Tìm hiểu khái niệm outlet là gì? Chi tiết các loại hình outlet phổ biến nhất trong ngành F&B khách sạn mà chủ kinh doanh nên biết.
Outlet là một mô hình dịch vụ F&B quan trọng trong ngành Nhà hàng khách sạn. Không chỉ giúp nâng cao doanh thu, dịch vụ này còn mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho khách hàng. Vậy outlet là gì? Chủ kinh doanh cần làm gì để kinh doanh hiệu quả mô hình này?
1. Outlet là gì?
Nội dung
Outlet là thuật ngữ tiếng Anh dùng để mô tả các cửa hàng bán sản phẩm tồn kho hoặc giảm giá. Tại đây khách hàng có thể tới mua đồ trực tiếp mà không cần thông qua bất kỳ khâu trung gian nào.
Trong ngành khách sạn, “outlet” có nghĩa là khu vực kinh doanh các dịch vụ ẩm thực. Điển hình như nhà hàng, minibar, quán cà phê,… thuộc lĩnh vực F&B. Outlet không chỉ là nơi để khách hàng lưu trú tận hưởng các tiện ích. Mà còn là điểm đến của tất cả mọi người xung quanh lẫn du khách. Các nhà hàng, quầy bar và quán cà phê thường được thiết kế và trang trí đẹp mắt. Từ đó tạo ra không gian lý tưởng cho các cuộc gặp gỡ, thư giãn và tận hưởng ẩm thực.
2. Phân loại các loại hình outlet thuộc khối F&B trong khách sạn
Mỗi khách sạn có thể một hoặc nhiều outlet khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào quy mô và định hướng phát triển của khách sạn đó. Dưới đây, ezCloud sẽ bật mí top các loại outlet phổ biến nhất trong F&B:
2.1 Nhà hàng
Nhà hàng là một trong những loại hình outlet được ưa chuộng nhất. Tại đây chuyên cung cấp các dịch vụ ẩm thực đa dạng cho khách hàng. Trong đó có nhiều mô hình nhà hàng như nhà hàng Á, nhà hàng u, nhà hàng Buffet,… Với sự đa dạng này, khách hàng có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của bản thân.
Hệ thống nhà hàng thường được đặt tại một khu vực riêng biệt trong khách sạn. Đồng thời chịu sự quản lý của Giám đốc F&B.
2.2 Quán bar
Quán bar là một dịch vụ rất được các khách hàng trẻ ưa chuộng tại khách sạn. Đây là nơi mà họ có thể thư giãn và tận hưởng đồ uống trong không gian sang trọng và ấm cúng. Quán bar thường có menu đa dạng các loại cocktail, rượu, bia,… đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt tại đây có các Bartender chuyên nghiệp luôn tận tình phục vụ khách.
Ngoài việc thưởng thức đồ uống, quán bar cũng thường là nơi diễn ra các sự kiện giải trí. Điển hình như buổi biểu diễn nhạc sống, karaoke. Hoặc các buổi họp mặt và gặp gỡ bạn bè. Chính vì vậy, thông thường quán bar thường được đặt các vị trí đắc địa như sân thượng hoặc hồ bơi khách sạn. Lưu ý dịch vụ này chỉ phục vụ khách hàng trên 18 tuổi. Thời gian hoạt động của quán bar cũng có khung giờ quy định tùy thuộc vào từng khách sạn.
2.3 Quán pub
Tương tự với bar, quán pub cũng mang đến cho khách hàng các trải nghiệm đồ uống độc đáo. Tuy nhiên quán bar chuyên phục vụ các loại rượu mạnh. Còn quán pub chủ yếu mang đến cho khách hàng các thức uống không cồn, bia và các đồ ăn nhẹ.
Các quán pub thường được thiết kế theo phong cách cổ điển, trầm ấm. Nhờ đó tạo ra một không gian thân thiện và thoải mái cho khách hàng thư giãn, trò chuyện. Ngoài ra, không khí ở quán pub thường nhộn nhịp, sôi động bar. Khách hàng đến đây cũng cần lưu ý về độ tuổi và khung giờ quy định.
2.4 Lounge
Nói một cách dễ hiểu, Lounge là mô hình tích hợp của quán bar, pub và quán coffee. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại hình này là sự đa dạng trong menu đồ uống và thức ăn. Khách hàng thường có thể thưởng thức các loại cocktail, rượu, bia, trà và cà phê. Cùng với đó là các món ăn nhẹ như canapé, bánh ngọt,…
Đến với Lounge, khách hàng sẽ lập tức bị ấn tượng bởi phong cách thiết kế hiện đại, thoải mái và đẳng cấp. Không náo nhiệt như quán bar, pub cũng không quá nhẹ nhàng như quán coffee. Điều này giúp tạo ra một không gian lý tưởng cho việc gặp gỡ, nghỉ ngơi và thư giãn.
2.5 Coffee Shop
Loại hình Coffee shop là một phần quan trọng của trải nghiệm khách sạn. Các coffee shop thường có vị trí ở tầng trệt, gần sảnh khách sạn đông người qua lại. Đây là nơi lý tưởng để khách hàng thưởng thức đa dạng các loại cà phê. Từ cà phê espresso truyền thống đến các phiên bản hiện đại như cà phê đá xay, cappuccino, latte đều có sẵn tại đây.
Ngoài ra, coffee shop cũng thường cung cấp các loại đồ uống khác như trà, nước ép và chocolate. Cũng như các loại bánh ngọt và đồ ăn nhẹ. Thông thường, coffee shop sẽ hoạt động 24/24. Do đó khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ bất cứ lúc nào trong quá trình lưu trú tại khách sạn.
2.6 Cafeteria
Loại hình cafeteria nổi bật với dịch vụ cung cấp trải nghiệm thức ăn và đồ uống đa dạng, tiện lợi cho khách hàng. Cách thức hoạt động của loại hình này tương tự với nhà hàng buffet. Các món ăn và thức uống thường được bày trên các quầy buffet hoặc kệ. Điều này cho phép khách hàng lựa chọn và tự phục vụ theo ý thích của mình.
Menu của cafeteria thường bao gồm các món ăn đa dạng. Bao gồm các món chính, món phụ, salad, pizza, sandwich và nhiều loại đồ ăn nhẹ khác. Ngoài ra tại đây còn cung cấp nhiều loại đồ uống như nước ép trái cây, nước giải khát, cà phê,… Từ đó có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ăn uống của thực khách.
3. Làm thế nào để kinh doanh tốt các loại hình outlet trong ngành F&B?
Sau đây, ezCloud sẽ bật mí cách vận hành hiệu quả các loại hình outlet trong ngành F&B mà các chủ kinh doanh không nên bỏ qua:
3.1 Xác định loại hình outlet muốn kinh doanh
Trước tiên, chủ kinh doanh cần phải làm rõ mô hình outlet mà họ muốn phát triển. Đó có thể là nhà hàng, quán bar, pub, lounge, coffee shop hoặc cafeteria. Điều này giúp họ vạch ra được chiến lược kinh doanh chính xác và phù hợp nhất. Cũng như thực hiện các kế hoạch đó một cách hiệu quả.
3.2 Nghiên cứu thị trường
Sau khi xác định được loại hình outlet, chủ kinh doanh cần phải đặt ra cho mình các câu hỏi như sau:
- Quy mô của loại hình outlet như thế nào?
- Thực đơn sẽ bao gồm những món ăn/thức uống nào?
- Sẽ nhập nguyên liệu từ đâu?
- Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai?
Để trả lời những câu hỏi này một cách chính xác nhất, chủ kinh doanh phải nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách hàng. Đồng thời cần đánh giá về tài chính của doanh nghiệp.
3.3 Phong cách trang trí phù hợp
Không gian và thiết kế nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Thậm chí có thể nâng cao giá trị của món ăn cũng như thức uống. Do đó, chủ kinh doanh cần định rõ phong cách thiết kế của loại hình outlet trước khi bắt đầu quá trình trang trí và mua sắm nội thất. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự phù hợp và hài hòa cho tổng thể không gian.
3.4 Xác định cơ sở vật chất thiết yếu
Khi đã nắm rõ quy mô và phong cách thiết kế, chúng ta sẽ đi đến việc xác định các trang thiết bị, nội thất cần thiết cho loại hình đó. Trong đó bao gồm từ các món cơ bản như bàn, ghế, hệ thống chiếu sáng, điện nước. Đặc biệt không thể thiếu các thiết bị khác phù hợp với tính chất của loại hình outlet đó.
Đồng thời, chủ kinh doanh cũng cần chú ý đến việc trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Cũng như đảm bảo các chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy sẽ tăng mức độ uy tín và chất lượng của dịch vụ.
4. Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên, ezCloud đã đưa ra câu trả lời chính xác, đầy đủ cho thắc mắc “Outlet là gì?”. Đồng thời cung cấp thêm các thông tin hữu ích về loại hình outlet trong ngành F&B cho các bạn. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Khách Sạn.