OT là gì? Người hoá giải mọi yêu cầu ‘hóc búa’ của khách hàng

ot là gì

Giải đáp OT là gì? Mô tả công việc chi tiết, mức lương, yêu cầu công việc và lộ trình thăng tiến của một nhân viên OT khách sạn.

OT vốn là một thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ F&B. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đặt phòng từ khách hàng. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của vị trí này trong bộ máy vận hành khách sạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về nhân viên OT. Vậy OT là gì? Công việc chi tiết của vị trí này trong khách sạn sẽ gồm những hoạt động nào? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. OT là gì?

OT là ký hiệu viết tắt của cụm từ order taker. Đây là vị trí nhân viên chịu trách nhiệm điều phối những công việc tại bộ phận buồng phòng. Họ sẽ là cầu nối liên kết giữa bộ phận buồng phòng với đội ngũ lễ tân hoặc các bộ phận khác trong khách sạn có liên quan đến việc xử lý các yêu cầu của khách hàng. Điển hình như đặt phòng, đổi phòng, nâng cấp hạng phòng, sửa chữa cơ sở vật chất trong phòng… Order taker sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận những công việc giấy tờ của bộ phận buồng phòng.

định nghĩa nhân viên ot là gì

2. Nhân viên OT làm việc cho những bộ phận nào trong khách sạn?

Với những khách sạn sở hữu quy mô tầm cỡ, vị trí nhân viên OT sẽ được tuyển dụng với số lượng lớn. Họ sẽ làm việc cho nhiều bộ phận khác nhau trong khách sạn như:

  • Housekeeping order taker
  • Room service order taker
  • F&B order taker
  • Laundry order taker

Trong các vị trí đã nhắc đến ở trên, housekeeping OT là vị trí phổ biến nhất trong các khách sạn. Trong bộ phận buồng phòng, OT được hiểu là thư ký hay nhân viên điều phối buồng phòng.

3. Mô tả chi tiết công việc tại khách sạn của OT là gì?

OT là gì? Nhân viên order taker tại một khách sạn về cơ bản sẽ đảm nhận những trọng trách công việc sau:

  • Tiếp nhận mọi cuộc gọi từ khách hàng đến khách sạn.
  • Tiến hành lưu nội dung chính cuộc gọi của khách hàng vào hệ thống khách sạn.
  • Liên hệ với phòng ban liên quan đến việc giải quyết yêu cầu trong nội dung cuộc hỏi. Đảm bảo mang đến trải nghiệm hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
  • Bảo quản tài sản của bộ phận trong phạm vi quản lý.
  • Báo cáo định kỳ với cấp trên về tình hình làm việc. Tham các cuộc họp nếu được yêu cầu.
  • Luôn trong tình trạng sẵn sàng đảm nhận những đầu việc khác nếu cấp trên giao phó.

nhân viên order taker trả lời cuộc gọi khách hàng

4. Mức lương trung bình của một order taker tại khách sạn

Quy mô kinh doanh của khách sạn hay năng lực làm việc của nhân viên sẽ quyết định đến mức lương của một OT. Theo ghi nhận của ezCloud, thu nhập trung bình của một OT sẽ thường dao động trong khoảng từ 5 – 9 triệu đồng/tháng. Bên cạnh số tiền lương cơ bản, order taker còn có thể nhận được khoản trợ cấp hàng tháng (service charge), tiền thưởng trong các dịp lễ quan trọng hay các phúc lợi khác.

5. Yêu cầu công việc, kỹ năng đối với một OT là gì?

Sau khi hiểu rõ về công việc của một OT là gì, hãy cùng ezCloud tìm hiểu về những yêu cầu về vị trí này đến từ các nhà tuyển dụng. Để có thể trở thành một nhân viên order taker buồng phòng xuất chúng, các ứng viên cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: Công việc chính của một OT tại khách sạn chính là tiếp nhận các cuộc gọi từ khách hàng. Chính vì vậy, giai tiếp và lắng nghe là hai kỹ năng chủ chốt của vị trí công việc này. Từ đó mới có thể trả lời những câu hỏi, yêu cầu từ khách hàng.
  • Tư duy nhạy bén: Mỗi một cuộc gọi của khách hàng thường khá ngắn. Bởi vậy, môi trường làm việc của order taker thường xuyên diễn ra rất nhanh chóng. Từ đó đòi hỏi nhân viên phải sở hữu tư duy nhạy bén để phản ứng nhanh trước yêu cầu của khách hàng.
  • Tỉ mỉ và kiên nhẫn: Nhân viên order taker cần phải kiên nhẫn trong quá trình tiếp nhận và xử lý những yêu cầu của khách hàng. Sau đó tỉ mỉ ghi chép thông tin cuộc gọi vào hệ thống khách sạn.
  • Nắm rõ kiến thức khách sạn: Một ứng viên tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ, quy trình vận hành của khách sạn sẽ có lợi thế rất lớn trong quá trình tuyển chọn.

kỹ năng giao tiếp của order taker

6. Lộ trình thăng tiến của vị trí OT trong ngành khách sạn

Điểm thu hút các bạn trẻ đến với công việc order taker nhất có lẽ chính là cơ hội thăng tiến. Trải qua khoảng thời gian làm việc đủ dài để tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, nhân viên OT sẽ có thể được cân nhắc lên vị trí quản lý. Các bạn có thể tham khảo lộ trình thăng tiến của một nhân viên order taker dưới đây nhé!

  • Supervisor: Hay còn được gọi là người giám sát. Một nhân viên OT sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm có thể đảm nhận vị trí Supervisor. Với cương vị mới này, họ sẽ hỗ trợ cũng như giám sát công việc của các order taker khác. Đảm bảo tất cả yêu cầu của khách hàng đều được giải quyết hiệu quả.
  • Front Office Manager: Quản lý lễ tân là nhân sự cao cấp trong khách sạn. Nhân viên OT sau khi được thăng chức lên vị trí này sẽ đảm nhận một số công việc. Như quản lý toàn bộ bộ phận. Bao gồm nhân viên lễ tân, order taker và các bộ phận có liên quan khác.
  • Revenue Manager: Với kinh nghiệm và kiến thức về phương pháp tối ưu hoá nguồn doanh thu cùng quản lý đặt phòng khách sạn thu nạp được khi còn là một OT, nhân viên order taker có thể đảm nhận vị trí nhân viên quản lý doanh thu.
  • Director of Room: Giám đốc buồng phòng là nhân sự cao cấp nhất trong bộ phận phòng của một khách sạn. Công việc này sẽ đảm nhận quản lý hoàn toàn bộ phận buồng phòng. Bao gồm nhân viên đặt phòng, lễ tân, dịch vụ cho khách hàng…

7. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về OT là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)