Kinh doanh homestay: Bí quyết hái tiền triệu cho người ít vốn

kinh-doanh-homestay

Homestay là gì? Kinh doanh homestay – Lĩnh vực tiềm năng được các chủ kinh doanh ưu ái lựa chọn nhất 2023.

Trong những năm gần đây, homestay là lĩnh vực kinh doanh nhận được rất nhiều sự quan tâm. Chỉ với một số vốn ít, bạn có thể kiếm được một khoản lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác, để kinh doanh homestay thành công, bạn cần phải nắm vững những kiến thức cần thiết. Trong bài viết dưới đây, ezCloud sẽ chia sẻ những kiến thức cần thiết để kinh doanh homestay kiếm tiền triệu.

1. Homestay là gì?

Về bản chất, homestay là loại hình lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ lại tại nhà dân để khám phá. Cũng như trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống văn hóa của người dân tại địa phương. Để hiểu rõ hơn, hãy hình dung về một loại hình lưu trú tại nhà người dân. Ở đó, bạn sẽ được hòa mình vào không gian sinh hoạt với gia chủ, được nấu nướng, được làm việc, trò chuyện. Và ăn uống với họ như một thành viên trong gia đình. Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn gần gũi và chân thực hơn về văn hóa địa phương mà mình vừa đặt chân tới.

homestay đà lạt
Loại hình này đặc biệt phù hợp với những quốc gia có nền văn hóa đa dạng như Việt Nam. Đó là lý do tại sao kinh doanh homestay đang là một từ khóa rất hot trong giới trẻ hiện nay.

2. Tại sao bạn nên kinh doanh loại hình homestay?

Homestay đang được nhiều người nhiều nhà ở những khu du lịch , điểm du lịch lựa chọn và phát triển . Vậy lợi ích của việc kinh doanh homestay là gì?

2.1 Tiềm năng của kinh doanh homestay

Loại hình lưu trú homestay mới trở nên phổ biến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Nguyên nhân là do sự nở rộ của trào lưu “tây balo” và “phượt” của giới trẻ Việt Nam và nước ngoài. Mong muốn của họ là có một nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm văn hóa địa phương. Vì thế, khách sạn hay resort không thể đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng này mà chỉ có loại hình homestay.
Hiện nay, kinh doanh homestay đã nở rộ ở nhiều vùng miền ở Việt Nam. Điển hình như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế, Hà Giang,… Theo các chuyên gia du lịch, loại hình kinh doanh homestay không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp. Bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý. Thêm vào đó là lợi nhuận không cao như kinh doanh khách sạn, resort,… Vì vậy, kinh doanh homestay đang trở thành lĩnh vực tiềm năng cho những người ít vốn, dân địa phương và dân công sở kiếm lời.

phòng ngủ homestay

2.2 Lợi nhuận hấp dẫn

Lợi nhuận luôn là yếu tố đầu tiên quyết định sức hấp dẫn của một lĩnh vực kinh doanh. Với kinh doanh homestay, có nhiều người đã kiếm được mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một tháng.
Lĩnh vực du lịch đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng với đó là chất lượng đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Dẫn đến nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn tăng cao. Bên cạnh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ thì homestay đang dần trở thành xu hướng của nhiều người. Vậy nên nếu làm tốt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về lợi nhuận.

2.3 Vốn đầu tư ban đầu ít và dễ huy động

So với các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, rõ ràng số vốn cần để kinh doanh homestay là ít hơn rất nhiều. Chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Do đó, rất dễ dàng để bạn huy động vốn. Bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè. Ngoài ra, bạn cũng có thể rủ họ cùng góp vốn kinh doanh. Đặc biệt, nếu bạn đang đi làm công sở và có một mức thu nhập cố định hàng tháng. Bạn có thể dễ dàng vay tiền ngân hàng để kinh doanh homestay.

homestay view rừng thông

2.4 Thu hồi vốn nhanh

Quá trình cải tạo homestay diễn ra rất nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 2 tuần – 1 tháng là bạn có thể bắt tay vào hoạt động kinh doanh để thu lời. Theo khảo sát, mức giá thuê homestay dao động từ 300.000 – 1.000.000 VNĐ/đêm/căn. Với tỷ lệ đặt phòng khoảng 60% thì một tháng, bạn có thể kiếm được 5,4 – 54 triệu đồng. Trừ đi chi phí quản lý và nhân viên thì đây vẫn là một con số doanh thu ấn tượng. Với mức doanh thu này, bạn sẽ nhanh chóng thu hồi vốn.

2.5 Tự do tài chính

Khi việc kinh doanh homestay đã đi vào ổn định, bạn sẽ có một nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn. Trên thực tế, nhiều người đã làm giàu thành công từ công việc kinh doanh này. Thậm chí đã chuyển sang hẳn làm dịch vụ homestay và tập trung phát triển quy mô lớn hơn.

không gian homestay ấm cúng

Xem thêm:

3. Những khó khăn khi kinh doanh homestay

Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đi kèm song song cả lợi ích và khó khăn. Mô hình lưu trú homestay cũng vậy. Cùng tìm hiểu những khó khăn gặp phải khi kinh doanh lĩnh vực này sau đây:

3.1 Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Mặc dù nhu cầu lưu trú tại homestay rất lớn. Nhưng do sự phát triển mạnh mẽ của mô hình này dẫn đến ngày càng nhiều homestay mọc lên. Bởi vậy, sự cạnh tranh thị trường cũng trở nên rất gay gắt. Trước tình hình đó, chủ homestay cần phải chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng của cơ sở mình. Đồng thời, đưa ra mức giá hợp lý để có thể phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

3.2 Khó giữ chân khách hàng cũ

Đối tượng khách hàng chủ yếu của homestay là giới trẻ – những người ưa khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ. Do đó, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với một homestay nào đó. Bởi vậy trong quá trình du khách lưu trú, bạn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu. Đồng thời, mang đến cho họ những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, khác lạ. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Từ đó, họ có thể quay lại homestay của bạn hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè đến lưu trú.

thiết kế homestay thoáng đãng

3.3 Thất thoát doanh thu khi quản lý từ xa

Đối với một số trường hợp, chủ homestay phải thuê người khác quản lý (thường là dân địa phương). Khi đó, nếu bạn không biết cách kiểm soát thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát doanh thu. Chẳng hạn, quản lý và nhân viên có thể thông đồng để gian lận tiền phòng. Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của những người kinh doanh homestay từ xa.

3.4 Rủi ro đến từ khách thuê

Không phải lúc nào khách thuê cũng có ý thức, sử dụng homestay đúng mục đích du lịch và trải nghiệm. Một số trường hợp các nhóm khách thuê vì mục đích sử dụng chất kích thích, bay lắc trá hình. Điều này nếu bị phát giác, chủ homestay sẽ phải gánh trách nhiệm không hề nhỏ. Cộng thêm việc dọn dẹp “chiến trường” sau đó cũng không hề dễ chịu. Vậy nên, cần phải đặc biệt cảnh giác và từ chối ngay nếu có đặc điểm đáng nghi.
Ngoài ra, còn xảy ra những tình trạng khách hủy phòng trước giờ check-in, khách book chưa thanh toán và không đến, khách book rồi hủy liên tục để giảm giá,… Vừa mất thời gian, công sức, vừa gây tổn thất doanh thu cho homestay của bạn.

4. Cần chuẩn bị những gì khi kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay?

Nếu bạn đang bắt đầu với dịch vụ lưu trú này và chưa biết cần phải chuẩn bị những gì thì hãy tham khác một số nội dung mà ezCloud gợi ý cho bạn như sau:

kinh doanh homestay đà lạt

4.1 Vốn

Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của từng người, vốn có thể dao động từ vài chục triệu cho tới vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm, số vốn an toàn nhất nên vào khoảng 300 – 500 triệu đồng. Bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có nhiều chi phí phát sinh. Bởi vậy, nhà đầu tư có thể phải bỏ tiền để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách.

4.2 Nghiên cứu thị trường

Để thành công với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Và kinh doanh homestay cũng không phải là ngoại lệ. Bạn cần phải “khoanh vùng” được khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới. Họ là ai? Bao nhiêu tuổi? Sở thích của họ là gì?,… Tất cả những đặc điểm này sẽ quyết định vị trí và phong cách thiết kế của homestay sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng.

4.3 Địa điểm

Vị trí đắc địa là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh dịch vụ lưu trú. Trong đó bao gồm cả kinh doanh homestay. Do khách hàng của homestay muốn đi thăm thú nhiều nơi mà tốn ít thời gian nhất có thể. Thế nên địa điểm của homestay cũng cần thuận tiện cho họ di chuyển. Đối với các địa phương có truyền thống về du lịch, cần lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay ở gần các điểm du lịch nổi tiếng. Đối với những homestay ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hãy chọn địa điểm ở gần trung tâm để du khách tiện đi lại và vui chơi tại các khu phố sầm uất hơn.

kinh doanh homestay phong cách độc đáo

4.4 Thuê mặt bằng (nếu bạn không sở hữu)

Nếu bạn đã sở hữu sẵn mặt bằng để kinh doanh homestay thì càng tốt. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và nhanh chóng thu hồi vốn hơn. Tuy nhiên, nếu không sở hữu mặt bằng thì bạn hoàn toàn có thể đi thuê lại từ người khác. Rất nhiều người đã và đang kinh doanh homestay rất hiệu quả theo cách này.

4.5 Hoàn thành thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ homestay

Giống như tất cả hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, kinh doanh homestay là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để được cấp phép kinh doanh homestay, bạn cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, điều kiện đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Điển hình như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định 79/2014/NĐ-CP,… Ngoài ra, bạn cũng cần được cấp các giấy phép. Như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự, giấy công nhận xếp hạng.

4.6 Tuyển quản lý và nhân viên cho homestay

Để vận hành một homestay, bạn bắt buộc phải thuê nhân viên. Và nếu bạn không có thời gian và kinh nghiệm để quản lý homestay, bạn cần phải thuê một quản lý cho homestay của mình. Như vậy, công việc kinh doanh homestay của bạn sẽ trở nên hiệu quả, tối ưu hơn.

5. Chiến lược kinh doanh homestay hiệu quả từ A-Z

Làm thế nào để kinh doanh homestay hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

5.1 Thiết kế homestay thật độc đáo

Đối tượng khách hàng của homestay thường là giới trẻ. Họ thường bị thu hút bởi những thứ độc đáo, mới mẻ. Do đó, bạn cần thiết kế và trang trí homestay sao cho thật độc đáo để thu hút đối tượng này. Ngoài ra, homestay càng độc đáo thì càng khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây cũng là một cách hiệu quả để quảng cáo miễn phí cho homestay của bạn.

Xem thêm:

5.2 Đầu tư vào gian bếp

Để kinh doanh homestay thành công, bạn cần mang lại cho du khách cảm giác ấm cúng, thoải mái giống như đang ở nhà. Để làm được điều đó, tốt nhất bạn nên ưu tiên tập trung vào gian bếp của căn nhà. Bởi gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc với những bữa cơm của gia đình. Do đó, hãy chú trọng đầu tư cho gian bếp sao cho thật tiện nghi và sạch sẽ.

5.3 Cung cấp những trải nghiệm độc đáo

Nhiều người quên mất rằng lý do khách hàng lựa chọn lưu trú tại homestay thay vì khách sạn là do họ muốn trải nghiệm văn hóa địa phương. Kết quả là họ chỉ tập trung vào việc giảm giá để hút khách. Về lâu dài, điều này sẽ khiến việc kinh doanh của bạn lâm vào tình trạng thua lỗ. Nếu muốn kinh doanh homestay hiệu quả và bền vững, bạn cần cung cấp cho du khách những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo. Rất nhiều homestay đã “ăn nên làm ra” nhờ cho phép du khách trải nghiệm: thăm ruộng lúa chín, hái hoa quả, xuống ao bắt cá,… Hay tự tay nấu nướng với những nguyên liệu họ tự tay thu hoạch được.

tổ chức các hoạt động khi kinh doanh homestay

5.4 Đăng bán phòng trên các kênh OTA

Để thu hút khách hàng đến với homestay, không còn cách nào khác là bạn phải đẩy mạnh việc truyền thông và quảng bá. Và một trong những kênh quan trọng bạn không thể bỏ qua, đó là OTA (các đại lý du lịch trực tuyến). Đây cũng là kênh chủ yếu để bạn tiếp cận đối tượng du khách nước ngoài. Một số kênh OTA uy tín mà bạn có thể lựa chọn đó là Agoda.com, Expedia.com, Booking.com,…

5.5 Sử dụng phần mềm quản lý

Rất nhiều người có tư tưởng rằng homestay quy mô nhỏ thì không cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây là một sai lầm bởi một phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó có thể giúp bạn quản lý homestay từ xa. Điều này rất phù hợp với những chủ homestay phải thuê người quản lý.

Điển hình như phần mềm quản lý homestay ezCloudhotel có tính năng kết nối khóa từ. Khách chỉ có thể vào phòng nếu có khóa (key) do phần mềm tạo ra. Để tạo key cho khách hàng, lễ tân bắt buộc phải nhập thông tin lên phần mềm, nên rất khó để gian lận. Đây không chỉ là một giải pháp tránh thất thoát doanh thu hiệu quả. Mà còn mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho homestay trong mắt khách hàng. Đặc biệt là những du khách nước ngoài.

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những thông tin về kinh doanh homestay. Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể tìm được câu trả lời cho việc nên hay không nên kinh doanh dịch vụ lưu trú này. Tham khảo ngay những bài viết hữu ích về kinh doanh khách sạn của ezCloud để kinh doanh thành công.

 

4.7/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)