình ảnh đẹp, thông tin đầy đủ, review tích cực,…
- Ứng dụng công nghệ vào quản lý
Bước cuối cùng để có thể quản lý thành công đó chính là áp dụng công nghệ vào quản lý kênh phân phối, doanh thu theo một cách tối ưu nhất. Các khách sạn nên có cho mình một hệ thống bao gồm phần mềm quản lý kênh phân phối (ezCms), phần mềm quản khách sạn – doanh thu (ezFolio (3-5*) hoặc ezCloudhotel (0-2*)) và công cụ đặt phòng (ezBe – Booking Engine).
Khi các phần mềm được kết nối với nhau việc quản lý và theo dõi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó giúp nắm rõ được tình hình kinh doanh và tối ưu lợi nhuận thu được.