Chiến lược kinh doanh nhà hàng là gì? Chìa khóa quan trọng giúp định hướng phát triển thành công cho nhà hàng của bạn.
Kinh doanh nhà hàng luôn là một miếng bánh béo bở được nhiều người để ý và mong muốn đầu tư. Tuy nhiên để đạt được những thành công đó không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải luôn có cho mình những chiến lược kinh doanh bài bản, chi tiết. Đó chính là “bệ phóng” giúp nhà hàng của bạn có khởi đầu thuận lợi. Cũng như sự phát triển lâu bền về sau. Tham khảo bài viết sau đây để nắm chắc chiến lược kinh doanh nhà hàng thành công.
1. Kinh doanh nhà hàng là gì?
Nội dung
Khái niệm kinh doanh nhà hàng chắc hẳn không còn xa lạ đối với cuộc sống hiện đại, phát triển ngày nay. Hiểu đơn giản, kinh doanh nhà hàng là việc cung cấp các dịch vụ ăn uống. Qua đó nhằm phục vụ các nhóm đối tượng khác nhau với mục đích thu lợi nhuận.
2. Đặc điểm của kinh doanh nhà hàng
Các đặc điểm nổi bật của kinh doanh nhà hàng bao gồm:
2.1 Đặc điểm về kinh doanh ăn uống
Sản phẩm của nhà hàng không thể lưu kho, lưu bãi. Đồng thời, không đem đến nơi khác quảng cáo hoặc tiêu thụ. Mà chỉ có thể sản xuất ra tiêu dùng ngay tại chỗ.
Đặc biệt, sản phẩm của nhà hàng vô cùng đa dạng, tổng hợp có các dạng vật chất và phi vật chất. Có loại do kinh doanh sản xuất ra và có loại chuyên bán.
2.2 Đặc điểm về lao động
Đa số nhân viên phục vụ sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ là những người tương đối trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ cao. Mỗi bộ phận nhân viên đảm nhận chức vụ, công việc khác nhau và không thể thay thế cho nhau.
2.3 Đặc điểm về đối tượng phục vụ
Đối tượng phục vụ của nhà hàng có rất nhiều loại. Từng khách hàng sẽ có từng đặc điểm tâm sinh lý, khẩu vị ăn uống trình độ văn hoá đơn vị xã hội khác nhau. Do đó để phục vụ khách hàng tốt nhất có thể, nhân viên phải tiến hành tìm hiểu thói quen, tập quán. Cũng như khẩu vị ăn uống của khách hàng để phục vụ phù hợp.
2.4 Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất
Mỗi nhà hàng sẽ có những định hướng phong cách riêng. Việc thiết kế và lựa chọn các món nội thất, trang thiết bị phù hợp với phong cách đó sẽ tạo nên một tổng thể hoàn hảo. Một không gian sang trọng, đẹp mắt sẽ giúp khách hàng thấy ngon miệng hơn khi dùng bữa.
2.5 Đặc điểm về phong cách phục vụ
Phong cách phục vụ là một trong yếu tố quan trọng quyết định đến sự chuyên nghiệp của nhà hàng. Bởi vậy, nhân viên phục vụ cần phải có khả năng giao tiếp tốt, khả năng giải quyết tình huống. Hơn hết, phải giữ được sự bình tĩnh, tự tin, cởi mở trong quá trình làm việc tại nhà hàng.
Xem thêm:
- Ý tưởng kinh doanh Nhà hàng khách sạn mới nhất 2022
- Những ý tưởng marketing nhà hàng khách sạn hiệu quả nhất
2.6 Đặc điểm về môi trường phục vụ
Tùy vào từng loại hình nhà hàng sẽ có môi trường phục vụ khác nhau. Đối với các nhà hàng nhỏ thì môi trường phục vụ khá thoải mái. Tuy nhiên, với mô hình nhà hàng lớn, sang trọng thì yêu cầu môi trường phục vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Đồng thời, tuân thủ các quy định một cách nghiêm ngặt.
3. Các mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất 2023
Hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu bạn chưa biết lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nào thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
3.1 Kinh doanh Buffet
Kinh doanh Buffet là một mô hình rất phổ biến hiện tại với nhiều cái tên như Manwah, Hutong, Gogi House,… Với mô hình này, khách hàng chỉ cần bỏ ra một chi phí cố định cho một suất ăn. Trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ sẽ không cần phải chi thêm bất cứ khoản phụ thu nào khác. Đồng thời, được quyền gọi thỏa thích số lượng món ăn mà không cần phải lo lắng.
3.2 Nhà hàng Bar, Club
Đây là mô hình kinh doanh đồ uống, đi kèm với đồ ăn và âm nhạc. Bởi vậy, khách hàng thường lựa chọn mô hình này để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Một số hình thức nổi bật của nhà hàng Bar, Club có thể kể đến như:\
- Quán bar bình dân
- Quán bar đặc biệt
- Quán bar thể thao
- Quán bar bia
- Quán bar chuyên về cocktail
- Câu lạc bộ/hộp đêm
3.3 Nhà hàng Fast Food
Là mô hình phục vụ các món ăn chế biến nhanh, sẵn dành cho nhóm khách hàng bận rộn. Và không có nhiều chi phí cho việc ăn uống. Tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình ăn nhanh có mức giá khá cao. Nó được xếp vào nhóm trung cấp khi một suất ăn đầy đủ có thể lên tới >100.000 VNĐ.
3.4 Nhà hàng nhượng quyền
Nhà hàng nhượng quyền là một những mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất tại Việt Nam. Đặc biệt, đây là nhóm có khả năng phát triển và độ phủ rất mạnh mẽ trên thị trường. Tất cả là nhờ đặc tính góp vốn và góp sức của nhiều cá nhân.
Tại mô hình này, mỗi cửa hàng có thể có một chủ riêng. Tuy nhiên, toàn bộ chuỗi sẽ có một sự thống nhất chung về mặt thương hiệu và hình ảnh.
4. Xây dựng chiến lược kinh doanh nhà hàng hiệu quả cho người mới bắt đầu
Kinh doanh nhà hàng được đánh giá là có tiềm năng cao. Bởi nhu cầu ăn uống của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên, đi cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nhà hàng khách sạn. Vậy nên, các chủ doanh nghiệp cần phải có một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì mới có thể cạnh tranh cùng các đối thủ.
4.1 Khảo sát thị trường
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần khảo sát tình hình thị trường chung. Cần hiểu được mức giá, đối thủ, tình hình kinh doanh của ngành hiện tại,… Những điều này cần phải có khảo sát chi tiết để chủ kinh doanh hiểu được, hạn chế được thiệt hại.
4.2 Định hướng chiến lược kinh doanh nhà hàng
Từ những phân tích thị trường, nhà đầu tư sẽ xác định thông tin về nhà hàng. Cụ thể như: mô hình kinh doanh, phong cách, dịch vụ đi kèm, sản phẩm phục vụ,… Dựa vào số vốn và định hướng mong muốn, chủ kinh doanh sẽ xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với những điều kiện đã cho.
Tránh tình trạng ước mơ vượt quá thực tại. Hay vốn không đủ duy trì trước khi bắt đầu đến điểm hoà vốn và có lãi.
4.3 Xác định phương án kinh doanh
Đây là lúc các chủ đầu tư lựa chọn phương án kinh doanh với những công việc cụ thể. Như vậy, bạn phải nắm mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ. Cùng với những cơ hội và thách thức để có thể cạnh tranh và phát triển.
4.4 Thiết kế và xây dựng ngân sách
Chủ đầu tư cần nhanh chóng thiết kế và xây dựng xong cơ sở hạ tầng, vật chất. Như vậy, mới có thể mau chóng ổn định và đưa nhà hàng vào hoạt động. Ngoài ra, vấn đề chi phí sẽ cần phải theo dõi sát sao và liên tục. Để từ đó có được phương án kịp thời khi có chi phí phát sinh.
4.5 Sử dụng chiến lược marketing hiệu quả
Các hoạt động truyền thông, marketing ấn tượng sẽ thu hút khách đến nhà hàng. Từ đó, góp phần tăng doanh thu. Chiến dịch marketing cần được triển khai thực hiện trước khai trương. Đồng thời phải xuyên suốt quá trình kinh doanh để duy trì hình ảnh đẹp của nhà hàng.
4.6 Thiết kế nhà hàng độc đáo
Thiết kế nhà hàng độc đáo cũng là một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bởi bên cạnh việc thưởng thức món ăn, khách hàng đánh giá nhà hàng dựa trên cảm nhận khi trải nghiệm không gian tại đây.
Hãy biến nhà hàng của bạn thành một điểm check-in thật hiệu quả. Như vậy, nó cũng tự giúp nhà hàng trở nên nổi tiếng hơn. Bởi giới trẻ ngày nay có thói quen thường xuyên đăng tải trạng thái lên các trang mạng xã hội.
Xem thêm:
4.7 Quản lý và điều hành
Việc điều hành nhà hàng theo một quy trình cụ thể sẽ thể hiện một người Quản lý chuyên nghiệp. Nếu không có khả năng quản lý hoặc không có kinh nghiệm, bạn nên thuê một người có kinh nghiệm, như vậy sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro có thể xảy ra.
4.8 Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Chất lượng dịch vụ, sản phẩm của nhà hàng có tốt không một phần lớn nhờ vào đội ngũ nhân viên. Như John Willard Marriott từng chia sẻ: “Hãy hết mình với nhân viên của bạn, họ sẽ hết mình với khách hàng của bạn”. Đặc biệt, nhân viên cũng được xem là “bộ mặt” của nhà hàng. Vậy nên, cần phải đặc biệt chú ý khi tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng.
5. Những lưu ý khi kinh doanh nhà hàng
Để kinh doanh nhà hàng một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
5.1 Giấy phép kinh doanh
Để nhà hàng được đi vào hoạt động chính thức, bạn cần thực hiện đầy đủ các loại giấy phép sau:\
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu nhà hàng có bán rượu
- Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu nhà hàng có bán thuốc lá
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy
5.2 Hợp đồng thuê mặt bằng
Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là văn bản ký kết được thống nhất giữa hai bên nhằm mục đích cho thuê quyền sử dụng mặt bằng. Tất cả nội dung được thể hiện chi tiết thông qua những điều khoản trong hợp đồng. Về hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải xem xét thật kỹ lưỡng về các điều khoản, dịch vụ. Việc này sẽ giúp tránh tình trạng phải đền bù. Hay sự cố xảy ra trong và sau quá trình sử dụng.
5.3 Sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn
Thay vì quản lý nhà hàng bằng cách thủ công như sử dụng sổ sách hay file Excel. Ngày nay, các chủ nhà hàng thường ưu tiên sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng. Như vậy vừa tiết kiệm thời gian vừa thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về chiếc lược kinh doanh nhà hàng mà ezCloud muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin này sẽ hữu ích trong hành trình khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng của bạn. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.