Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng khách sạn

Kinh doanh nha hang khach san

Kinh doanh trong mảng F&B luôn là mục tiêu và là nhóm ngành được nhiều ông lớn và đại gia để ý đầu tư, đây là mảng cần những người có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng khách sạn điều hành để mang lại lợi nhuận tối đa.

Nhóm ngành mang lại lợi nhuận kinh doanh khá lớn nhưng cũng đi kèm những điều kiện khắt khe và rủi ro cao, đặc biệt trong ngành Nhà hàng Khách sạn.

Cùng ezCloud tìm hiểu những thông tin về kinh nghiệm về kinh doanh Nhà hàng khách sạn thành công.

Quy trình quản lý – kinh nghiệm quý giá trong kinh doanh nhà hàng khách sạn

  • Những khó khăn ban đầu là điều không thể tránh khỏi, khi đưa một nhà hàng vào vận hành, khách sạn cần phải chuẩn bị sẵn một lượng nhân lực ban đầu bao phủ được toàn bộ những vị trí trọng yếu. Vị trí quản lý ban đầu sẽ mang trong mình những trách nhiệm nặng nề nhất khi phải quán xuyến, theo dõi các vị trí ở dưới hoạt động một cách ăn khớp với nhau, ngoài ra các yếu tố về nội thất, ngoại thất, marketing, kế toán, vị trí quản lý sẽ cần phải theo dõi sát sao hơn.
  • Chỉ cần lơ là chút thì việc gặp sự gian lận, thất thoát sẽ không thể tránh khỏi

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng khách sạn

Việc bạn cần làm là trang bị cho khu vực nhà hàng khách sạn một phần mầm quản lý khách sạn tích hợp với khu vực nhà hàng. Nếu khách hàng đến sử dụng phòng thì toàn bộ giao dịch tại nhà hàng cũng được lưu lại, khách hàng chỉ phải thanh toán một lần khi checkout

Đọc thêm: Kinh doanh Nhà hàng khách sạn và những điều cần chú ý

Địa điểm đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà hàng khách sạn

Địa điểm là một điều rất quan trọng trong quá trình kinh doanh, đối với các nhà hàng thuộc khách sạn thường sẽ nằm trong khuôn viên, phạm vi kinh doanh của khách sạn. Để tạo được những điều khác biệt so với đối thủ, khách sạn sẽ phải biến không gian nhà hàng trở nên đặc biệt với những ý tưởng độc đáo, có thể là đưa nhà hàng lên tầng thượng,…

Các khách sạn cần có cho mình một chiến lược, phong cách nhất định để thu hút được khách hàng. Không nên làm quá chung chung sẽ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán, vì khi tham dự một bữa tiệc ẩm thực, khách hàng rất quan tâm đến không gian ẩm thực.

Kinh nghiem kinh doanh nha hang khach san

Thực phẩm đồ ăn nhà hàng

  • Vấn đề thực phẩm trong nhà hàng luôn là vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng dịch vụ của một nhà hàng. Đây cũng là những sản phẩm nhạy cảm, dễ chịu những tác động của thời tiết và con người. Rất nhiều nhà hàng đã sử dụng những nguồn thực phẩm không đảm bảo, kém chất lượng để có thể giảm bớt chi phí, hao hụt. Tuy nhiên việc này sẽ dẫn đến rất nhiều những rủi ro lớn về sức khoẻ cho khách hàng, trực tiếp ảnh hưởng tới thương hiệu.

Kinh nghiem kinh doanh nha hang khach san

Các khách sạn nên có sanx nhiều nguồn thực phẩm, nguyên liệu nấu ăn để đảm bảo tính ổn định trong chất lượng và số lượng khi phục vụ khách hàng. Trong những mùa cao điểm, hay mùa nắng nóng, thực phẩm dễ bị hư hỏng, hao hụt, việc lưu trữ cũng rất quan trọng để có thể giữ được sự đáp ứng liên tục tới nhu cầu của khách hàng.

Đào tạo nhân sự

  • Nhân sự chính là bộ mặt doanh nghiệp, theo nguyên lý “Thùng nước gỗ”, nhân viên kém nhất sẽ tạo nên ấn tượng xấu cho khách hàng, làm tan biến mọi nỗ lực bạn gây dựng trước đó. Giống như một thùng nước được đánh giá về khả năng chứa nước thông qua thanh gỗ ngắn nhất. Như John Willard Marriott từng chia sẻ, kinh nghiệm để nhân viên luôn cố gắng hết sức “Hãy hết mình với nhân viên của bạn, họ sẽ hết mình với khách hàng”. Bên cạnh đó các hoạt động đào tạo nhân viên cũng rất quan trọng trong quá trình quản lý và vận hành nhà hàng. Việc đào tạo khiến nhân sự được nâng cao chất lượng chuyên môn và giúp họ coi trọng hơn quá trình làm việc tại nhà hàng.

Kinh nghiem kinh doanh nha hang khach san

Quản lý tài chính

  • Trong kinh doanh, vấn đề tài chính luôn được đưa lên hàng đầu vì nó là xương sống của việc kinh doanh, là kinh phí duy trì các hoạt động của các bộ phận liên quan. Những người làm quản lý tài chính cần phải hiểu được đường đi của dòng tiền, những yếu tố tác động lên dòng tiền như: lạm phát, dịch bệnh, kinh tế,….
  • Thống kế những khoản chi phí cố định và phát sinh trong quá trình kinh doanh xuyết suốt để biết được tình trạng lãi lỗ, qua đó có được những bước đi kịp thời ứng phó với những khó khăn. Ngoài ra chi phí Marketing, quảng cáo cũng cần được quan tâm, vì đây là chi phí quan trọng, giúp đẩy mạnh thương hiệu khách sạn.
4.9/5 - (7 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)