Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về dynamic pricing là gì cùng ưu, nhược điểm của loại hình chiến lược định giá động phòng khách sạn.

Định giá theo mùa (seasonal room rates) là một trong những cách quyết định giá phòng khách sạn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, doanh số bán phòng của khách sạn hoàn toàn không được tối ưu khi sử dụng cách thức định giá này. Dẫn đến tình trạng bán phòng chưa thực sự hiệu quả. Khi đó, khách sạn có thể áp dụng chiến lược định giá động. Khái niệm này còn được biết đến với tên gọi dynamic pricing. Vậy thuật ngữ dynamic pricing là gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quản lý doanh thu khách sạn là gì?

Quản lý doanh thu khách sạn là một chiến lược trọng yếu trong ngành khách sạn. Mục đích nhằm tối đa hóa nguồn thu thông qua việc phân tích dữ liệu và dự đoán nhu cầu thị trường. Bằng cách áp dụng các chiến lược định giá linh hoạt. Khách sạn có thể tối ưu hóa doanh thu mà không cần tăng số lượng phòng bán ra. Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp này là cung cấp đúng sản phẩm hoặc dịch vụ, cho đúng đối tượng khách hàng, vào đúng thời điểm, với mức giá tối ưu nhất.

Mức giá thường được quyết định dựa trên tình hình cung cầu thực tế. Đồng thời kết hợp với các yếu tố như dữ liệu lịch sử, sự kiện địa phương, lượng đặt phòng đã có và xu hướng thị trường. Để thực hiện hiệu quả, khách sạn cần tối ưu cả tỷ lệ lấp đầy phòng và mức giá trung bình hàng ngày (ADR). Đây không chỉ là công cụ nâng cao doanh thu. Mà còn là cách giúp khách sạn duy trì sự cạnh tranh và phục vụ khách hàng tốt hơn trong bối cảnh nhu cầu thị trường biến động không ngừng.

2. Dynamic pricing là gì?

Thông thường, các khách sạn sẽ tiến hành quy định một mức giá phòng cố định. Cụ thể hơn, một mức giá cố định cho các ngày trong tuần. Một mức giá khác cao hơn cho những ngày cuối tuần. Và tất nhiên, tất cả chúng sẽ có sự gia tăng khi bắt đầu mùa du lịch cao điểm.

Dynamic pricing được hiểu là chiến lược định giá động. Khách sạn sẽ thay đổi mức giá phòng dựa trên mức độ nhu cầu của khách hàng. Thay vì giữ cố định một mức giá tại mọi thời điểm. Khi nhu cầu tăng cao, giá phòng khách sạn sẽ tăng trong phạm vi nhất định. Tương tự, khi nhu cầu có xu hướng giản. Giá phòng cũng sẽ giảm để phù hợp với thị trường.

Định giá động là giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng đặt phòng giờ chót, đặt phòng sớm của nhiều khách hàng. Tại mỗi thời điểm, giá phòng sẽ có sự thay đổi. Điều này đảm bảo rằng nếu du khách đặt phòng càng sớm thì sẽ nhận được mức giá phòng ưu đãi.
Bên cạnh lĩnh vực khách sạn, dynamic pricing còn được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác. Điển hình như ngành hàng không, giải trí – sự kiện, bán lẻ… Lý do là bởi nhu cầu, hành vi đặt mua của người tiêu dùng luôn có sự đồng nhất.

định giá động phòng khách sạn

3. Tầm quan trọng của dynamic pricing là gì?

Có thể thấy, lợi ích tuyệt vời nhất của chiến lượng định giá động dynamic pricing chính là thông qua việc điều chỉnh giá phòng theo nhu cầu của thị trường. Khách hàng có thể cải thiện công suất phòng. Đồng thời đưa ra mức giá phòng cạnh tranh hơn.

Ví dụ cụ thể: Mức giá phòng được quy định với những ngày trong tuần là 109 USD. Đây là mức giá được coi là phù hợp tại thời điểm áp dụng. Tuy nhiên, khi có một buổi hoà nhạc lớn được tổ chức tại gần vị trí khách sạn. Điều này đã khiến số lượng du khách đổ về nơi đó ngày càng nhiều. Nếu không xây dựng định giá động kịp thời. Khách sạn của bạn vẫn sẽ giữ mức giá 109 USD dù khách hàng có thể trả nhiều tiền hơn. Đồng thời, số lượng phòng trống của bạn cũng sẽ nhanh chóng hết. Bởi giá bán phòng khi đó của khách sạn sẽ được coi là ưu đãi nhất trong toàn thành phố.

Dynamic pricing cũng sẽ giúp chủ doanh nghiệp hiểu thêm về nhu cầu, hành vi của khách hàng cũng như xu hướng thị trường. Nếu nhu cầu đặt phòng đột ngột tăng cao trong một khoảng thời gian nhất định. Các bạn có thể dựa vào đó để kiểm tra xem sự kiện gì đang xảy ra. Từ đó có phương án chuẩn bị cho khách sạn được phù hợp nhất.

4. Top 6 chiến lược định giá động phổ biến trong ngành khách sạn

4.1. Định giá theo thời gian

Đây là phương pháp định giá trong đó giá phòng được điều chỉnh dựa vào thời điểm cụ thể trong ngày hoặc các khung giờ nhất định. Ví dụ, khách sạn có thể tăng giá vào các ngày cuối tuần hoặc giảm giá cho những đặt phòng muộn sau 7 giờ tối. Chiến lược này không chỉ giúp tối đa hóa doanh thu vào các giờ cao điểm mà còn tạo cơ hội thu hút khách hàng trong những khung giờ ít người đặt phòng. Điều quan trọng là mức giá luôn phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng trong từng thời điểm cụ thể.

4.2. Định giá theo nhu cầu

Chiến lược này dựa trên việc điều chỉnh giá theo mức độ cầu thị trường tại từng thời điểm. Khi nhu cầu cao, giá phòng sẽ được tăng để tối ưu hóa doanh thu. Ngược lại, trong các giai đoạn thấp điểm, giá giảm giúp tăng tỷ lệ lấp đầy phòng và hạn chế tối đa phòng trống. Đây là cách tiếp cận linh hoạt và hiệu quả, nhưng đòi hỏi khách sạn phải liên tục theo dõi sát sao các xu hướng thị trường và dự đoán chính xác nhu cầu khách hàng.

4.3. Định giá theo cạnh tranh

Chiến lược này tập trung vào việc định giá dựa trên mức giá của các đối thủ cùng phân khúc trên thị trường. Điều này yêu cầu khách sạn phải liên tục theo dõi, phân tích giá của các đối thủ và điều chỉnh mức giá của mình sao cho phù hợp. Phương pháp này đảm bảo khách sạn không bị định giá quá cao, gây mất khách hàng, hoặc quá thấp, làm giảm giá trị thương hiệu. Trong thời đại khách hàng có xu hướng so sánh giá trước khi quyết định, định giá cạnh tranh là một công cụ quan trọng để duy trì lợi thế.

4.4. Định giá theo phân khúc khách hàng

Chiến lược này chia thị trường thành các nhóm khách hàng khác nhau dựa trên hành vi, mục đích hoặc thói quen tiêu dùng, từ đó áp dụng các mức giá riêng biệt. Chẳng hạn, khách doanh nghiệp thường sẵn sàng chi trả nhiều hơn vào các ngày trong tuần, trong khi khách du lịch giải trí lại ưa chuộng giá rẻ vào cuối tuần. Việc tùy chỉnh giá theo từng phân khúc không chỉ tối ưu hóa doanh thu mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm của họ.

khách hàng tại khách sạn

4.5. Định giá theo thời gian lưu trú

Chiến lược này điều chỉnh giá phòng dựa trên độ dài thời gian lưu trú của khách. Các khách sạn thường giảm giá cho những đặt phòng kéo dài nhiều đêm để khuyến khích khách ở lại lâu hơn, trong khi giá cho các kỳ lưu trú ngắn thường cao hơn. Ưu điểm của chiến lược này là tăng tỷ lệ lấp đầy một cách ổn định, đồng thời tạo cơ hội tăng doanh thu từ các dịch vụ đi kèm như ăn uống hoặc spa. Ngoài ra, việc khuyến khích lưu trú lâu hơn cũng giúp giảm chi phí vận hành liên quan đến quy trình nhận và trả phòng thường xuyên.

4.6. Định giá theo kênh phân phối

Phương pháp này thiết lập mức giá khác nhau tùy thuộc vào kênh khách đặt phòng, chẳng hạn như thông qua OTA (các đại lý du lịch trực tuyến) hoặc trực tiếp qua website khách sạn. Vì OTA thường tính hoa hồng cao, khách sạn có xu hướng tăng giá phòng trên các nền tảng này để bù đắp chi phí.

Ngược lại, đặt phòng trực tiếp thường có mức giá hấp dẫn hơn để khuyến khích khách hàng chọn phương thức này. Chiến lược định giá theo kênh không chỉ giúp tối ưu hóa doanh thu mà còn cung cấp dữ liệu khách hàng toàn diện hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí hoa hồng. Với cách tiếp cận linh hoạt qua nhiều kênh, khách sạn mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng nhưng vẫn hướng đến tối ưu hóa chi phí và hiệu quả kinh doanh.

5. Hướng dẫn cách triển khai chiến lược dynamic pricing tại khách sạn

Dù quy mô khách sạn của bạn lớn hay nhỏ thì đều có thể áp dụng chiến lược định giá động. Với những người chủ kinh doanh hay quản lý doanh số khách sạn. Việc phải điều chỉnh giá phòng liên tục có lẽ sẽ mang đến nhiều phiền phức. Chính vì vậy mà tính năng định giá động thường được tích hợp bên trong phần mềm quản lý khách sạn. Tính năng trên phần mềm quản lý khách sạn này sẽ hoạt động thông qua việc phân tích dữ liệu đầu vào, lịch sử đặt phòng, nhu cầu của thị trường, mức giá tối đa/tối thiểu. Từ đó có thể xác định mức giá phù hợp mà khách sạn có thể áp dụng trong tương lai.

hướng dẫn triển khai định giá động tại khách sạn

Khi sử dụng phần mềm quản lý khách sạn tích hợp tính năng áp dụng dynamic pricing. Chủ khách sạn cần quan tâm đến hay yếu tố sau:

  • Cho phép phần mềm nhập các thông số, thuộc tính để giá phòng động sau khi phân tích sẽ luôn sát với thực tế.
  • Đồng bộ phần mềm quản lý khách sạn với channel manager. Cho phép đồng bộ giá phòng lên các kênh bán phòng khách sạn. Đồng thời, hỗ trợ đồng bộ hai chiều. Từ đó đảm bảo giá hiển thị cho du khách luôn chính xác theo mức bạn mong muốn.

ezCms Leo là một giải pháp tiên tiến dành cho các khách sạn từ 3-5 sao, giúp quản lý kênh phân phối hiệu quả với các tính năng nổi bật:

  • Đồng bộ dữ liệu tự động: Cập nhật giá phòng và số lượng phòng trống đồng thời trên tất cả các kênh OTA chỉ với vài thao tác, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót khi quản lý thủ công.
  • Tích hợp hơn 200+ kênh OTA và hệ thống Sabre GDS: Tăng hiệu quả phân phối trên toàn cầu với sự tích hợp các kênh đặt phòng trực tuyến và hệ thống phân phối lớn nhất thế giới.
  • Hạn chế overbooking: Khi có đặt phòng từ OTA, hệ thống tự động trừ phòng trống và cập nhật lên các kênh khác, đảm bảo quản lý kịp thời và tránh tình trạng đặt trùng phòng.
  • So sánh giá cạnh tranh: Cho phép theo dõi và điều chỉnh giá so với đối thủ nhanh chóng, giúp khách sạn duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tăng công suất bán phòng và doanh thu: Hệ thống giúp tối ưu hóa công suất bán phòng, tăng doanh thu đến 35%, đồng thời cho phép tích hợp các chiến lược giá linh hoạt.
  • Giao diện thân thiện, quản lý mọi lúc mọi nơi: Màn hình quản trị rõ ràng, dễ thao tác và hỗ trợ quản lý từ xa qua nền tảng điện toán đám mây.
  • Tích hợp hệ thống Booking Engine trên website: Hỗ trợ đặt phòng trực tiếp qua website khách sạn, giảm chi phí hoa hồng từ OTA và tăng lợi nhuận.

phần mềm ezcms leo

6. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng chiến lược dynamic pricing là gì?

Tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng quá trình ứng dụng chiến lượng dynamic pricing cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Nếu bạn duy trì mức giá phòng cố định trong nhiều năm thì việc thay đổi giá phòng cao hơn sẽ không được lòng tệp khách hàng trung thành. Giải pháp cho vấn đề này chính là hãy thực hiện những chương trình ưu đãi đặc biệt cho họ.
  • Thái độ, kỳ vọng của khách hàng cũng sẽ thay đổi khi bạn đột ngột ứng dụng chiến lược dynamic pricing. Đầu tiên là đối với khía cạnh thái độ, một thành phần nhỏ du khách sẽ coi việc bạn đang tăng giá là đang lợi dụng sự biến động của thị trường để đẩy giá. Đặc biệt hoàn cảnh tác động thị trường là do các trường hợp như tai nạn, thời tiết xấu cản trở giao thông khu vực. Việc tăng giá đột ngột có thể khiến hình ảnh của khách sạn bị giảm bớt.
  • Bên cạnh đó, du khách cũng sẽ có xu hướng kỳ vọng vào những khách sạn có giá thành cao. Chất lượng đồ ăn, dịch vụ, thái độ phục vụ là những điều bạn cần chú trọng để khiến khách hàng hài lòng với trải nghiệm tại khách sạn.

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về dynamic pricing là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Kiến thức chung của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)