Homestay là gì? Mẹo kinh doanh homestay hái tiền triệu cực dễ

homestay là gì

Homestay là gì? Mô hình lưu trú du lịch độc đáo, mới lạ và tiềm năng kinh doanh thành công lớn với bí quyết sau

Du lịch ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn. Với thị trường tiềm năng này, các chủ đầu tư ngày càng chú trọng đến dịch vụ lưu trú. Bên cạnh khách sạn, resort là những loại hình lưu trú du lịch phổ biến. Tại thị trường Việt Nam, homestay đã và đang trở thành xu hướng lưu trú của giới trẻ hiện nay. Vậy homestay là gì? Kinh doanh homestay như thế nào để kiếm lãi nhanh? Hãy cùng ezCloudhotel tìm hiểu ngay sau đây.

1. Homestay là gì?

Nội dung

Homestay là gì? Đây là một loại hình lưu trú khá phổ biến trên thế giới dành cho du khách từ xa tới. Thay vì ở trong khách sạn, resort, họ có thể ở trong căn hộ của người dân địa phương để tiết kiệm chi phí và tận hưởng văn hóa địa phương. Họ sẽ cần “nhập gia tùy tục” khi sinh hoạt, ăn uống và tham gia các hoạt động thường ngày cùng người dân bản địa. Tuy nhiên, hiện nay, mô hình homestay đã phát triển và thay đổi so với khái niệm gốc. Trong đó, yếu tố ở cùng gia đình người bản địa không còn chính xác nữa.

thiết kế homestay sang trọng
Mô hình homestay đề cao yếu tố trải nghiệm văn hóa địa phương, tự do sinh hoạt và chi phí thấp. Tuy nhiên, cần đảm bảo tôn trọng những nguyên tắc của chủ nhà. Nhìn chung, đây vẫn là mô hình được giới trẻ đón nhận và ưu tiên hàng đầu.

2. Ưu điểm vượt trội của homestay là gì?

Những ưu điểm vượt trội không thể bỏ qua của mô hình homestay:

2.1 Cảm nhận chân thực về văn hóa và bản sắc địa phương

Homestay đó chính là hình thức du lịch mà cộng đồng dân cư sẽ là người cung cấp. Đây cũng chính là điểm khác biệt rõ ràng nhất của mô hình này. Nó cung cấp cả dịch vụ lưu trú và ăn uống. Tức là du khách sẽ cùng nhau sinh hoạt với gia đình người bản địa. Nếu nghỉ ngơi vào mùa lễ hội, bạn có thể tham gia các hoạt động cùng những nghi thức tuyệt vời.  So với các loại hình lưu trú khác, homestay chính là “con đường ngắn nhất” giúp bạn hiểu rõ nét đẹp văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của địa phương. Nếu như bạn yêu thích khám phá, đặc biệt là văn hóa, nhất định đừng bỏ qua homestay. 

2.2 Không gian tự do, nhẹ nhàng

Homestay có thể nằm tại bất kỳ vị trí nào. Từ nhà ven đồi, ven suối, bờ biển, tựa lưng núi hoặc một căn phòng nhà bỏ không. Nó đều có thể dễ dàng được tân trang trở thành một homestay. Bởi vậy, khách hàng sẽ có được không gian tĩnh lặng để thư giãn đúng điệu nhất.
không gian homestay view đồi núi

2.3 Chi phí hợp lý, dịch vụ tiện nghi

Tùy thuộc vào từng không gian, mức đầu tư homestay và số lượng lưu trú dao động mà mức giá dao động từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng. Thông thường, những đoàn khách du lịch đông người thường chọn homestay vì mức giá rẻ hơn hẳn so với khách sạn, resort, villa. Chưa kể, không gian phòng còn tiện nghi và cách phục vụ chuyên nghiệp.

2.4 Trau dồi nhiều kiến thức và kỹ năng

Ngoài danh lam thắng cảnh, ẩm thực độc đáo, homestay còn là nơi bật mí rất nhiều điều thú vị. Những thứ mang đến cho bạn những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn nhất. Bạn sẽ được kết nối với văn hóa, con người và những địa điểm nên đến tại đây. Chưa kể, khi ở homestay, bạn có thể thoải mái chia sẻ những câu chuyện. Đồng thời, nâng cao khả năng giao tiếp và cách sử dụng ngôn ngữ. Do đó, đây sẽ là điểm đến lý tưởng để gia tăng kết nối cho các thành viên trong gia đình hoặc hội bạn,…

2.5. Quy mô homestay nhỏ và giá rẻ

Không khó để có thể kinh doanh mô hình homestay. Bởi các bạn hoàn toàn có thể cải tạo ngay ngôi nhà của mình theo những yêu cầu đã được quy định. Sau đó tiến hành cấp giấy phép kinh doanh cơ sở lưu trú tại chính quyền địa phương. Thông thường, mỗi gia đình khi kinh doanh homestay sẽ có thể tiếp đón từ 10 – 30 khách du lịch. Tuỳ thuộc vào quy mô cũng như thời điểm mà giá thành có thể giao động từ vài chục đến vài trăm nghìn cho một đêm.

2.6. Dịch vụ, tiện ích đơn giản, đáp ứng nhu cầu khách hàng

Tuy chỉ dừng lại ở mức tối thiểu nhưng dịch vụ tại homestay được đánh giá là khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của du khách. Điển hình như ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái với giá thành phải chăng.

3. Những phong cách thiết kế homestay độc đáo 

Với tính chất đặc trưng văn hóa địa phương, phong cách thiết kế của homestay cũng mang những nét riêng biệt. Ngoài mức giá, dịch vụ tiện nghi, phong cách thiết kế cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng của khách. Bởi vậy, nếu như bạn muốn thu hút khách hàng và nâng cao cạnh tranh, đừng nên bỏ qua những gợi ý thiết kế độc đáo dưới đây. 

Xem thêm:

3.1 Vintage cổ điển

Phong cách thiết kế này rất được ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ mê check-in. Với vintage homestay, mọi ngóc ngách đều mang hơi thở cổ điển, lãng mạn và sang trọng. homestay phong cách vintage cổ điển

3.2 Natural tự nhiên, mộc mạc

Natural hay green living là phong cách thiết kế đậm chất “xanh”, gần gũi với thiên nhiên. Từ đó, mang đến cho khách cảm giác tươi tắn, thoải mái và thư giãn đúng nghĩa. Các nguyên liệu thiên nhiên thường được ưu tiên sử dụng như gỗ, mây tre, nứa, lá cọ… Một số mô hình phải kể đến như ngôi nhà trên cây, nhà sàn, mái lá view biển,…

3.3 Retro pha trộn độc đáo

Cổ điển và hiện đại là hai yếu tố được kết hợp hài hòa trong phong cách retro. Một không gian thư giãn đầy hoài niệm nhưng không hề nhàm chán. Bởi vậy, đây vẫn là lựa chọn hoàn hảo cho những bạn trẻ năng động, mê khám phá và trải nghiệm.
homestay phong cách retro

3.4 Scandianvian tinh tế​

Nhắc đến phong cách Scandianvian tinh tế, không thể không nhắc đến sắc trắng tinh khôi. Với tone màu chủ đạo này, homestay sẽ mang đến cho khách hàng cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế.

3.5 Rustic style thô mộc, ấm cúng

Rustic style là phong cách tuy giản dị nhưng mang tính ứng dụng cao trong mọi diện tích. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ, những chi tiết nhỏ thường được ưu tiên sử dụng để tạo điểm nhấn. Chẳng hạn như ở khâu bày trí và sắp đặt. Ngoài ra, background check-in cực chất cũng là yếu tố không thể bỏ qua.

3.6 Bohemian cá tính, phá cách

Phong cách homestay này khá mạo hiểm. Nếu không khéo, nó sẽ khiến cho không gian trở nên rối mắt. Bởi với phong cách thiết kế này, những họa tiết trang trí cầu kỳ như hoa văn thổ cẩm hay tua-rua thường được sử dụng làm điểm nhấn. Nó được thể hiện đậm nét trên vỏ gối, chăn, tường, sàn nhà, cầu thang,… Do đó, cần sắp xếp bố cục hợp lý.

3.7 Mininalism tươi mới

Cũng tone màu trắng chủ đạo, mininalism homestay mang đến cảm giác tươi mới, hiện đại và thông minh. Đồng thời, với thiết kế này, những vật dụng thừa sẽ được loại bỏ để tối ưu nhu cầu sinh hoạt của du khách. Từ đó, mang lại cảm giác thoải mái, tự do và phóng khoáng.

homestay phong cách mininalism

3.8 Industrial đậm phong cách “công nghiệp” mạnh mẽ

Ngay từ tên gọi đã thể hiện nét độc đáo trong phong cách Industrial homestay. Đây là những công trình mô phỏng lại hình ảnh nhà máy, công xưởng hay khu sản xuất. Đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, toát lên sự giản đơn nhưng không kém phần hiện đại và năng động. Màu chủ đạo của phong cách này thường là trắng – xám – đen – nâu… Ngoài ra, những thiết bị lộ thiên hay các mảng tường sơn dở hoặc vài điểm nhấn decor độc – lạ được sử dụng ấn tượng. Tuy có vẻ lộn xộn, đổ nát nhưng vẫn bắt mắt, hấp dẫn và sắc nét.
Chủ nhà có thể thiết kế kết hợp nhiều phong cách để tạo nên sự khác biệt. Chẳng hạn như Industrial với Rustic, Scandinavian hay Minimalism. Ngoài ra, cần tránh kết hợp với Vintage hoặc Bohemian để đảm bảo tính hài hòa.

Xem thêm:

4. Chi phí đầu tư kinh doanh homestay

Ở Việt Nam, kinh doanh homestay là thị trường tiềm năng được rất nhiều người săn đón. Ngoài những cơ hội đầy triển vọng về nhu cầu, thị trường, chi phí đầu tư kinh doanh homestay cũng là một trong những lý do lớn nhất. Mức phí thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư các loại hình lưu trú khác. Mức độ đầu tư sẽ phụ thuộc vào quy mô và tệp khách hàng. Chi phí chung rơi vào khoảng 150 – 200 triệu. Chi phí lớn nhất là chi phí thuê mặt bằng và thiết kế thi công nội ngoại thất.

  • Phí thuê nhà căn hộ/ tháng từ 80 – 100m2: 8 – 10 triệu
  • Thiết kế nội, ngoại thất
  • Nội thất: 250 – 300 nghìn/m2: 55 – 70 triệu
  • Ngoại thất 150 – 200 nghìn/m2: 40 – 50 triệu
  • Chi phí marketing, PR hàng tháng: 3 – 5 triệu
  • Chi phí vận hành hàng tháng (nhân sự, điện, nước): 8 -10 triệu

không gian homestay

5. Những loại hình homestay phổ biến hiện nay

Hiện nay, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách, các homestay đươc xây dựng và thiết kế theo nhiều mô hình khác nhau. Trong đó, tùy thuộc vào địa hình, đặc điểm du lịch, phong cảnh thiên nhiên,… để có mô hình homestay tốt nhất. Vừa mang đến những trải nghiệm trọn vẹn, vừa tăng cường quảng bá địa điểm du lịch. Cùng ezCloud tìm hiểu ngay. 

  • Homestay biệt thự – villa

Homestay biệt thự – villa thường ở những nơi có cảnh quan đẹp, không gian rộng lớn. Có thể nói, đây là một loại hình lưu trú cao cấp, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, thăm quan,…

  • Homestay nhà riêng, chung cư

Homestay nhà riêng ghi điểm với đa dạng thiết kế độc đáo. Những khu nhà này thường sẽ tách biệt hẳn, đảm bảo sự riêng tư. Bạn có thể thuê nguyên căn hoặc thuê 1 phòng để sống cùng chủ nhà. Các dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng sẽ được tích hợp. Ngoài ra, còn có khu tổ chức tiệc bên ngoài mang đến cảm giác ấm cúng. 

homestay nhà riêng

  • Homestay – Căn hộ Studio

Kiểu dạng căn hộ homestay studio khá phổ biến tại các thành phố lớn. Đặc biệt là những nơi diện tích cho thuê chật hẹp. Tuy nhiên, nó vẫn được bố trí đầy đủ các tiện ích thiêt yếu như bếp, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh trong một không gian căn phòng.

  • Homestay phòng Dorm

Homestay phòng Dorm là gì? Đây là kiểu phòng ở tập thể gồm nhiều giường tầng trong một phòng lớn. Chủ nhà sẽ cho thuê từng ngăn giường cho mỗi du khách. Giá rất rẻ, nhu cầu sử dụng dịch vụ, tiện ích không nhiều và thiếu sự riêng tư.

  • Homestay nhà chòi – Bungalow

Bungalow thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh hữu tình, khu đồi cao hoặc rừng già. Nó được xây dựng dạng kiểu nhà một tầng, không có cầu thang giữa các khu vực sinh hoạt. Giống như nhà gỗ, nhà mái lá, nhà chòi nhưng có kiến trúc độc đáo nằm riêng biệt, diện tích vừa đủ.

homestay bungalow

6. Rủi ro kinh doanh homestay

Bên cạnh tiềm năng lớn, kinh doanh homestay cũng có thể gặp khá nhiều rủi ro. Dưới đây là một số rủi ro thường gặp mà các nhà đầu tư cần chú ý dể có giải pháp kịp thời nếu xảy ra.

  • Khách hàng đánh giá, phản hổi xấu và thiếu chính xác về homestay.
  • Khách hàng không giữ gìn khiến vật dụng, thiết bị hư hại nhiều. 
  • Khách sử dụng các chất kích thích cấm trong thời gian lưu trú.
  • Khách đặt nhưng không dùng dịch vụ.
  • Bị đòi lại nhà khi hợp đồng thuê nhà chưa hết hạn.
  • Không đủ giấy phép kinh doanh homestay.
  • Thị trường du lịch biến động, kinh tế suy thoái khiến khách du lịch giảm mạnh. 

7. Cách kinh doanh homestay để kiếm lãi lớn

7.1 Xác định chính xác tệp khách hàng tiềm năng

Đây là yếu tố then chốt quyết định việc kinh doanh homestay của bạn thành công hay thất bại. Bởi đặc điểm nhóm tính cách, tuổi tác, của khách hàng tiềm năng sẽ quyết định bạn lựa chọn vị trí địa lý mở homestay ở đâu, các bạn trang trí homestay như thế nào để khách của bạn ở một lần là không muốn về nữa.

Đa phần, những khách hàng tiềm năng ở homestay là các bạn trẻ tuổi từ khoảng 18 đến 30 tuổi. Đặc điểm chung của nhóm người này là luôn thích sự mới lạ và độc đáo. Đây cũng chính là hai từ khóa cho việc thiết kế homestay của mình. Bạn có thể lựa chọn họa tiết, cách trang trí theo phong cách cổ điển hoặc hiện đại nhưng phải mang lại một nét riêng, độc nhất không thể lẫn vào bất cứ đâu. Giữa thời buổi nhà nhà làm homestay, người người kinh doanh homestay thì sự khác biệt của bạn phù hợp với yêu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng thì sẽ là điểm mạnh để hái ra tiền.

phòng ngủ homestay

7.2 Lựa chọn vị trí homestay đắc địa

Nếu bạn muốn mở homestay ở những địa điểm thu hút khách đu lịch thì hãy để ý xung quanh: View quanh homestay càng rộng, cảnh càng nên thơ và thơ mộng thì khả năng thu hút khách càng cao. Bởi vì ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh thì những nhu cầu của nhiều bạn trẻ rất cấp thiết là chụp hình đăng Facbook câu like. Như vậy chỉ cần homestay có view đẹp, bạn đã có một lợi thế hơn hẳn các homestay khác.

7.3 Thiết kế homestay độc đáo với nhiều loại phòng

Ngoài vị trí đẹp thì không gian trong homestay cũng giữ vai trò quan trọng để kinh doanh homestay thành công. Các homestay hướng đến các bạn trẻ. Do đó, thiết kế càng phải bắt mắt, độc đáo riêng biệt thì càng dễ dàng thu hút khách. Có rất nhiều phong cách thiết kế homestay. Tuy nhiên, xu hướng cổ xưa, gần gũi với nhiên nhiên được ưa chuộng hơn cả. Hoặc bạn có thể thiết kế độc đáo, khác biệt theo sở thích cá nhân. Nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố đẹp – độc – lạ.

Ngoài ra, cần trang bị đa dạng loại phòng khác nhau với mức giá tương ứng. Chẳng hạn như có các phòng đơn cho những bạn đi du lịch một mình hoặc thích không gian riêng tư. Phòng đôi cho các cặp tình nhân hay đôi bạn thân. Phòng tập thể cho nhóm bạn đi du lịch.

phòng ngủ cặp đôi

7.4. Thủ tục cần có để kinh doanh cơ sở homestay

Xin cấp Giấy phép kinh doanh homestay

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh với đầy đủ thông tin: tên hộ kinh doanh, số điện thoại, email, ngành nghề kinh doanh (dịch vụ du lịch homestay), vốn đầu tư, số lao động, và thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh (họ tên, địa chỉ, số CCCD/CMND, ngày cấp).
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND của chủ hộ kinh doanh.

Thủ tục: Hồ sơ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện. Sau khi đóng lệ phí, bạn sẽ nhận kết quả trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ và đúng hồ sơ.

Xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản cam kết đủ điều kiện an toàn về PCCC.
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC và văn bản nghiệm thu PCCC, hoặc biên bản kiểm tra an toàn PCCC.
  • Danh sách các phương tiện PCCC tại cơ sở kèm tên những người đã qua đào tạo về PCCC.
  • Phương án chữa cháy chi tiết.

Thủ tục: Nộp 1 bộ hồ sơ cho Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an. Sau khi kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả.

Xin cấp Giấy chứng nhận an ninh trật tự

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư/đăng ký thuế.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc biên bản kiểm tra an toàn PCCC.
  • Bản khai lý lịch của chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện hợp pháp.

Thủ tục: Hồ sơ nộp tại cơ quan Công an. Kết quả sẽ được trả trong vòng 7 ngày làm việc. Nếu không đủ điều kiện cấp giấy, cơ quan Công an sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đăng ký xếp hạng homestay

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
  • Bảng biểu đánh giá chất lượng dịch vụ homestay.
  • Danh sách quản lý và nhân viên.
  • Bản sao công chứng Giấy phép kinh doanh.
  • Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý homestay.
  • Cam kết tuân thủ điều kiện PCCC.
  • Biên lai nộp lệ phí thẩm định.

Thủ tục: Nộp hồ sơ tại Sở Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và xếp hạng.

7.5 Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Với những homestay nhỏ, bạn có thể thuê 1, 2 nhân viên để dọn dẹp phòng và vệ sinh thật sạch sẽ. Dĩ nhiên nếu là người nhà làm thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và yên tâm về sự trung thực, trách nhiệm. Tuy nhiên nếu phải thuê nhân viên ngoài thì hãy lựa chọn những người cẩn thận chu đáo, nhiệt tình để họ có thể cùng bạn quán xuyến việc lưu trú của khách.

7.6 Trang trí thêm bếp và một số dụng cụ thiết yếu

Làm sao để biến homestay của mình trở thành ngôi nhà ấm cúng, vui vẻ, thân thiện là câu hỏi mà bất kì chủ homestay nào cũng muốn tìm lời giải. Bởi chỉ khi du khách cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong chính căn phòng thì họ mới có vui vẻ lấy tiền trả phòng hay có ý định quay lại hoặc giới thiệu cho bạn bè người quen. Và bí kíp để giữ chân du khách là chính căn bếp tiện nghi đó. Bởi trong mỗi căn nhà, gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc…Đó là những mâm cơm sum vầy, là chén nước mắm đậm đà,…Vì vậy muốn mở homestay thu hút khách bạn nhất định không được bỏ qua khâu đầu tư cho gian bếp chung thật tiện nghi và luôn sạch sẽ.

không gian phòng bếp homestay

7.7 Triển khai chính sách khuyến mại hiệu quả

Chính sách giảm giá hay những món quà tặng kèm luôn mang lại những niềm vui nho nhỏ cho những du khách. Bạn có thể giảm giá cho những du khách đồng ý chụp hình với homestay của bạn và đăng công khai lên trang cá nhân. Những dịch vụ tặng kèm như phục vụ bữa sáng đơn giản miễn phí. Một ly cà phê nóng hổi, một bữa sáng đạm bạc mang tính chất vùng miền cũng rất được lòng khách.
Một mẹo nữa cho bạn là bạn có thể đầu tư những món quà nhỏ xinh là vật lưu niệm khi khách đã rời đi. Đây chính là cách tiếp thị rất thông minh bởi những hiện vật mang lại dấu ấn của bạn sẽ khiến họ nhớ lâu hơn về ngôi nhà ấy. Nhờ vậy khả năng sẽ có nhiều người biết đến homestay của bạn sẽ cao hơn.

7.8 Đầu tư Marketing và sử dụng một phần mềm quản lý khách sạn hữu ích

Dù homestay của bạn có đẹp, độc, lạ đến đâu mà không có khâu quảng cáo homestay thi coi như bạn tự triệt đường sống của mình. Hiện nay các kênh như Facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực,.. là những kênh rất tốt để bạn giới thiệu ngôi nhà của mình đến với các bạn trẻ đang có nhu cầu khác việc xây dựng và thiết kế Website homestay riêng, đầu tư về hình ảnh phòng ốc cũng là một hướng đi lâu dài và bền vững để tạo uy tín cũng như từng bước xây dựng thương hiệu homestay của mình lớn mạnh hơn.
ezCloudhotel là phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, homestay hữu ích nhất có kết nối hơn 200 kênh bán phòng như booking, agoda đã nêu trên giúp quảng bá homestay của bạn đến hàng triệu người có nhu cầu, hơn nữa phần mềm giúp quản lý buồng phòng, nhân viên nếu có, đồng thời thiết kế Website homestay đẹp và chuyên nghiệp tích hợp đặt phòng trưc tuyến. ezCloudhotelsẽ là cánh tay đắc lực cho công cuộc kinh doanh homestay của bạn.

7.9 Một số lưu ý khác

Để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, cần thường xuyên hỏi thăm ý kiến khách hàng về chất lượng phục vụ để có hướng điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, nên cân nhắc tích hợp thêm quán café mini dễ thương dể du khách có chỗ hàn huyên tâm sự. Đồng thời, luôn thân thiện, nhiệt tình, tiếp thị homestay bằng cách tạo ra ấn tượng tốt vì biết đâu du khách chính là những người tiếp thị cho bạn.

Trên đây là tất tần tật những thông tin giải đáp về homestay là gì. Đồng thời, cung cấp những bí quyết để kinh doanh homestay doanh thu lớn, lợi nhuận cao. Tham khảo ngay những bài viết thuộc danh mục thuật ngữ nghề để biết thêm những thông tin bổ ích.

4.7/5 - (12 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)