Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về chuyển đổi số trong du lịch giúp cải thiện quá trình vận hành của doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Công nghệ hiện đại ngày càng phát triển kéo theo những sự thay đổi trong ngành du lịch. Nhằm cải thiện sự tương tác và nâng cao trải nghiệm của du khách, chuyển đổi số trong ngành du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu các bạn vẫn chưa biết đến thuật ngữ chuyển đổi số trong du lịch là gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chuyển đổi số trong du lịch là gì?

Chuyển đối số trong du lịch được hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình kinh doanh và tiếp thị thủ công, mang tính truyền thống sang một cách thức hiện đại hơn. Mục đích nhằm hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thông qua giá trị số dựa trên dữ liệu.

Trong ngành du lịch, quá trình chuyển đổi số được thể hiện qua việc thay đổi sự mới lạ trong kinh doanh/quản lý du lịch, phương thức du khách di chuyển/thanh toán. Tất cả các hoạt động đều có sự tham gia của công nghệ. Trong những năm trở lại đây, chuyển đổi số trở thành khái niệm phổ biến. Nhờ sự lan toả mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0. Trí tuệ nhân tạo (AI), big data, thực tế ảo (VR)… đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế – xã hội.

ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch

2. Lợi ích chuyển đổi số trong du lịch

2.1. Tối ưu hoá quá trình vận hành

Việc công nghệ số được áp dụng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp du lịch giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Đặc biệt, hiệu suất làm việc của nhân viên cũng sẽ được cải thiện. Ví dụ điển hình, các công ty du lịch có thể sử dụng phần mềm quản lý khách hàng. Mục đích để theo dõi lịch trình tour du lịch. Đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ hoàn hảo hơn khi đến tay khách hàng.

2.2. Cải thiện trải nghiệm của du khách

Trải nghiệm của khách hàng cũng sẽ được cải thiện khi áp dụng chuyển đổi số trong du lịch. Giờ đây, với sự hỗ trợ từ công nghệ hiện đại. Các bạn hoàn toàn có thể thực hiện đặt phòng khách sạn trên nền tảng trực tuyến. Đồng thời có thể linh động điều chỉnh theo nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, Internet cũng trở thành “hướng dẫn viên ảo” đối với nhiều du khách. Giới trẻ hiện nay thường có thói quen tham khảo nhận xét trực tuyến trên các diễn đàn trước khi đưa ra một quyết định nào đó.

2.3. Nâng cao tính cạnh tranh

Chuyển đổi số trong du lịch có thể là “đòn bẩy” lý tưởng để doanh nghiệp cải thiện tính cạnh tranh. Công nghệ đóng vai trò là yếu tố then chốt trong việc doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Gia tăng doanh thu bán hàng.

bảng hướng dẫn check in tại khách sạn

2.4. Tăng cường tiếp thị, quảng cáo

Công nghệ số mở ra cánh cửa phát triển cho các chiến lược tiếp thị và quảng bá du lịch. Việc sử dụng các hình thức tiếp thị/quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng.

2.5. Tối ưu quá trình quản lý dữ liệu

Các phần mềm quản lý dữ liệu hiện đại sẽ là công cụ đắc lực của doanh nghiệp trong việc thu thập và phân tích dữ liệu. Từ đó có thể đưa ra những quyết định, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Xem thêm:

3. Thực trạng chuyển đổi số trong du lịch tại Việt Nam hiện nay

Tuy chuyển đổi số trong du lịch là xu hướng toàn cầu nhưng tại Việt Nam. Mô hình này tuy đang được áp dụng nhưng phát triển khá chậm và còn còn tồn tại nhiều hạn chế:

  • Trong lĩnh vực quản lý: Ngành du lịch Việt Nam vẫn phụ thuộc đáng kể vào các phương pháp truyền thống. Điển hình như việc quản lý doanh nghiệp, công việc và nhân sự trên giấy tờ. Thông tin quan trọng như danh sách tour, lịch trình, sổ sách kế toán, hóa đơn và dữ liệu khách hàng chủ yếu được lưu trữ dưới dạng vật lý. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ thất lạc. Mà còn gây khó khăn trong việc tra cứu và cập nhật thông tin nhanh chóng.
  • Trong khía cạnh kinh doanh: Nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn đặt nặng việc xây dựng các văn phòng bán tour tại những vị trí chiến lược. Mục đích để thu hút khách hàng và vượt qua giới hạn địa lý. Các phương thức tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi hoặc bán trực tiếp tại văn phòng vẫn được ưa chuộng. Dẫn đến khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng còn nhiều hạn chế so với xu hướng số hóa hiện nay.
  • Trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng: Việc sử dụng các công cụ liên lạc như điện thoại, email, hay thư tín vẫn được ưa chuộng. Tuy nhiên, tình trạng mất dữ liệu, thiếu quy trình làm việc nhất quán hoặc thiếu các công cụ hỗ trợ chuyên biệt đôi khi khiến mối liên hệ với khách hàng bị gián đoạn. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm tổng thể.

4. Một số xu hướng chuyển đổi số trong du lịch trên toàn cầu

4.1. Trí tuệ nhân tạo và chatbots

Cả hai đều là những công nghệ hiện đại được áp dụng phổ biến trong ngành du lịch những năm trở lại đây. Chatbots là công cụ hoản hảo giúp rút ngắn khoảng cách giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Các bạn có thể đặt câu hỏi thắc mắc về các dịch vụ du lịch của doanh nghiệp và được giải đáp nhan chóng. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo AI sẽ là công cụ hiệu quả để tối ưu quá trình quản lý khách hàng. Từ đó mang đến trải nghiệm du lịch hoàn hảo nhất.

trí tuệ nhân tạo

4.2. Internet of Things (IoT)

Internet of Things (IoT) là công cụ được sử dụng trong ngành du lịch với mục đích tăng cường an ninh. Đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Dữ liệu trong IoT sẽ giúp doanh nghiệp có thể cập nhật được thói quen, nhu cầu du lịch của du khách. Từ đó giúp họ có thể lựa chọn được thông điệp phù hợp đến các tệp khách hàng tiềm năng.

iot

4.3. Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng (CSAT)

Sự hài lòng của khách hàng về các dịch vụ du lịch có thể được đánh giá thông qua các chỉ số nhất định. Điển hình như điểm đánh giá (rating), bình luận chia rẻ (review) của du khách đăng tải trên các nền tảng.

Du khách có thể đăng tải những lời nhận xét, hình ảnh đánh giá lên mạng xã hội (Facebook, Instagram…) hay các website du lịch. Điều này đóng vai trò như cơ sở thực tiễn giúp các cơ sở lưu trú có thể hiểu rõ về mong muốn của khách hàng. Yếu tố này khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch chú ý hơn đến chất lượng dịch vụ. Từ đó xây dựng hình ảnh uy tín trong lòng khách hàng.

Đây cũng là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Mang lại sự yên tâm cho khách hàng khi quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, xu hướng này dường như tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao trải nghiệm khách hàng thay vì trực tiếp tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch.

mức độ hài lòng của khách hàng

4.4. Trải nghiệm thực tế ảo (VR)

Với sự bùng nổ của công nghệ, thuật ngữ “Chuyến tham quan ảo” hay “Chuyến tham quan tương tác” đã ra đời từ năm 1994. Và hiện nay trở thành một trong những lĩnh vực bùng nổ trên toàn cầu. Đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới lạ và chưa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực du lịch.

Để đáp ứng nhu cầu khám phá các điểm đến qua internet của du khách, nhiều địa phương và công ty du lịch đã triển khai các tour du lịch thực tế ảo. Những tour này mô phỏng địa điểm du lịch thông qua sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh, video, và các yếu tố đa phương tiện như âm thanh, âm nhạc, lời thuyết minh hoặc văn bản giới thiệu. Đặc biệt, công nghệ ảnh 360 độ, video 360, ảnh Panorama và Flycam đã mang đến một trải nghiệm sống động. Giúp du khách nắm bắt rõ hơn về điểm đến tương lai và tăng hứng thú cho chuyến đi thực tế.

công nghệ vr

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn phát triển ý tưởng tổ chức tour du lịch “tại gia” với mức chi phí thấp hơn nhiều so với việc di chuyển thực tế. Chẳng hạn, du khách có thể chi khoảng 200 USD để tham gia một tour du lịch ảo khám phá Bảo tàng Louvre. Thay vì phải chi tiêu đáng kể để bay đến Paris và mua vé tham quan. Những giải pháp này không chỉ tối ưu hóa chi phí. Mà còn mở ra một hình thức du lịch hoàn toàn mới. Phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhiều đối tượng khách hàng.

4.5. Phần mềm điện thoại

Các ứng dụng, phần mềm trên điện thoại là xu hướng công nghệ trong du lịch đã quá nổi tiến tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Thay vì phải trực tiếp xếp hàng mua vé hay đặt phòng. Giờ đây du khách có thể hoàn toàn thao tác trên các ứng dụng di động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng có thể sử dụng các ứng dụng quản lý vận hành để theo dõi hoạt động của bản thân. Từ đó cải tiến quá trình vận hành, tối ưu chi phí.

ứng dụng du lịch

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về vấn đề chuyển đổi số trong du lịch. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Kiến thức chung của ezCloud để có thêm nhiều thông được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)