Deputy Manager là gì? Giải mã các thắc mắc về khái niệm, công việc, kỹ năng và mức thu nhập của một Deputy Manager mà có thể bạn chưa biết.

Vị trí Deputy Manager được xem là cánh tay đắc lực của các Manager tại các phòng ban khác nhau. Vậy Deputy Manager là gì? Nhiệm vụ của họ như thế nào? Mọi thông tin liên quan đến vị trí công việc này sẽ được bật mí chi tiết trong bài viết sau.

1. Deputy Manager là gì?

Deputy Manager hay còn được gọi là phó phòng. Những người này thường đảm nhận quyền điều hành, làm việc dưới sự giám sát của người quản lý (Manager). Không những vậy, họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Manager để hoàn thành nhiệm vụ của phòng ban hoặc tổ chức. Deputy Manager thường được giao trách nhiệm quản lý khi Manager vắng mặt. Vị trí này thường có tiềm năng phát triển và thăng tiến khá cao.

vị trí phó phòng

Ngày nay, vị trí này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức doanh nghiệp. Vì vậy, tiêu chí và yêu cầu mà các công ty đề ra cho công việc này thường khá cao. Deputy Manager cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng và phải nắm vững các kiến thức cơ bản về thị trường, tài chính. Bên cạnh đó, họ cũng phải trang bị tốt cho mình các kỹ năng mềm để hỗ trợ công việc tốt hơn.

2. Công việc của Deputy Manager là gì?

Công việc của một nhân viên Deputy Manager bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, không có một bản mô tả cụ thể nào có thể áp dụng cho mọi tình huống. Do mỗi tổ chức và ngành nghề đều có yêu cầu riêng biệt. Tuy nhiên, dưới đây là một số công việc và nhiệm vụ chung mà hầu hết các Deputy Manager đều phải thực hiện:

deputy manager tham gia các buổi họp

  • Đại diện cho Manager khi họ vắng mặt.
  • Hỗ trợ người quản lý trong các nhiệm vụ hàng ngày. Cũng như trong quá trình đưa ra quyết định của họ.
  • Tham gia vào các cuộc họp của bộ phận và chuẩn bị thông tin và báo cáo liên quan.
  • Giúp người quản lý giám sát và đảm bảo rằng các hoạt động của bộ phận đạt được mục tiêu được đề ra.
  • Tương tác và làm việc cùng các bộ phận khác như tài chính, kế toán, nhân sự và tiếp thị để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả.
  • Giám sát và đảm bảo rằng nhân viên thuộc bộ phận thực hiện công việc theo các nguyên tắc và quy định của tổ chức.
  • Chuẩn bị các báo cáo liên quan đến hoạt động của bộ phận theo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý) để gửi lên cho người quản lý.
  • Làm việc và hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác trong tổ chức hoặc bộ phận để đảm bảo đạt được mục tiêu chung.
  • Hỗ trợ trong quá trình tuyển dụng, đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới trong bộ phận hoặc tổ chức.
  • Cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động của bộ phận. Từ đó báo cáo cho các quản lý cấp cao khác.

3. Mức thu nhập của Deputy Manager

Hiện nay, thu nhập của Deputy Manager phụ thuộc vào việc họ quản lý bộ phận nào. Cũng như quy mô và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. đó ra sao. Sau đây là một số thông tin tổng hợp về mức lương trung bình của Deputy Manager mà bạn có thể tham khảo:

deputy manager hỗ trợ manager

  • Lương trung bình: 34.100.000 đồng/tháng.
  • Phạm vi lương thông thường: từ 23.200.000 đến 34.800.000 đồng/tháng.
  • Lương thấp nhất: 11.600.000 đồng/tháng.
  • Lương cao nhất: 116.000.000 đồng/tháng.

Dưới đây là mức lương trung bình của các vị trí Deputy Manager:

  • Accounting Deputy Manager: 23.200.000 đồng/tháng.
  • Logistics Deputy Manager: 22.400.000 đồng/tháng.
  • Deputy Manager Kinh doanh: 24.500.000 đồng/tháng.
  • Deputy Manager Kỹ thuật: 17.200.000 đồng/tháng.

4. Các kỹ năng cần có để trở thành Deputy Manager

Một Deputy Manager ưu tú chắc chắn không thể thiếu những yếu tố quan trọng sau đây:

4.1 Kỹ năng lãnh đạo

Đây là một trong những kỹ năng hàng đầu mà một Deputy Manager cần phải có. Điều này bao gồm khả năng khích lệ và truyền cảm hứng cho nhân viên. Đồng thời phải đặt ra mục tiêu cụ thể và hướng dẫn công việc một cách rõ ràng. Kỹ năng lãnh đạo giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Đặc biệt là đẩy mạnh sự phát triển của toàn bộ nhóm làm việc.

kỹ năng lãnh đạo của phó phòng

4.2 Kỹ năng quản lý dự án

Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Deputy Manager là đảm nhận việc quản lý dự án. Điều này đặt ra sự cần thiết cho việc sở hữu kỹ năng quản lý dự án. Để thành công, họ cần có khả năng lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ. Không những vậy phải đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng thời hạn. Cũng như đạt được các mục tiêu đã đề ra.

4.3 Kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt là điều không thể thiếu đối với một Deputy Manager. Việc giao tiếp rõ ràng và thuyết phục giúp họ truyền đạt thông tin một cách hiệu quả đến đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng. Đồng thời giúp họ lắng nghe và giải quyết mọi xung đột một cách dễ dàng hơn.

deputy manager có kỹ năng giao tiếp tốt

4.4 Kỹ năng quản lý thời gian

Do số lượng công việc nhiều vậy nên Deputy Manager cần phải biết cách quản lý thời gian hợp lý. Cụ thể đó là biết ưu tiên công việc nào trước, lên timeline thực hiện cụ thể và làm việc một cách hiệu quả.

4.5 Kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra quyết định

Vị trí Deputy Manager thường đảm nhận nhiệm vụ đưa ra quyết định quan trọng. Điều này đòi hỏi kỹ năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Từ đó có thể quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển.

kỹ năng phân tích của deputy manager

4.6 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng này giúp Deputy Manager phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phù hợp cho các khó khăn. Cũng như những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, bạn cần phải biết cách tìm kiếm thông tin, phản biện nhanh nhạy và xử lý tình huống khôn khéo.

5. Lời kết

Hy vọng những thông tin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “Deputy Manager là gì?”. Cũng như biết thêm nhiều kiến thức mới mẻ xoay quanh công việc này. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Khách Sạn.

 

5/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)