Giải thích thuật ngữ “Điểm du lịch là gì?”. 4 điều kiện công nhận điểm du lịch mà cá nhân, tổ chức quản lý điểm du lịch cần biết.

Có hàng nghìn địa điểm trên khắp thế giới mà du khách có thể lựa chọn. Nhưng chỉ một số ít được công nhận là điểm du lịch. Quy trình công nhận một điểm du lịch cần sự đánh giá kỹ lưỡng và xem xét các tiêu chí khác nhau. Từ lịch sử, văn hóa đến cảnh quan thiên nhiên và dịch vụ du lịch. Vậy điểm du lịch là gì? Hãy cùng khám phá những yếu tố mà tổ chức du lịch và chính phủ sử dụng để đánh giá. Và công nhận các điểm du lịch trên thế giới.

1. Thực trạng thành lập điểm du lịch hiện nay

Ngành du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển xã hội, chính trị, kinh tế của đất nước. Việc phát triển du lịch giúp quốc gia có nguồn thu ngân sách. Ảnh hưởng tích cực tới các ngành kinh tế liên quan. Đồng thời, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì lý do này, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành lập điểm du lịch nhằm mục đích kinh doanh.

địa điểm du lịch tại việt nam

2. Điểm du lịch là gì?

2.1. Thế nào là điểm du lịch?

Định nghĩa điểm du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam 2017 như sau: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.
Nói một cách chi tiết hơn, điểm du lịch chỉ một đất nước/ địa phương có tài nguyên hấp dẫn, hạ tầng phù hợp. Có các dịch vụ, sản phẩm phục vụ cho việc du lịch. Đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch lưu trú ít nhất một đêm.

2.2. Ví dụ về điểm du lịch

  • Hạ Long, Việt Nam – Thành phố biển nổi tiếng với vịnh Hà Long. Được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và năm 2000 theo tiêu chí (vii) và tiêu chí (viii).
  • London, Anh – Điểm du lịch thu hút với cung điện Buckingham (nơi cư trú của Hoàng gia Anh, nổi tiếng với Lễ diễu hành thứ sáu và thứ hai). Hay tháp đồng hồ Big Ben (một trong những đồng hồ cổ nhất và nổi tiếng nhất thế giới).
  • Rome, Italy – Nơi có một trong những di tích La Mã cổ nhất, nổi tiếng với các trận đấu gladiator. Cùng Thánh đường St. Peter’s Basilica (một trong những nhà thờ Công giáo lớn nhất và đẹp nhất thế giới, là nơi cư trú của Giáo hoàng).
  • Seoul, Hàn Quốc – Thủ đô sôi động, nơi bạn có thể thăm quan các di tích lịch sử như Cung điện Gyeongbokgung. Và làng truyền thống Bukchon Hanok Village. Đồng thời, Seoul còn là thiên đường mua sắm với khu vực Dongdaemun và Myeongdong.

3. Đặc điểm của điểm du lịch

Được thẩm định về mặt văn hóa: Có thể lý giải lý do điểm du lịch là kết quả thẩm định về văn hóa của khách du lịch. Bởi du khách thường chỉ tới những nơi đáng để đầu tư tiền của và thời gian.

  • Tính bổ sung: Du lịch có tính liên ngành, điểm du lịch bị ảnh hưởng nhiều bởi các dịch vụ có mối quan hệ mật thiết. Vậy nên, các yếu tố liên ngành phải có chất lượng tương đồng nhau.
  • Tính đa dạng: Điểm du lịch thường có các tiện nghi phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương và du khách. Tính đa dạng phụ thuộc vào cách phân loại độ tiện nghi. Chỉ phục vụ cho cư dân, khách du lịch hoặc cả hai đối tượng.

khách du lịch trải nghiệm cưỡi voi

4. Phân loại điểm du lịch

Điểm du lịch được chia thành 2 loại chính mà ezCloud giới thiệu sau đây. Dựa theo mục đích của chuyến đi, tài nguyên du lịch và cơ sở dịch vụ. Đó là:

4.1. Điểm chức năng

Điểm du lịch mà có dạng địa hình độc đáo, câu lạc bộ, các công trình tôn giáo, vườn Quốc gia, khu nghỉ dưỡng,… thu hút khách du lịch được gọi là điểm chức năng. Với đa dạng mục đích: chữa bệnh, nghiên cứu, mạo hiểm, thể thao,…
Ví dụ: Tắm bùn khoáng tại Tháp Bà – Nha Trang, Trekking Tà Năng – Phan Dung tại quãng đường 50km,…

Xem thêm: 

4.2. Điểm tài nguyên

Là tên gọi các địa điểm du lịch có các yếu tố tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa – lịch sử, các giá trị nhân văn,… mà khách du lịch chủ yếu tới tham quan và tìm hiểu.
Ví dụ: Ngồi thuyền tham quan hang động tại Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh,…

5. Yếu tố cấu thành điểm du lịch là gì?

5.1. Điểm hấp dẫn du lịch (Attractions)

Là những giá trị mà du khách bị thu hút bởi điểm du lịch. Ví dụ như: lễ hội, tài nguyên thiên nhiên,… Điều này ảnh hưởng nhiều tới quyết định chuyến đi của khách du lịch.

hồ gươm hà nội

5.2. Giao thông đi lại (Access)

Khách du lịch thường có xu hướng lựa chọn những điểm đến có hệ thống giao thông thuận tiện. Để việc di chuyển giữa các điểm tham quan được dễ dàng, nhanh chóng và an toàn nhất. Điều này bao gồm mạng lưới đường bộ, đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường biển.

5.3. Nơi nghỉ ngơi ăn uống (Accommodation)

Tại điểm du lịch, các dịch vụ lưu trú không chỉ cung cấp nơi nghỉ ngơi, ăn uống đơn thuần. Mà còn thể hiện sự mến khách nói chung và văn hóa bản địa nói riêng. Với những đặc trưng, đặc sản vùng miền.

5.4. Dịch vụ hỗ trợ và các tiện ích (Amenities)

Các dịch vụ và tiện ích là khả năng đáp ứng các nhu cầu của du khách. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên du lịch. Và phục vụ các du khách. Khách tham quan thường tìm kiếm các dịch vụ và tiện ích hỗ trợ cho yêu cầu sống cơ bản của bản thân. Vậy nên, các điểm du lịch cần trang bị dịch vụ và cơ sở hỗ trợ du lịch đạt tiêu chuẩn và đồng bộ.

5.5. Các phương diện khác (Activities)

Một số yếu tố khác cấu thành nên điểm du lịch có thể kể đến: cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật,… Các yếu tố trên được thể hiện qua các công trình xây dựng. Như: bưu điện, bệnh viện, ngân hàng,… được xây dựng dưới hoặc trên mặt đất. Bảo đảm phục vụ nhu cầu sinh sống của một cộng đồng cư dân. Ngoài ra còn có các khu vui chơi, cơ sở ăn uống và lưu trú, khu mua sắm, trung tâm thương mại, phòng gym, quán bar, spa, sân golf,…

6. Điều kiện công nhận điểm du lịch

Điểm du lịch phải đáp ứng được 4 điều kiện sau mới được công nhận là điểm du lịch quốc gia:

  • Có tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách.
  • Mỗi năm phải đảm bảo có tối thiểu một trăm nghìn lượt khách đến tham quan.
  • Có hệ thống giao thông, dịch vụ thuận tiện đến điểm du lịch như: có khu vệ sinh công cộng, khu vực đỗ xe, phòng cháy chữa cháy, thoát, cấp nước, thông tin liên lạc. Và một số dịch vụ khác đáp ứng được nhu cầu của du khách.
  • Đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường đúng theo quy định của luật pháp.

điểm du lịch

7. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức quản lý điểm du lịch

7.1. Quyền của cá nhân, tổ chức quản lý điểm du lịch

  • Khai thác, đầu tư, bảo vệ tài nguyên du lịch.
  • Tổ chức kinh doanh, ban hành nội quy dịch vụ phục vụ du khách.
  • Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quản lý, quy định việc dùng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý.
  • Được thu phí nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật.

7.2. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức quản lý điểm du lịch

  • Đảm bảo điều kiện quy định tại mục 2 nêu trên.
  • Tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách du lịch tham quan.
  • Giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi.
  • Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và khách du lịch. Giữ gìn môi trường tại điểm đến du lịch.
  • Tiếp nhận và xử lý kiến nghị của du khách trong phạm vi quản lý kịp thời.

Xem thêm: 

8. Phân biệt điểm du lịch với khu du lịch

8.1. Giống nhau

  • Cả hai đều sở hữu tài nguyên du lịch thu hút, hấp dẫn du khách.
  • Dịch vụ du lịch và kết cấu hạ tầng tại hai nơi đều đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
  • Điểm du lịch và khu du lịch đều giúp nâng cao đời sống vật chất, tạo việc làm cho cư dân. Cũng như góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.

8.2. Khác nhau

sự khác nhau giữa điểm du lịch và khu du lịch

9. Tạm kết

Tóm lại, điểm du lịch là những vùng đất kỳ diệu mang đến cho du khách cảm giác tận hưởng khi khám phá. Từ những thành phố sôi động đến vùng quê yên bình. Khách du lịch có thể khám phá văn hóa, lịch sử và thiên nhiên độc đáo tại mỗi địa phương.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên cập nhật những bài đọc mới của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ du lịch.

4/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)