Concierge là gì? Thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp phát triển của một khách sạn.
Bộ phận Tiền sảnh được ví như “cơ quan đầu não” của bất cứ khách sạn nào. Concierge là một phần không thể thiếu trong cơ quan đó. Vậy Concierge là gì? Vị trí này đòi hỏi những yêu cầu ra sao? Hãy cùng ezCloud giải đáp toàn bộ thắc mắc ngay bây giờ nhé.
1. Concierge là gì?
Nội dung
- 1. Concierge là gì?
- 2. Công việc cụ thể của một Concierge
- 2.1 Hỗ trợ công việc bộ phận Bellman, Doorman
- 2.2 Quản lý ấn phẩm, báo, tạp chí
- 2.3 Tiếp nhận và xử lý thư, bưu kiện đến khách sạn
- 2.4 Quản lý việc mượn/ thuê trang thiết bị của khách sạn
- 2.5 Hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ
- 2.6 Tư vấn thông tin cho khách hàng
- 2.7 Hỗ trợ sắp xếp các phương tiện di chuyển cho khách hàng
- 2.8 Các công việc khác
- 3. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của Concierge
- 4. Yêu cầu đối với Concierge
1.1 Concierge là gì?
Concierge là từ ngữ được sử dụng để chỉ những nhân viên hỗ trợ khách hàng tại tiền sảnh. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ và thực hiệu yêu cầu của khách lưu trú. Ngoài ra, nhân viên Concierge còn hỗ trợ cho nhân viên Bellman và Doorman cùng nhiều công việc khác.
Concierge ban đầu mang nghĩa chỗ ở của người gác cửa hay nghề gác cửa. Vì trong tiếng Pháp, Concierge chỉ người gác cổng hay người phụ trách thắp nến trong cung điện. Còn trong từ điển tiếng Anh, Concierge được dịch là người phục vụ, cung cấp dịch vụ theo mong muốn của khách. Ví dụ như xách hành lý, đăng ký trước bữa ăn, đi bỏ thư. Hoặc các yêu cầu phục vụ riêng khác.
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Concierge trong khách sạn
Trong suốt quá trình lưu trú, nhân viên Concierge sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin trong và ngoài khách sạn cho quan khách. Dịch vụ Concierge rất đầy đủ và đa dạng. Bao gồm: sắp xếp xe đưa đón khách; cung cấp thông tin nơi vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm; chuyển thư từ, bưu phẩm; đảm bảo an toàn cho khách;…
Xem thêm:
- Những người chăm sóc giấc ngủ cho khách trong khách sạn
- Cashier là gì? Chi tiết vị trí làm việc không thể thiếu trong mọi khách sạn
2. Công việc cụ thể của một Concierge
Ngoài nhiệm vụ chính mà ezCloud đã nói ở trên, một Concierge còn phải đảm nhiệm một số công việc sau:
2.1 Hỗ trợ công việc bộ phận Bellman, Doorman
- Hỗ trợ vận chuyển, quản lý đồ đạc, hành lý cho khách hàng trong suốt quá trình lưu trú.
- Chào đón, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục check in tại quầy lễ tân.
- Hỗ trợ chuyển hành lý khi du khách có nhu cầu đổi phòng.
2.2 Quản lý ấn phẩm, báo, tạp chí
- Quản lý, đảm bảo đủ số lượng báo, tạp chí cần thiết tại quầy Concierge.
- Phân phối các ấn phẩm, tạp chí, loại báo đến phòng khách theo yêu cầu của khách hàng hay quy định của khách sạn.
2.3 Tiếp nhận và xử lý thư, bưu kiện đến khách sạn
- Tiếp nhận thư, bưu kiện bên ngoài gửi tới khách hàng.
- Chuyển thư, bưu kiện đến khách hàng trong thời gian nhanh nhất.
- Chuyển tiếp thư, bưu kiện nếu khách hàng đã rời khách sạn lưu trú.
2.4 Quản lý việc mượn/ thuê trang thiết bị của khách sạn
- Thực hiện nhu cầu mượn và thuê trang thiết bị: dây nối, phích cắm điện,… của khách hàng theo quy trình khách sạn.
- Thông báo khoản phí thuê, đặt cọc cho khách lưu trú muốn thuê trang thiết bị.
- Làm tục tục cho thuê trang thiết bị theo quy định khách hàng.
2.5 Hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ
- Cung cấp mật khẩu wifi cho khách hàng khi được hỏi.
- Tiếp nhận thông tin về các sự cố liên quan đến kỹ thuật, công nghệ đến khách hàng. Và các bộ phận liên quan để nhanh chóng giải quyết.
2.6 Tư vấn thông tin cho khách hàng
- Cung cấp bản đồ cho khách hàng. Và những thông tin liên quan đến sự kiện, điểm tham quan, tour du lịch địa phương.
- Tư vấn các thông tin liên quan đến ngành dịch vụ F&B, Gym, Spa,… tới khách hàng khi cần thiết.
2.7 Hỗ trợ sắp xếp các phương tiện di chuyển cho khách hàng
- Điều động xe đưa đón khách du lịch đúng giờ, hiệu quả.
- Thực hiện xếp lịch sử dụng xe, tài xế với tổ trưởng đội xe. Đồng thời, xác nhận điểm đến, hình thức tính phí,… theo yêu cầu của khách hàng.
2.8 Các công việc khác
Ngoài những nhiệm vụ đã kể trên, Concierge còn phải đảm nhận những công việc khác. Bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng và chuyển đến bộ phận liên quan.
- Giải quyết phàn nàn, khiếu nại của khách trong quyền hạn của nhân viên Concierge. Và bảo đảm không lặp lại lỗi tương tự.
- Lưu ý các trường hợp bất thường, khả nghi và báo ngay với bộ phận bảo vệ, an ninh.
- Thực hiện yêu cầu từ ban Giám đốc hay Trưởng bộ phận.
Xem thêm:
- Housekeeping là gì? Giải mã toàn bộ thông tin chi tiết từ A – Z
- Những công việc mà Housekeeping khách sạn phải làm
3. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của Concierge
Hiện nay, mức lương trung bình của một Concierge rơi vào khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền tip, phí phục vụ). Mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào quy mô khách sạn và kỹ năng nghiệp vụ của từng cá nhân. Vì ngành dịch vụ du lịch – nhà hàng – khách sạn ngày càng phát triển. Nên hiện có rất nhiều khách sạn tuyển dụng nhân viên Concierge. Nếu thực sự đam mê ngành nghề này, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm và nộp hồ sơ ứng tuyển online.
4. Yêu cầu đối với Concierge
Sau đây là một vài yêu cầu nhất định cần có ở một nhân viên Concierge:
- Kỹ năng giao tiếp tiếng Việt, tiếng Anh tốt.
- Có kỹ năng sử dụng máy tính văn phòng.
- Có tinh thần trách nhiệm cao.
- Ngoại hình ưa nhìn.
- Tác phong nhanh nhẹn, chủ động trong công việc. Có khả năng xử lý tình huống linh hoạt, nhanh chóng.
- Có kinh nghiệm là lợi thế lớn.
Với sứ mệnh làm hài lòng mọi vị khách, vị trí Concierge ngày càng được đánh giá cao. Và trở thành một phần không thể thiếu tại khách sạn. Điều này phần nào lý giải lý do việc tuyển chọn vị trí này lại ngày càng được chú trọng. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết trên, bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về ngành nghề này. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích. Hãy tiếp tục đón đọc bài viết mới của ezCloud tại chuyên mục Thuật ngữ nghề.