Đánh giá hiệu suất là gì? Tại sao cần đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên? Quy trình cùng phương pháp đánh giá hiệu suất hiệu quả.

Đánh giá hiệu suất làm việc là quy trình cần thiết của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ rất khó nếu các bạn không áp dụng những phương pháp đánh giá phù hợp. Vậy đánh giá hiệu suất là gì? Quy trình và phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên như thế nào để hiệu quả nhất? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đánh giá hiệu suất là gì?

Đánh giá hiệu suất là gì? Đây là một quy trình cần có tại một doanh nghiệp. Mục đích nhằm xác định đội ngũ nhân viên tại công ty liệu có đang được sử dụng hiệu quả hay không? Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoàn thành những mục tiêu trong công việc. Mục tiêu công việc được hoàn thành với nỗ lực, chi phí và thời gian thấp nhất được coi là hiệu suất tối ưu cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cần bỏ ra nhiều chi phí, thời gian và nỗi lực thì hiệu suất công việc không đạt chuẩn.

định nghĩa đánh giá hiệu suất là gì

Các bạn có thể áp dụng công thức tính hiệu suất làm việc như sau:

Hiệu suất công việc = Kết quả đạt được cuối cùng/ Chi phí đã bỏ ra

2. Tại sao cần đến đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên?

Quy trình đánh giá hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Giảm thiểu tối đa lãng phí nguồn lực cho quá trình vận hành doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu các chi phí bằng cách tối ưu hoá các phi phí bỏ ra. Bao gồm cả về tài chính, nỗ lực và thời gian…
  • Hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Bởi đánh giá hiệu suất sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy được việc sử dụng nguồn lực như thế nào sao cho hiệu quả nhất.
  • Giúp công ty tối ưu hoá được nguồn lực. Doanh nghiệp sẽ khoanh vùng được nhóm nhân viên có hiệu suất làm việc thấp. Từ đó tiến hành bổ sung đào tạo, thậm chí là đưa ra quyết định nhân sự. Điển hình như giảm lương, thuyên chuyển vị trí công tác, tuyển dụng bổ sung, sa thải…
  • Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên giúp doanh nghiệp thuận lợi cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Liên tục nâng cao hiệu suất làm việc tổng thể sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

3. Một số phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Hiện nay, phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên vô cùng phong phú. Các bạn hãy cùng ezCloud tìm hiểu về một số phương pháp phổ biến nhất dưới đây:

đánh giá năng lực

  • Đánh giá mục tiêu (MBO): Đây là phương pháp tập trung vào việc xác định các mục tiêu cụ thể cho nhân viên. Từ đó đánh giá hiệu suất làm việc của họ dựa theo mức độ hoàn thành các mục tiêu đó.
  • Đánh giá kết quả (Result-oriented): Đây là phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên phụ thuộc vào kết quả cuội cùng mà họ làm được trong công việc.
  • Đánh giá năng lực (Competency-based): Đây là phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua những kỹ năng, năng lực, kiến thức cần thiết để hoàn thành tốt công tiệc.
  • Đánh giá 360 độ (360-degree feedback): Doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến của cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng. Từ đó đánh giá hiệu suất của nhân viên đó.
  • Đánh giá theo tiêu chuẩn (Standard-based): Một tiêu chuẩn cụ thể sẽ được doanh nghiệp đề ra. Kết quả công việc sẽ được so sánh với tiêu chuẩn đó để đánh giá.
  • Đánh giá sáng tạo (Innovation-based): Doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng sáng tạo, tần suất đóng góp ý kiến của nhân viên. Từ đó đưa ra đánh giá hiệu suất làm việc phù hợp.
  • Đánh giá theo mục tiêu và kết quả (OKRs): Doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá hiệu suất trong một thời gian nhất định. Từ đó, nhân viên sẽ xác định được những công việc quan trọng để đạt được mục tiêu đã đề ra.

4. Quy trình đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Quy trình đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ được thực hiện bởi phòng ban nhân sự:

  • Bước 1: Thiết lập mô hình đánh giá hiệu suất làm việc nhất quán cho toàn doanh nghiệp.
  • Bước 2: Nhân viên thực hiện tự đánh giáo dựa theo hướng dẫn công ty ban hành.
  • Bước 3: Tiến hành họp trực tiếp giữa nhân viên và quản lý để bàn luận về bảng tự đánh giá. Từ đó có thể đề ra được những mục tiêu trong tương lai.
  • Bước 4: Hoành thành bản đánh giá hiệu suất làm việc có chữ ký xác định.
  • Bước 5: Phòng ban nhân sự tiến hành xử lý kết quả đánh giá. Từ đó làm cơ sở để báo cáo cấp trên, thưởng phạt rõ ràng.

5. Phương pháp thúc đẩy hiệu suất làm việc cho nhân viên

Để có thể thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp sau:

xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp cho nhân viên

  • Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể: Nhân viên được được biết rõ mục tiêu công việc cũng như kế hoạch đạt được nó. Các mục tiêu cần cụ thể để có thể đo lường và đánh giá.
  • Cung cấp tài nguyên, công cụ, thiết bị hiệu quả: Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ tài nguyên, dụng cụ, thiết bị cho nhân viên. Chỉ có thế, nhân viên mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Nếu họ không có đủ tài nguyên, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc.
  • Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên: Các chương trình đào tạo sẽ giúp đội ngũ nhân viên nâng cấp kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Từ đó giúp cải thiện hiệu suất công việc. Đồng thời giúp họ có thể đóng góp tích cực hơn cho tổ chức.
  • Phản hồi và đánh giá theo định kỳ: Việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp nhân viên nhận ra được những ưu – nhược điểm của bản thân. Từ đó làm cơ sở để cải thiện hiệu quả công việc.
  • Xây dựng môi trường công sở tích cực: Môi trường làm việc thoải mái sẽ giúp nhân viên tập trung hơn vào công việc. Đây cũng là nguyên nhân giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
  • Khuyến khích và khen thưởng: Thường xuyên khen thưởng nhân viên xứng với thành tích họ đạt được. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được động viên. Động lực làm việc hiệu quả cũng từ thế mà tăng cao.

6. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về đánh giá hiệu suất là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết!
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)