Giải đáp thắc mắc “Steward là gì?” và những điều cần biết để có thể trở thành một nhân viên rửa bát tại nhà hàng và khách sạn.

Steward là thuật ngữ phổ biến trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vị trí công việc này. Vậy Steward là gì? Nhiệm vụ của Steward ra nào? Mức lương hiện nay của vị trí này như thế nào? Mọi thắc mắc này sẽ được ezCloud giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Steward là gì?

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên rửa bát tại khu vực bếp của các nhà hàng và khách sạn. Nhiệm vụ chính của Steward là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho khu vực chuẩn bị thức ăn. Cùng với đó là các vật dụng và dụng cụ như bát, đĩa, muỗng, ly,… Nhằm phục vụ khách hàng chu đáo từ những khâu nhỏ nhất. Vị trí công việc này không yêu cầu nhiều kỹ năng phức tạp. Tuy nhiên, người làm Steward cần có khả năng tổ chức khoa học, hợp lý. Điều này sẽ giúp họ sắp xếp không gian bếp một cách gọn gàng và sạch sẽ. Để làm một Steward thì sự khéo léo, siêng năng, tỉ mỉ và có sức khỏe tốt là điều cần thiết.

nhân viên rửa bát

2. Mô tả chi tiết công việc của nhân viên Steward

Tìm hiểu ngay những nhiệm vụ mà nhân viên Steward phải hoàn thành khi làm việc tại các nhà hàng, khách sạn sau đây:

2.1 Vận hành máy rửa bát đĩa (Nếu có)

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn vận hành máy rửa bát theo quy định.
  • Đảm bảo quản lý nhiệt độ nước, lượng hóa chất đúng chuẩn liều lượng cho phép. Nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh một cách tối đa.
  • Thực hiện theo dõi, kiểm tra năng suất làm việc của máy và chất lượng công việc.
  • Phát hiện sớm các hư hỏng và báo cáo để thực hiện sửa chữa kịp thời.

2.2 Thực hiện việc rửa bát, đĩa các loại

nhân viên steward rửa bát đĩa

  • Nhận toàn bộ chén, đĩa và muỗng đã được sử dụng từ các khu vực khác.
  • Tách biệt rõ ràng các vật dụng đã qua sử dụng và đồ dùng sạch.
  • Thực hiện quy trình rửa bát theo đúng quy định.
  • Rửa sạch bằng tay các loại bát, đĩa mà máy không thể làm được.
  • Đảm bảo mọi vật dụng đều đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi rửa.
  • Làm khô bát, đĩa và phân loại, sắp xếp theo vị trí quy định trước đó.
  • Kiểm tra kỹ càng để đảm bảo không có trầy xước, sứt mẻ hoặc vỡ (Nếu có, thông báo cho quản lý để xử lý kịp thời).
  • Lên lịch công việc hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ và đúng thời điểm chén, đĩa cho các bộ phận khác khi cần sử dụng.

2.3 Dọn dẹp và vệ sinh khu vực bếp 

  • Làm sạch các thiết bị nhà bếp. Cụ thể như lò vi sóng, lò nướng, màng lọc và cống rãnh.
  • Thực hiện vệ sinh cả khu vực bếp hai lần mỗi ca làm việc. Đặc biệt tập trung vào vùng bồn rửa.
  • Thực hiện vệ sinh định kỳ cho các dụng cụ trong kho. Đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng.
  • Đảm bảo các dụng cụ trong bếp luôn được bổ sung đầy đủ và được làm sạch thường xuyên.
  • Đổ rác đúng nơi quy định.
  • Chịu trách nhiệm quản lý và bảo quản các dụng cụ vệ sinh được giao.
  • Theo dõi và kiểm tra chất lượng của các dụng cụ và vật liệu được sử dụng trong quá trình làm sạch khu vực bếp. Cũng như đề xuất bổ sung, nâng cấp khi cần thiết.

2.4 Nhiệm Vụ Khác

  • Hỗ trợ các bộ phận khác trong nhà hàng, khách sạn hoàn thành công việc nếu cần.
  • Đảm bảo thực hiện tốt các công việc được phân công bởi quản lý hoặc bếp trưởng.

steward lau dọn khu vực bếp

3. Những kỹ năng cần có để trở thành nhân viên Steward

Dựa trên những công việc mà một Steward phải đảm nhận, có thể thấy vị trí này không yêu cầu cao về chuyên môn. Tuy vậy nhưng nhân viên rửa bát vẫn cần phải có những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể như sau:

3.1 Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức là điều cần thiết đối với nhân viên Steward. Điều này nhằm duy trì sự sạch sẽ và trật tự trong nhà bếp và khu vực lưu trữ. Nếu công việc này được thực hiện tốt thì các đầu bếp sẽ chuẩn bị bữa ăn cho khách hàng một cách nhanh chóng hơn.

nhân viên rửa bát vệ sinh bếp sạch sẽ

3.2 Chú ý đến chi tiết

Một món ăn chất lượng, hoàn hảo không chỉ đạt yêu cầu về hương vị mà còn phải trình bày, trang trí bắt mắt. Trong đó, việc đảm bảo các đồ thủy tinh và đồ bạc được đánh sáng bóng, sạch sẽ cũng ảnh hưởng đến hình thức món ăn. Bởi vậy, nhân viên rửa bát cần phải chú ý trong từng chi tiết nhỏ nhất để góp phần mang đến một món ăn hoàn hảo.

3.3 Khả năng đa tác vụ

Đặc thù của công việc này là làm việc trong môi trường vô cùng bận rộn. Do đó, họ luôn tất bật làm việc với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhất là vào những lúc cao điểm.

steward vệ sinh dụng cụ bếp

3.4 Kỹ năng giao tiếp

Việc liên lạc thường xuyên giữa Steward và nhân viên bếp là rất quan trọng. Họ cần phải thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả. Bởi vậy để trở thành một nhân viên Steward, bạn cũng cần phải trau dồi thêm kỹ năng này.

3.5 Các kỹ năng ưu tiên

Việc sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên là rất cần thiết đối với Steward. Điều này yêu cầu họ phải xử lý các công việc một cách nhanh chóng. Đồng thời tuân thủ thứ tự từ những nhiệm vụ nhỏ đến lớn. Tất cả các hoạt động thực hiện ở khu vực phía sau nhà bếp đều có thời gian hạn chế. Vì vậy, kỹ năng này trở thành một yếu tố không thể thiếu đối với nhân viên rửa bát.

4. Mức lương của nhân viên Steward hiện nay

Hiện nay, mức lương của nhân viên Steward tại các nhà hàng, khách sạn thường rơi vào khoảng từ 3.5 – 5 triệu đồng/tháng. Mức lương này chưa bao gồm tiền thưởng và phụ cấp. Bên cạnh đó, nhân viên Steward còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác. Điển hình như bảo hiểm y tế, xã hội và cơ hội tham gia các chuyến du lịch hàng năm.

nhân viên rửa bát tại nhà hàng

5. Lời kết

Với những chia sẻ trên, ezCloud hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Steward là gì?”. Đồng thời có cái nhìn khách quan hơn về công việc của một nhân viên rửa bát tại nhà hàng, khách sạn. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nhà Hàng.

 

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)