Supervisor là gì? 8 kỹ năng cần thiết để trở thành Supervisor

supervisor là gì

Khái niệm thuật ngữ Supervisor là gì và những kỹ năng không thể thiếu giúp bạn trở thành một Supervisor chuyên nghiệp.
Supervisor được coi là cánh tay phải đắc lực của các nhà quản lý khách sạn. Vì họ đóng vai trò không nhỏ trong việc điều phối hoạt động của các bộ phận. Vậy Supervisor là gì? Công việc hàng ngày của họ ra sao? Đâu là những kỹ năng mà Supervisor không thể thiếu? Hãy đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây cùng ezCloud.

1. Supervisor là gì?

khái niệm supervisor là gì

Người giám sát – Một trong những trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý thường được gọi là Supervisor. Họ có thể là giám sát buồng phòng, giám sát lễ tân, giám sát nhà hàng,… Các vị trí này đảm nhiệm hỗ trợ các quản lý. Trong việc chia ca, phân công việc làm cho nhân viên; hỗ trợ, điều phối phục vụ khách hàng; giám sát quá trình nhân viên làm việc. Đồng thời, chịu trách nhiệm giải quyết mọi phát sinh trong một số quy trình ở khách sạn. Như quy trình phục vụ. Vị trí giám sát có ở hầu hết các khách sạn cao cấp hiện nay. Nhằm giúp quá trình vận hành trở nên hiệu quả hơn.

2. Mô tả công việc của Supervisor

Người đảm nhiệm chức vụ Supervisor trong khách sạn phải hoàn thành các công việc mà ezCloud liệt kê sau đây:

  • Giám sát các sản phẩm/dịch vụ đã cung cấp, theo dõi và ghi chép báo cáo đầy đủ.
  • Quan sát và quản lý nhân viên cấp dưới. Chia ca, phân chia công việc, đốc thúc nhân viên hoàn thành công việc.
  • Theo dõi tiến độ công việc và kinh doanh của bộ phận quản lý.
  • Giám sát tình hình kinh doanh, hoạt động của đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
  • Xây dựng phương án và kế hoạch nhằm thúc đẩy tiến độ kinh doanh.
  • Đảm bảo tiến độ việc làm hoàn thành đúng hạn và hiệu quả.
  • Kịp thời báo cáo công việc với quản lý một cách chính xác. Thực hiện đúng trách nhiệm trong mọi hoạt động thuộc phạm vi quản lý.
  • Chịu trách nhiệm hỗ trợ phục vụ khách hàng, trao đổi và đàm phán về hàng hóa. Đề xuất các phương án giải quyết tối ưu khi có vấn đề phát sinh.

công việc của supervisor là gì

3. Phân biệt Supervisor và Manager

supervisor và manager

3.1. Quyền hạn

Là vị trí cấp cao trong khách sạn, công việc chính của Manager là quản lý việc phát triển các sản phẩm/dịch vụ. Người giám sát sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của họ. Tùy thuộc vào quy mô của khách sạn mà số lượng Supervisor có thể nhiều hay ít.
Điểm khác biệt dễ thấy nhất là Manager sẽ làm việc trực tiếp và nhận báo cáo từ Supervisor. Sau đó, Manager sẽ trực tiếp báo cáo với phó chủ tịch, giám đốc hay hội đồng quản trị của bộ phận.

3.2. Trách nhiệm

Các Supervisor có nhiệm vụ thúc đẩy công việc của nhân viên sao cho kịp tiến độ. Đây cũng là công việc hàng ngày họ phải làm. Ngoài ra, họ còn phải hoàn thành hiệu quả những nhiệm vụ khác. Để thu về hiệu suất cho khách sạn.
Trong khi đó, Manager lại là người hướng dẫn cách đánh giá hiệu suất từng nhân viên cho người giám sát.

3.3. Thu nhập

Hiển nhiên, lương của Manager trong khách sạn thường cao hơn so với Supervisor. Sự chênh lệch này đến từ trách nhiệm của vị trí Manager cao hơn nhiều so với Supervisor.
Tuy nhiên, so với những nhân viên thông thường, thu nhập của Supervisor cao hơn nhiều. Do vai trò của họ chuyên biệt hơn đối với một bộ phận nhỏ các nhân viên họ giám sát. Trách nhiệm trong công việc của họ cũng cao hơn.

3.4. Mục tiêu

Các mục tiêu mà những nhà quản lý và người giám sát cần đáp ứng chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Do hai vị trí hoàn toàn khác nhau.
Mục tiêu của Supervisor hiện tại là tập trung vào nội bộ. Nói một cách dễ hiểu là họ cần phối hợp cùng các nhân viên trong cùng bộ phận. Nhằm bảo đảm rằng công việc đang diễn ra theo đúng tiến độ.

4. Các kỹ năng cần để trở thành Supervisor

4.1. Giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp được coi là kỹ năng không thể thiếu ở một Supervisor. Do đặc thù công việc phải thường xuyên giao tiếp với cả cấp trên và cấp dưới. Thông tin công việc sẽ được truyền đạt một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu kỹ năng giao tiếp được vận dụng tốt. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau cũng sẽ gắn kết hơn. Khi Supervisor giao tiếp cởi mở.

4.2. Kỹ năng lập kế hoạch

Ngoài việc giao tiếp tốt thì kỹ năng lập kế hoạch cũng quan trọng không kém. Bởi một giám sát viên phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Từ việc quản lý hoạt động công việc, quản lý nhân viên, điều phối cho tới việc giám sát hàng hóa,… Vậy nên, khả năng lập kế hoạch khoa học, hợp lý giúp công việc được định hướng dễ dàng hơn, chính xác hơn.

4.3. Kỹ năng ra quyết định

Nhiệm vụ chính của Supervisor là hướng dẫn và giám sát nhân viên. Nên đòi hỏi họ cần phải có những quyết định mang tính hợp lý, đúng lúc và chính xác. Nhằm đảm bảo các vấn đề được xử lý ổn thỏa.

4.4. Kỹ năng interpersonal

Để ngồi lên vị trí giám sát viên, bạn cần có kỹ năng quản lý công việc. Kỹ năng này giúp giám sát viên điều phối và tổ chức công việc một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, giúp Supervisor tạo tinh thần đoàn kết giữa một tập thể nhân viên. Cũng như phát hiện và biết cách khai thác năng lực và thế mạnh của cấp dưới.

4.5. Khả năng xử lý linh hoạt

Tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp giám sát viên ghi điểm trong mắt cấp trên và cấp dưới. Bởi điều đó thể hiện được uy tín và năng lực làm việc của người giám sát. Tác phong làm việc chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa với khả năng xử lý linh hoạt của Supervisor. Trong công việc không thể tránh khỏi những sự cố hoặc tình huống bất ngờ. Khi đó, khả năng thích ứng linh hoạt sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao. Bộ mặt của khách sạn cũng nhận được đánh giá cao từ đối tác và khách hàng thông qua đó.

4.6. Quản lý thời gian hiệu quả

Trong vai trò của một người giám sát, việc quản lý thời gian hiệu quả là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để đảm bảo rằng công việc diễn ra đúng tiến độ và không có tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Khả năng sắp xếp và quản lý thời gian đúng cách là cần thiết. Vì chỉ khi đó thì công việc mới đảm bảo được hiệu suất.

4.7. Giải quyết xung đột

Mâu thuẫn và sự cố bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt quá trình làm việc. Trong những tình huống như vậy, vai trò quan trọng của Supervisor là giúp xử lý những mâu thuẫn và sự cố một cách hiệu quả. Để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Điều này đặt ra yêu cầu về kỹ năng xử lý tình huống thông minh và khéo léo.

4.8. Kỹ năng cố vấn

Kỹ năng cố vấn là một khía cạnh quan trọng khác mà Supervisor cần phải sở hữu. Bởi vì họ là người trực tiếp làm việc với nhân viên và báo cáo trực tiếp cho Manager. Vậy nên, họ cần phải hiểu rõ mọi khía cạnh của công việc và nhân viên. Kỹ năng này giúp họ đề xuất được những kế hoạch sáng tạo, hợp lý và hiệu quả cho quản lý.

hai quản lý đang trao đổi với nhau

5. Thu nhập của Supervisor là gì?

Để xác định mức thu nhập phù hợp cho vị trí giám sát viên thì cần xem xét nhiều yếu tố. Bao gồm trách nhiệm, kinh nghiệm và chuyên môn của từng cá nhân. Ngoài lương cơ bản, Supervisor có thể gia tăng thu nhập thông qua tiền hoa hồng từ các giao dịch kinh doanh và dự án.
Nhìn chung, mức thu nhập bình quân của Supervisor sẽ có sự biến đổi tùy thuộc vào vị trí cụ thể. Ví dụ:

  • Sale supervisor có mức thu nhập trung bình khoảng 7.000.000 VNĐ/tháng.
  • Floor supervisor có thu nhập dao động từ 7.000.000 VNĐ/tháng đến 15.000.000 VNĐ/tháng.
  • Production supervisor có thu nhập từ 15.000.000 VNĐ/tháng đến 30.000.000 VNĐ/tháng.

Tuy thu nhập của giám sát viên cao nhưng điều này cũng đồng nghĩa với trách nhiệm và áp lực công việc lớn. Tuy nhiên, đây sẽ là bước đệm hoàn hảo giúp những người đảm nhiệm vị trí này thăng tiến trong tương lai.

hình ảnh nữ giám sát

6. Tạm kết

Vậy là ezCloud đã tổng hợp và giải thích chi tiết về thuật ngữ Supervisor là gì. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một người giám sát. Và đồng thời, nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này, chúc bạn sẽ có cơ hội làm việc và trở thành một người giám sát chuyên nghiệp. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của chúng tôi để đón đọc nhiều bài viết bổ ích khác.

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)