Lễ tân là gì? Lễ tân khách sạn là những nhân tố quan trọng giúp tạo nên hình ảnh khách sạn, nhà hàng luôn chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Được coi là “bộ mặt” của nhà hàng, khách sạn, lễ tân giữ vai trò quan trọng giúp hoàn thiện dịch vụ nhằm ghi điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ, nhu cầu tuyển dụng lễ tân ngày càng tăng. Được nhận định là vậy nhưng nhiều bạn trẻ vẫn phân vân về vị trí công việc này? Vậy lễ tân là gì? Những kiến thức nào cần nắm giữ để hiểu thêm về công việc này? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lễ tân là gì?
Nội dung
Lễ tân là gì? Đây là bộ phận đảm nhận vị trí quản lý khu vực tiền sảnh, nơi khách hàng đến đặt phòng/bàn và phản hồi ý kiến cũng như giải đáp những thắc mắc. Có thể nói, hoạt động của đội ngũ lễ tân sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng phục vụ của khách sạn/nhà hàng. Nhân viên lễ tân khách sạn chuyên nghiệp, khéo léo sẽ giúp tạo thiện cảm với khách hàng. Hiện nay, nhân viên lễ tân đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía các bạn trẻ.
2. Mô tả chính xác công việc của lễ tân khách sạn, nhà hàng
Tuy lễ tân là công việc vô cùng quen thuộc nhưng liệu các bạn đã biết hết những công việc của vị trí này trong khách sạn, nhà hàng. Hãy cùng ezCloud khám phá nhé!
2.1. Công tác chuẩn bị trước khi tiếp đón khách hàng
- Kiểm tra các phòng check-in, check-out, tình hình khách check-in sớm, check-out muộn.
- Kiểm tra chính xác số lượng khách đã đặt phòng/bàn trong ngày cũng như những ngày tiếp theo.
- Nắm chắc những thông tin, yêu cầu đặc biệt của khách hàng để kịp thời phục vụ.
- Liên hệ với bộ phận nhân viên housekeeping để chắc chắn phòng đã sẵn sàng phục vụ khách hàng.
2.2. Đón chào khách hàng, tiến hành làm thủ tục check-in
- Chào đón khách hàng với tác phong thân thiện, chuyên nghiệp.
- Xác nhận thông tin đặt phòng/bàn của khách hàng.
- Tiến hành làm thủ tục check-in và hoàn thành hồ sơ cho khách hàng.
- Thông báo với các đội ngũ nhân viên có liên quan về khách hàng và đưa khách đến nơi họ đã đặt trước đó.
2.3. Giải quyết, tư vấn những vấn đề phát sinh của khách hàng
- Giới thiệu, tư vấn về các sản phẩm/dịch vụ của khách sạn, nhà hàng.
- Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến khách sạn, nhà hàng.
- Tiếp nhận những ý kiến của khách hàng. Từ đó thông báo đến các bộ phận có liên quan để nhanh chóng giải quyết.
- Cập nhật nhanh chóng tình hình bàn/phòng trống. Điều này đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi quá lâu.
2.4. Làm thủ tục check-out cho khách hàng
- Xác nhận những sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng.
- Tiến hành in hoá đơn. Thông báo số tiền khách hàng cần thanh toán và nhận trả.
- Tiến hành hoàn tất quy trình thanh toán cho khách hàng.
- Trả lại giấy tờ tuỳ thân cho khách hàng.
- Cảm ơn và chào tạm biệt khách hàng với nụ cười rạng rỡ trên môi.
3. Những lưu ý quan trọng khi lễ tân tiếp xúc với khách hàng
Hiện nay, bất cứ văn phòng công ty, nhà hàng, khách sạn đều có vị trí nhân viên lễ tân. Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, nhân viên lễ tân cần lưu ý một số điều sau:
3.1. Nghệ thuật mỉm cười
Lễ tân là những người gánh vác sứ mệnh mang đến hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn, nhà hàng. Chính vì vậy, họ phải luôn thể hiện sự hiếu khách, chuyên nghiệp. Trong đó, nụ cười là tiêu chuẩn hàng đầu mà nhân viên lễ tân nào cũng cần nắm chắc. Trong quá trình nói chuyện với khách hàng trực tiếp hay qua điện thoại, dù họ có phàn nàn hay góp ý thì lễ tân vẫn không được “đánh rơi” nụ cười. Điều này sẽ tạo thiện cảm tuyệt đối với khách hàng, nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn, nhà hàng.
3.2. Luôn ghi nhận và lắng nghe
Lễ tân luôn là những đối tượng đầu tiên mà khách hàng tìm đến để chia sẻ các vấn đề. Đó có thể là những lời khen ngợi, câu hỏi thắc mắc, sự than phiền về dịch vụ thì đội ngũ nhân viên lễ tân cần luôn phải thể hiện thái độ thân thiện, điều tĩnh ghi nhận và lắng nghe. Nếu khách hàng không đúng, lễ tân cần phải giải thích từ tốn với họ. Đặc biệt hạn chế những phản ứng, hành động mạnh bạo.
3.3. Tác phong chuyên nghiệp
Phong thái chuyên nghiệp của lễ tân được thể hiện qua trang phục, cách giao tiếp, tác phong. Chính vì vậy, nhân viên lễ tân cần phải luôn chỉn chu trong mọi khía cạnh, trường hợp khác nhau.
3.4. Linh hoạt trong cách xử lý tình huống
Mỗi ngày đi làm, lễ tân sẽ phải gặp gỡ với vô vàn đối tượng khách hàng khác nhau. Mỗi khách hàng sẽ có tính cách riêng biệt. Từ đó xuất hiện những tình huống bất ngờ không ai có thể dự tính. Chính vì vậy, các bạn cần sự nhạy bén để có thể linh hoạt xử lý mọi tình huống một cách ổn thoả nhất. Khách hàng hài lòng về chất lượng phục vụ là “chìa khoá” quan trọng dẫn đến thành công của một khách sạn/nhà hàng.
4. Có nên thực sự theo đuổi công việc lễ tân khách sạn/nhà hàng?
Lễ tân là gì? Nếu các bạn đang phân vân liệu có nên theo đuổi công việc này? Hãy khám phá những lý di nên lựa chọn vị trí lễ tân khách sạn/nhà hàng không nhé!
4.1. Công việc, nhiệm vụ đa dạng
Công việc lễ tân khách sạn không chỉ gồm trực điện thoại, làm thủ tục check-in, check-out cho khách hàng. Mỗi ngày, lễ tân còn phải luôn sẵn sàng tiếp nhận cũng như xử lý vô vàn vấn đề phát sinh. Những ý kiến phàn nàn của khách hàng về chất liệu sản phẩm/dịch vụ cũng cần lễ tân tiến hành giải quyết chuyên nghiệp, khéo léo.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể nhờ lễ tân giúp một số công việc. Điển hình như đặt nhà hàng, bắt taxi, mua vé tham quan, sắp xếp các tour du lịch… Công việc vất vả, không giới hạn một nhiệm vụ nhất định. Tuy nhiên, chính đặc điểm này lại giúp các bạn có thể trau đồi nhiều kiến thức bổ tích mà có thể áp dụng trong tương lai.
4.2. Nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
Lễ tân là công việc thích hợp nhất để các bạn có thể tiếp xúc với lĩnh vực khách sạn. Đồng thời, đây cũng là vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến trong khách sạn. Bắt đầu với vị trí nhân viên lễ tân, sau khi tích luỹ các kinh nghiệm, kỹ năng, các bạn hoàn toàn có thể được cân nhắc lên vị trí giám sát lễ tân, trưởng phòng lễ tân. Bên cạnh đó, nhân viên lễ tân muốn điều chuyển sang bộ phận khác trong khách sạn cũng rất dễ dàng.
4.3. Mở rộng nhiều mối quan hệ xã hội
Với tính chất phải tiếp xúc với đa dạng đối tượng khách hàng, điều này sẽ giúp lễ tân có thể mở rộng mối quan hệ xã hội của bản thân. Từ đó, các bạn sẽ có cơ hội khám phá được nét đặc trưng của nhiều vùng miền. Lĩnh vực tâm lý khách hàng, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ cũng ngày một phát triển. Ngoài ra, lễ tân khách sạn cũng thường xuyên được các nhà hàng, spa, tiệm lưu niệm… mời đến trải nghiệm. Bởi lễ tân sẽ là một trong những cách hiệu quả để họ có thể giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng.
4.4. Mức lương lý tưởng
Tuỳ thuộc vào cấp bậc, khối lượng công việc, quy mô khách sạn mà mức lương lễ tân sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương lễ tân sẽ khá hấp dẫn, dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Bên cạnh mức lương, chế độ đãi ngộ cơ bản, lễ tân cũng được hưởng phần trăm service charge. Thông thường, phí dịch vụ thường dao động trong khoảng 5 – 10% tổng giá trị khách hàng đã chi trả.
5. Lời kết,
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về lễ tân là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!