Vai trò của người quản lý khách sạn: Bạn đã thực sự hiểu hết?

Vai trò của người quản lý khách sạn

Trong ngành kinh doanh khách sạn, quản lý là một trong những vị trí được hưởng mức lương cao nhất. Điều này cũng thể hiện đúng với vai trò của người quản lý khách sạn khi họ vừa là người quản lý nhân viên, ngoại giao với khách hàng, người tư vấn mà còn tham gia vào quá trình đào tạo của khách sạn.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ezCloud tìm hiểu vai trò của người quản lý trong khách sạn.

1. Vai trò quản lý khách sạn

Tất cả các bộ phận của khách sạn bao gồm: Bộ phận nhận phòng, nhân sự, doanh thu, marketing, nhà ăn,… đều do người quản lý chịu trách nhiệm quản lý. Đây cũng là vai trò chính của người quản lý.

Vai trò của người quản lý khách sạn

Quản lý quán xuyến mọi việc trong khách sạn

Đối với các khách sạn có quy mô nhỏ, ít nhân viên và khách hàng thì vai trò của người quản lý khách sạn sẽ là quán xuyến toàn bộ. Tuy nhiên đối với những khách sạn lớn thì một người không thể nào làm hết công việc, do đó họ thường chia ra quản lý bộ phận, quản lý về chuyên môn,… và có nhiều cấp bậc quản lý khác nhau để đảm bảo hệ thống vận hành tốt nhất.

Quản lý cũng chính là người đại diện chính thức của chủ khách sạn để tổ chức mọi hoạt động, sao cho công việc diễn ra trơn tru, thu hút nhiều khách hàng nhất có thể.

Xem thêm:

2. Vai trò ngoại giao của quản lý

Không chỉ có quán xuyến những công việc nội bộ, vai trò của người quản lý khách sạn còn là ngoại giao với khách hàng và đối tác.

Trong quá trình kinh doanh sẽ không ít lần xảy ra sự cố và nhận khiếu nại của khách hàng. Quản lý phải là người có khả năng giao tiếp tốt để có thể làm hài lòng khách hàng nhất nhưng không làm khách sạn bị thiệt thòi.

Người quản lý khách sạn đóng vai trò ngoại giao

Quản lý đóng vai trò ngoại giao quan trọng

Bên cạnh đó, để tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng khác nhau, khách sạn cần có các bản hợp đồng với những công ty du lịch và một số đối tác khác. Quản lý cũng đóng vai trò là người thương thảo hợp đồng, làm sao để mang về nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Hai vai trò ngoại giao trên là cực kỳ quan trọng, nếu người quản lý không có tầm nhìn, khả năng ứng xử và đàm phán tốt thì chắc chắn công việc kinh doanh của khách sạn sẽ không tiến triển.

3. Là người cố vấn đáng tin cậy

Một vai trò của người quản lý khách sạn nữa là họ sẽ chịu trách nhiệm cố vấn cho chủ về các phương án phát triển và quản lý sao cho phù hợp nhất. Không một ai trong khách sạn có thể tiếp xúc với khách hàng và hiểu nhân viên của mình hơn quản lý, chính vì vậy đây đúng là một chuyên gia tư vấn tuyệt vời.

Nếu không có quản lý, công việc của người chủ khách sạn sẽ cực kỳ nhiều vì nếu không hiểu được tình hình nhân viên, khách hàng của mình thì họ sẽ không có các quyết định đúng đắn.

4. Tham gia vào quá trình đào tạo

Các nhân viên khách sạn từ khi mới vào làm đã được đào tạo sao cho bài bản nhất. Trong quá trình làm việc họ cũng thường xuyên được đào tạo kỹ năng để phục vụ ngày một tốt hơn. Và đây cũng chính là vai trò của người quản lý khách sạn.

Xem thêm:

Quản lý khách sạn tham gia đào tạo nhân viên

Quản lý cũng tham gia vào việc đào tạo nhân viên

Trong những khách sạn lớn, thường thì quản lý bộ phận sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự và những người có chuyên môn để lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên. Đồng thời, họ cũng sẽ đánh giá để thăng chức hay chuyển đổi bộ phận sao cho phù hợp với năng lực của một nhân viên bất kỳ.

Có thể nói, vai trò của người quản lý khách sạn là cực kỳ to lớn. Một khách sạn nếu may mắn sở hữu một quản lý tài ba thì chắc chắn công việc kinh doanh sẽ đi lên nhanh chóng. Chính vì vậy, khi nhìn thấy mức lương trung bình của quản lý, chúng ta không còn phải ngạc nhiên nữa.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)