Thuật ngữ quần bar bartender là kiến thức bắt buộc đối với nhân viên pha chế chuyên nghiệp. Cùng ezCloud tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khi nhắc đến bartender, bên cạnh việc sở hữu một đôi tay nghề chuyên nhiệp, các bạn cần phải trau dồi những kiến thức căn bản về công việc này. Đặc biệt là những thuật ngữ chuyên ngành như kỹ thuật pha chế, tên các loại đồ uống, tên dụng cụ/vật dụng/nguyên liệu pha chế… Nẵm rõ được những thuật ngữ này sẽ giúp các bạn hạn chế được một số sự cố, nhầm lầm trong quá trình làm việc. Vậy hãy cùng ezCloud tìm hiểu những thuật ngữ quầy bar bartender thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thuật ngữ quầy bar bartender là gì?
Nội dung
Thuật ngữ quầy bar bartender là những cụm từ vựng dùng để chỉ những khái niệm đặc thù trong lĩnh vực pha chế. Bao gồm những thuật ngữ chuyên nghiệp của ngành nghề Bartender và Barista. Đây đều là những đối tượng chính hoạt động trong lĩnh vực pha chế thức uống tại quầy bar nhà hàng. Các thuật ngữ quần bar cần phải đảm bảo được yếu tố nhất quán, chính xác, tính quốc tế, tính hệ thống. Từ đó giúp công việc trở nên chuyên nghiệp và tiện lợi hơn.
2. Những thuật ngữ quầy bar dành cho bartender
Công việc bartender cần ghi nhớ các thuật nhữ pha chế chuyên ngành để làm việc trong lĩnh vực này. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về những thuật ngữ quầy bar bartender dưới đây nhé!
2.1. Thuật ngữ quầy bar bartender về các loại đồ uống
- Cocktail: Đây là thuật ngữ quầy bar bartender dùng để chỉ những loại đồ uống hỗn hợp chứa cồn. Thành phần chính của một ly cocktail bao gồm: rượu nền, rượu mùi, nước ép hoa quả/siro trái cây, mật ong, sữa, kem và một số chất phụ gia. Các loại cocktail thường mang đến cảm giác sảng khoái, hấp dẫn cho người dùng.
- Mocktail: Đây là loại thức uống hỗn hợp không chứa cồn. Phương pháp pha chế khá tương đồng với cocktail. Chỉ có thành phần rượu là bị loại bỏ.
- Straight-up: Trong quá trình pha chế loại cocktail này thường sử dụng thêm đá lạnh. Tuy nhiên, thành phần đá sẽ được lọc bỏ khi cho hỗn hợp ra ly để phục vụ thực khách.
- Neat: Loại cocktail không dùng cùng đá, hoàn toàn nguyên chất. Điều này giúp thực khách có thể thưởng thức được hương vị nguyên chất nhất. Một số loại cocktail phổ biến là cocktail Saketini, cocktail B52…
- On the rocks: Loại cocktail được phục vụ cùng đá lạnh. Một số loại cocktail nổi tiếng phải kể đến như Cocktail MaiTai, Cocktail Zombie, Cocktail Casablanca…
- Soda out: Loại cocktail được pha chế với nguyên liệu chính là soda. Ví dụ điển hình như: Cocktail Americano, cocktail Tom Collins, Cocktail Negroni, Cocktail Gin Fizz…
- Base: Các loại rượu nền được sử dụng trong quá trình pha chế cocktail. Điển hình như: Rum, Vodka, Gin, Whisky…
- Virgin: Đây là thức uống không chứa cồn. Người ta còn gọi thức uống này với tên gọi khác là Mocktail.
- Fancy drinks: Những loại thức uống do chính bartender hoặc các nhà hàng sáng tạo độc quyền.
2.2. Thuật ngữ quầy bar bartender về nguyên liệu pha chế.
- Crushed ice: Đá bào.
- Cube ice: Đá viên/đá cục.
- Zest: Vỏ cam, canh được chắt tinh dầu được phủ lên trên ly cocktail.
- Twist: Vo cam, vỏ chanh được nạo thành hình xoắn ốc với mục đích trang trí đồ uống.
2.3. Thuật ngữ quầy bar về vật dụng pha chế
- Shaker: Bình lắc trộn nguyên liệu trong pha chế đồ uống.
- Flair bartending: Kỹ thuật pha chế đồ uống được ví như màn biểu diễn “xiếc” với bình lắc (shaker), biểu diễn rượu cùng lửa của các bartender. Các động tác đặc trưng của flair bartending phải kể đến như tung, quăng bình lắc shaker.
- Glass: Ly đựng đồ uống. Thông thường, mỗi loại cocktail sẽ được đựng trong một ly khác nhau.
- Strainers: Dụng cụ lọc trong pha chế đồ uống.
- Channel Knife & Citrus Zester: Dụng cụ tạo sợi trang trí đồ uống. Loại dao này thường có dạng hình tròn hoặc vuông ở đầu. Chính giữa sẽ có một lỗ nhỏ làm lưỡi dao, giúp gọt vỏ chanh, cam dễ dàng hơn.
3. Thuật ngữ quầy bar dành cho Barista
- Barista: Những nhân viên pha chế cafe. Các loại đồ uống cafe do barista pha chế không chỉ đơn thuần là thức uống mà còn đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Mỗi một ly cafe đều được tạo hình, trang trí bắt mắt.
- Espresso: Cafe pha máy nguyên chất, được đựng trong tách nhỏ, thành dày và được làm nóng trước đó.
- Latte: Loại thức uống có nguồn gốc từ Ý. Thành phần latte chứa rất nhiều sữa, thường áp dụng kỹ thuật Latte Art để tạo hình.
- Macchiato: Loại thức uống được pha chế từ cafe Espresso. Sau đó sẽ cho thêm sữa đã được đánh bọt.
- Cappuccino: Cafe được pha chế theo kiểu Ý. Thành phần thức uống bao gồm Espresso, sữa suit bọt và sữa nóng.
- Matcha: Bột trà xanh
- Arabica: Hạt cafe dạng dài, có vị chua kết hợp chút đắng nhẹ. Cafe sau khi pha sẽ có nàu nâu nhạt đặc trưng. Loại hạt cafe này phù hợp để pha chế Espresso, Cappuchino, Latte…
- Cherry: Hạt cafe màu vàng, vui hương dịu nhẹ nên rất thích hợp cho phái nữ.
- Robusta: Loại cafe chứa hàm lượng cafein cực cao. Hương vị đắng mạnh mẽ nên rất thích hợp với những người sành cafe.
- Moka: Loại cafe được sản xuất phổ biến tại Việt Nam. Hương vị hơi chua xen chút đắng nhẹ.
4. Lời kết
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về những thuật ngữ quầy bar bartender. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!