Chi phí kinh doanh nhà hàng khách sạn trong bao gồm những gì?

Chi phi kinh doanh nha hang

Chi phí kinh doanh nhà hàng khách sạn bao gồm những gì? chủ kinh doanh nhà hàng khách sạn cần phải chuẩn bị những chi phí phí như thế nào?

Kinh doanh nhà hàng không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo trong ẩm thực. Mà còn yêu cầu một chiến lược tài chính vững vàng. Từ chi phí thuê mặt bằng. Đầu tư trang thiết bị đến quản lý nhân sự. Mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành một nhà hàng thành công. Hiểu rõ và tối ưu hóa chi phí sẽ giúp bạn không chỉ tiết kiệm ngân sách mà còn tạo ra lợi nhuận bền vững. Vậy làm thế nào để dự trù và kiểm soát chi phí kinh doanh nhà hàng hiệu quả? Hãy cùng ezCloud khám phá trong bài viết dưới đây!

1. Chi phí nguyên vật liệu

Trong quá trình nấu ăn, thì nguyên vật liệu chế biến là điều không thể thiếu, việc lựa chọn nguyên vật liệu sẽ bao gồm nhiều thứ như: thực phẩm, gia vị, phụ gia,… Những thứ này phù thuộc vào phòng cách và cách chế biến món ăn của nhà hàng. Tuy nhiên, các nguyên liệu cơ bản thì sẽ không thể thiếu. Đối với nhà hàng chay hay mặn thì đều cần có những danh sách nguyên vật liệu cố định để có thể giữ vững được thực đơn, món đặc trưng phục vụ khách hàng. 

>> Xem thêm: Kinh doanh Nhà hàng khách sạn và những điều cần biết

2. Chi phí danh cho làm giấy tờ thủ tục

Giấy tờ thủ tục kinh doanh là một chi phí cố định, không thể tránh khỏi, có rất nhiều chi phí phát sinh, cố định trong mục này. Bạn cần hiểu rõ luật, quy định pháp luật để tránh bị lãng phí.

chi phi kinh doanh nha hang

>> Xem thêm: Thủ tục kinh doanh nhà hàng 2022 (cập nhật mới nhất)

3. Tiền lương, tiền công, tiền thưởng của nhân viên

Đây là một nhóm chi phí cần phải tính toán rất kĩ vì nó liên quan đến quyền lợi và con người. Nếu có những sai sót sẽ dẫn đến những tranh chấp, kiện cáo, rắc rối không đáng có. Với những nhân sự cốt cán, bạn cần phải đảm bảo cho họ có một thu nhập để yên tâm làm việc, không bị sao nhãng. Ngoài ra, hàng tháng, quý, năm cần có những khoản thưởng để có thể kích thích khả năng phấn đấu và tinh thần làm việc của nhân viên. Loại chi phí này chiếm tỉ trọng khá lớn trong việc vận hàng khách sạn, nhà hàng.

Chi phi kinh doanh nha hang

4. Chi phí khấu hao tài sản nhà hàng

Việc sử dụng về lâu dài các trang thiết bị sẽ dẫn đến những hao mòn, hỏng hóc, các kế toán viên sẽ nắm rõ những điều này. Bạn cũng cần hiểu được cách tính chi phí khấu hao.

5. Chi phí dụng cụ, nhiên liệu

Là một ngành dịch vụ phục vụ khách trong thời gian ngắn và liên tục, ngành Nhà hàng khách sạn luôn cần có những dụng cụ chuyên dụng để các nhân sự có thể hoạt động một cách tối ưu nhất trong quá trình làm việc. Nguyên vật liệu ban đầu sẽ chiếm một lượng tài chính khá lớn của chủ kinh doanh. Nhiều nhà hàng, khách sạn 4-5 sao, chi phí khu bếp sẽ lên tới 9-10 con số là chuyện khá bình thường. Ngoài ra, các chi phí như bàn ghế, khăn trải bàn,… cho khu khách hàng ngồi,… Tiếp đến, với quầy nước thì ly, cốc, máy pha cafe, máy xay,…. cùng phải đầu tư tuỳ theo quy mô và nhóm khách hàng mà nhà hàng muốn hướng tới.

Chi phi kinh doanh nha hang

Về chi phí nhiên liệu, chi phí này sẽ giao động tuỳ theo giá thị trường theo thời điểm. Ngoài ra, với thời cao điểm du lịch thì nhu cầu ăn uống sẽ cao hơn, khách sạn, nhà hàng sẽ cần nhiều hơn các nhiên liệu để hoạt động. Vậy nên chi phí này cần phải hạch toán rõ ràng theo từng thời điểm

6. Chi phí vệ sinh

Trong quá trình vận hành và phục vụ khách sạn, việc gây bẩn, hoặc các vấn đề mất vệ sinh là điều không thể tránh khỏi. Đối với nhà hàng thì việc giữ vệ sinh là tuyệt đối phải đảm bảo nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn vệ sinh trong những nhà hàng tại các khách sạn phải thật khắt khe vì không khách hàng nào muốn ngồi trong một nơi bẩn thỉu cả. Vệ sinh nhà hàng sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: sàn, bàn ghế, bếp, dụng cụ nhà bếp, quầy bar, nội ngoại thất, cảnh quản,… Các chi phí này thường cố định nên có thể dễ dàng tính toán, cân đối.

7. Chi phí điều hành, quản lý

Đây là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác liên quan để vận hành khách sạn, nhà hàng một cách trơn tru chất như: Lương, hành chính, marketing, bán hàng,…

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về chi phí kinh doanh nhà hàng. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Kinh doanh khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

4.7/5 - (7 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)