9 kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả

kinh doanh nhà nghỉ

9 tuyệt chiêu kinh doanh nhà nghỉ siêu lợi nhuận mang về cho các nhà đầu tư lượng doanh thu khủng mỗi tháng.

Dù không còn mới lạ, nhưng kinh doanh nhà nghỉ vẫn đang là mô hình được nhiều startup quan tâm. Cũng chính vì vậy mà lĩnh vực kinh doanh này có rất nhiều rủi ro. Để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao, hãy để ezCloud giới thiệu đến bạn những kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ vốn ít lời nhiều. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhà nghỉ thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. Tiềm năng khi kinh doanh nhà nghỉ

Là nơi cung ứng các dịch vụ nghỉ ngơi, thư giãn cho khách đi công tác ngắn ngày, khách du lịch,… nhà nghỉ là lựa chọn hàng đầu cho những ai có nhu cầu lưu trú. Dù mức tiện nghi và quy mô nhỏ hơn khách sạn, nhà nghỉ vẫn đáp ứng được những sinh hoạt cơ bản hàng ngày. Với các trang thiết bị hiện đại như: máy lạnh, tủ để đồ, phòng vệ sinh,… Khách hàng khi vào nghỉ phải xuất trình chứng minh thư và đăng ký họ tên.
Trước đây, việc kinh doanh nhà nghỉ tồn tại nhiều định kiến. Tuy nhiên, hiện nay, nó được coi là lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận và cực kỳ hấp dẫn. Chủ kinh doanh thông qua việc cho thuê phòng nghỉ sẽ thu được lợi nhuận khá cao. Dù số vốn bỏ ra là không đáng kể. Đặc biệt là đối với các khu du lịch, thành phố lớn, mô hình kinh doanh nhà nghỉ lại càng được lòng các chủ đầu tư.
Có thể nói, dù xu hướng không còn mới. Nhưng hình thức kinh doanh nhà nghỉ vẫn đang giữ vững tốc độ phát triển nhanh chóng. Bởi nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch của con người ngày càng tăng cao.

phòng nhà nghỉ

2. Kinh doanh nhà nghỉ cần bao nhiêu vốn?

Việc kinh doanh nhà nghỉ không quá phức tạp như khi đầu tư vào kinh doanh nhà trọ hoặc khách sạn. Do đó mà số vốn bỏ ra cũng không quá cao. Sau đây, ezCloud sẽ liệt kê những khoản chi phí bạn cần chi để xây dựng nhà nghỉ:

  • Chi phí xây dựng, thiết kế CSHT.
  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh.
  • Chi phí mua nội thất.
  • Chi phí quảng bá.
  • Chi phí duy trì nhà nghỉ.
  • Các chi phí phát sinh khác.

Nhìn chung, số vốn bỏ ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, mô hình kinh doanh mà bạn muốn mở. Tuy nhiên, trung bình 350 – 550 triệu đồng là số vốn bạn cần để mở một nhà nghỉ có quy mô nhỏ/ vừa. Quy mô kinh doanh và các loại hình dịch vụ sẽ tỉ lệ thuận với lượng vốn bạn bỏ ra.

Xem thêm: 

3. Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả

3.1. Tiêu chí lựa chọn vị trí

Hãy dựa vào tiềm năng và hiện trạng du lịch ở địa phương để xác định được những vị trí đắc địa, thu hút. Bạn nên lựa chọn những khu vực có tầm nhìn đẹp, hướng ra núi, ra biển. Hoặc nằm trong các khu du lịch để thu hút lượng khách đông đảo. Mức giá thuê phòng có thể điều chỉnh nhỉnh hơn so với các khu vực khác.
Nếu khách hàng của bạn là người lưu trú ngắn hạn, người qua đường,… thì nhà nghỉ nên được xây dựng ở những trục đường lớn. Nếu khách hàng ưa thích yên tĩnh, hãy xây nhà nghỉ nằm khuất trong ngõ. Bạn cũng cần phải tính toán hợp lý về cây cảnh, không gian, công trình phụ,… khi lựa chọn địa điểm. Để tạo không gian thoải mái nhất cho khách hàng.

3.2. Xác định đối tượng khách hàng

Ngoài việc lựa chọn khu vực tương thích, hãy xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm tới. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chủ đầu tư, kinh doanh. Vậy nên, hãy khảo sát đối tượng khách hàng ngay tại khu vực, vị trí mà bạn xây dựng nhà nghỉ. Dựa trên: tích cách, tuổi tác, mức độ chi trả,… Để thiết kế nhà nghỉ sao cho phù hợp nhất.

cô gái trẻ ngồi làm việc

3.3. Nghiên cứu các nhà nghỉ khác trong khu vực

Việc theo dõi các đối thủ cạnh tranh trong khu vực sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh nhà nghỉ lên mức tối ưu. Bạn nên tìm hiểu số lượng nhà nghỉ có trong địa phương, mức giá thuê phòng và đối tượng khách hàng mục tiêu của họ. Để từ đó triển khai kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.

3.4. Lựa chọn tiện nghi nội thất

Nội thất bên trong nhà nghỉ không cần quá sang trọng, quý phái. Do quy mô của nhà nghỉ cũng không quá rộng rãi. Thông thường, mỗi phòng sẽ có diện tích từ 15 – 25 mét vuông. Để khách hàng cảm thấy thoải mái, phòng ốc phải đảm bảo sạch sẽ, nhã nhặn. Phòng phải đầy đủ tiện nghi, có tivi, điều hòa, wifi riêng. Hiện nay, có 2 quy mô nhà nghỉ chính đó là: nhà nghỉ hạng sang và nhà nghỉ tầm trung. Chủ kinh doanh có thể dựa vào quy mô để điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp nhất.

3.5. Thiết kế phòng

Nhiều chủ đầu tư khi xây dựng nhà nghỉ thường không quá chú trọng vào phong cách thiết kế. Tuy nhiên điều đó dẫn đến việc nhà nghỉ mất đi sự thu hút, lôi cuốn. Vậy nên, để có thể cạnh tranh với các nhà nghỉ khác, chủ kinh doanh nên thiết kế căn phòng thật ấn tượng và phong phú, thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Phong cách tân tiến, phong thái cổ xưa hay đơn thuần, độc lạ là những cách thiết kế bạn có thể tham khảo.

phòng nghỉ đơn giản

3.6. Giá thuê hợp lý

Mỗi một nhà nghỉ sẽ có cách tính giá cho thuê khác nhau. Bao gồm giá phòng theo giờ hoặc nghỉ qua đêm. Tuy theo nội thất, chất lượng phòng và khu vực mà giá cả có thể chênh lệch không đáng kể. Thông thường, giá thành cho một căn phòng tại nhà nghỉ sẽ khoảng từ 120.000 – 300.000đ/ ngày. Và dao động từ 60.000 – 120.000đ/ giờ đầu tiên. Chưa tính phụ thu thêm nếu ở quá giờ. Vào các dịp lễ hoặc mùa du lịch cao điểm, giá thuê phòng có thể đắt đỏ hơn.

3.7. Cách thu hút khách hàng

Như đã nói ở trên, chủ kinh doanh sẽ đạt được mức doanh thu khủng vào những dịp đặc biệt hoặc mùa du lịch. Tuy nhiên, lượng khách sẽ giảm dần và ít hơn vào những ngày hoặc mùa vắng khách. Lúc này, chủ kinh doanh có thể giảm giá phòng xuống để thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhằm giữ cho lợi nhuận của nhà nghỉ nằm ở mức ổn định.

3.8. Tuyển dụng nhân viên

Nếu quy mô nhà nghỉ nhỏ, chủ đầu tư chỉ nên thuê 1 – 2 nhân viên dọn phòng. Họ phải là những người sạch sẽ, tỉ mỉ, thành thật và nhiệt tình. Để đảm bảo quá trình làm việc không xảy ra sai sót. Nhà đầu tư có thể tăng số lượng nhân viên nếu hiệu suất phòng và quy mô nhà nghỉ lớn hơn.

nhân viên nhà nghỉ

Xem thêm:

3.9. Sử dụng phần mềm quản lý

Việc áp dụng phần mềm quản lý cho hoạt động kinh doanh nhà nghỉ vẫn chưa thực sự phổ biến. Vì nhiều người nghĩ rằng quy mô phòng nhỏ thì không cần đầu tư quá nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm quản lý sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề liên quan đến: quản trị lễ tân, quản trị người thuê, quản trị đặt phòng, quản trị lệch giá,…

Nắm bắt được nhu cầu trên, ezCloud cho ra mắt sản phẩm ezCloudhotel – phần mềm quản lý khách sạn từ 0-2 sao phù hợp với mô hình kinh doanh nhà nghỉ hiện nay, giúp bạn có thể dễ dàng: quản lý đặt phòng hiệu quả, giảm chi phí vận hành, tăng doanh thu hiệu quả, quản lý chi tiêu hiệu quả, tránh thất thoát cũng như phòng chống gian lận từ nhân viên. Ngoài ra, phần mềm rất dễ dàng sử dụng, bất cứ ai cũng đều có thể sử dụng,… 

4. Những lưu ý khi kinh doanh nhà nghỉ

4.1. Vấn đề quảng cáo, truyền thông

Để khách hàng biết đến nhà nghỉ của bạn, hãy đầu tư vào việc quảng bá, truyền thông tên tuổi bằng cách tạo lập website nhà nghỉ. Hãy thiết lập một trang web đầy đủ, chuyên nghiệp. Để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin và đặt phòng dễ dàng hơn. Bạn có thể book quảng cáo trên các trang phân phối nhà nghỉ, web du lịch hay phần mềm đặt phòng. Như: agoda, booking.com, traveloka,… Hoặc phát tờ rơi tại các khu vực đông khách du lịch. Và đăng tải hình ảnh, thông tin nhà nghỉ trên các trang mạng xã hội: Instagram, Zalo, Facebook,… 

đầu tư chiến dịch truyền thông

4.2. Tham gia các hội nhóm, diễn đàn cơ sở lưu trú, nhà nghỉ

Một trong những cách để nâng cao danh tiếng và độ uy tín là tham gia vào các mạng kết nối với các nhà quản lý nhà nghỉ, khách sạn. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội review dịch vụ trên mạng, học hỏi được nhiều kiến thức. Và chia sẻ những bình luận tích cực, phản hồi lịch sự với đối tượng khách hàng chưa hài lòng. 

4.3. Các loại giấy phép kinh doanh nhà nghỉ cần có

Theo quy định, để được kinh doanh nhà nghỉ, bạn cần có:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy của công an có thẩm quyền.
  • Giấy phép an ninh trật tự.

5. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của ezCloud về “9 Tuyệt chiêu kinh doanh nhà nghỉ vốn ít lời nhiều dành cho bạn”. Hy vọng rằng con đường kinh doanh của bạn sẽ phát triển theo đúng những gì mà bạn vạch ra. Nếu thấy bài viết trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi tại chuyên mục Kinh doanh khách sạn.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)