Giải thích thuật ngữ: “Blacklist là gì?” và một số tips giúp bạn loại bỏ IP khỏi danh sách đen của Google và McAfee.
Blacklist là khái niệm được sử dụng rộng rãi trên mạng Internet. Đây là danh sách chứa các thông tin về đối tượng được coi là không an toàn hoặc không đáng tin cậy. Vậy nguyên nhân khiến trang web bị đưa vào Blacklist là gì? Cách khắc phục được thực hiện như thế nào? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Blacklist là gì?
Nội dung
Blacklist có nghĩa là danh sách đen. Những địa chỉ domain hoặc IP có trong danh sách này là nguồn spam của các tổ chức thống kê. Bị đánh dấu bởi các server gửi spam. Khi domain hoặc website lạm dụng quá nhiều vào việc triển khai SEO Off-page. Bằng cách thức đi Backlink spam đại trà hàng loạt sẽ bị đưa vào Blacklist của Google.
2. Nguyên nhân website bị đưa vào Blacklist
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến website thường bị đưa vào Blacklist:
- Xảy ra tình trạng hoạt động lừa đảo trên trang web.
- Thường xuyên gửi mail tới các địa chỉ email ảo.
- Website hiện nội dung không lành mạnh.
- Mã độc được chèn vào source.
- Không có bản ghi MX trên website.
- Sử dụng địa chỉ IP động cho Mail Server.
3. Hạn chế khi địa chỉ bị đưa vào Blacklist
Việc bị đưa vào Blacklist khiến cho website gặp phải nhiều hạn chế, như những ảnh hưởng tiêu cực mà ezCloud nhắc đến sau đây:
3.1. Hạn chế hành vi trên internet
Người dùng bị hạn chế truy cập hoặc không thể truy cập vào website bị Blacklist. Dẫn đến trang web bị giảm lượng khách hàng, lượt tương tác và truy cập.
3.2. Giảm thứ hạng trên thanh tìm kiếm
Website của bạn sẽ được Google đánh giá và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Việc bị liệt vào Blacklist sẽ khiến trang web của bạn xuất hiện thấp hơn. Hoặc thậm chí không có trong kết quả tìm kiếm. Khiến tình trạng truy cập website từ người dùng bị ảnh hưởng đáng kể.
3.3. Ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp
Khi một trang web bị đưa vào danh sách đen, điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và mức độ uy tín của thương hiệu. Người dùng có thể coi trang web là không đáng tin cậy hoặc không an toàn. Khi thấy cảnh báo từ các công cụ bảo mật hay trình duyệt về việc trang web của bạn có trong Blacklist. Điều này dẫn đến làm giảm lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp của bạn.
Để giảm thiểu nguy cơ bị đưa vào danh sách đen, điều quan trọng là duy trì một website an toàn. Và tuân thủ các quy tắc bảo mật.
4. Một số loại Blacklist phổ biến
- UCE Protect Network: Blacklist của UCE Protect Network không cho phép người dùng loại bỏ IP của họ. Nếu bạn nằm trong Level 1 hoặc Level 2 trên danh sách đen của website này, thì bạn sẽ tự động được loại bỏ khỏi danh sách sau 7 ngày. Tuy nhiên, đối với các trang web ở Level 3, chỉ những nhà cung cấp dịch vụ IP/DataCenter mới có thể thực hiện việc loại bỏ IP. Lưu ý rằng chỉ có các IP ADSL hoặc Dynamic mới được phân vào Level này.
- The Barracuda Reputation Block List: Yêu cầu của bạn sẽ được xử lý trong vòng 12 giờ sau khi bạn truy cập vào trang web của The Barracuda Reputation Block List. Và điền đầy đủ thông tin cần thiết. Hãy theo dõi thời gian bị cấm nếu địa chỉ IP của bạn nằm trong Blacklist sau khi nhận kết quả. Nếu server mail của địa chỉ IP sau khoảng 7 ngày không còn gửi thư rác nữa, thì IP sẽ tự động bị loại khỏi danh sách đen.
5. Hướng dẫn cách gỡ bỏ IP khỏi Blacklist
Để loại bỏ IP khỏi Blacklist, bước đầu tiên là bạn phải xác định nguyên nhân website của bạn bị đưa vào danh sách đen. Nếu nguyên nhân xuất phát từ website chính, hãy khắc phục và loại bỏ nó trước khi yêu cầu gỡ bỏ. Nếu không tìm ra và sửa chữa triệt để, nguy cơ bị đưa vào Blacklist một lần nữa sẽ rất cao. Đôi khi, việc tái phạm có thể dẫn đến việc bị cấm IP vĩnh viễn. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ internet không cho phép đổi IP khi IP đang ở trong danh sách hạn chế.
Khi bạn giải quyết được vấn đề, IP sẽ tự động được loại bỏ khỏi danh sách đen. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để gỡ IP ra khỏi Blacklist:
5.1. Đối với Google
Để loại bỏ IP khỏi danh sách đen của Google, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của bạn và yêu cầu gỡ IP.
- Bước 2: Gửi yêu cầu gỡ IP khỏi danh sách đen, kèm theo tùy chọn yêu cầu đánh giá và cung cấp giải thích chi tiết về cách bạn đã sửa chữa website của doanh nghiệp.
- Bước 3: Chờ Google xem xét trong khoảng 3 – 7 ngày sau khi gửi yêu cầu.
5.2. Đối với McAfee
Để loại bỏ IP khỏi danh sách đen của họ, bạn cần tiến hành các bước:
- Bước 1: Tạo tài khoản trên trustedsource.org.
- Bước 2: Nhập URL của bạn vào McAfee Site System/Web Control và kiểm tra tên website trong danh sách Blacklist.
- Bước 3: Giải thích cách bạn đã khắc phục sự cố và chọn “Submit URL for Review” để hoàn thành quá trình yêu cầu gỡ IP khỏi Blacklist.
6. Phương pháp phòng tránh để không bị đưa vào Blacklist
Thường xuyên nâng cấp, cập nhật phiên bản vá hạ tầng của trang web.
Nhằm giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật từ phiên bản cũ. Điều này sẽ giữ cho trang web của bạn luôn an toàn và tránh xa khỏi các cuộc tấn công từ các “tội phạm mạng”. Đối với người sử dụng website WordPress, hãy luôn sử dụng các theme và plugin được cấp quyền.
Sử dụng phần mềm bảo mật và SSL là một phần không thể thiếu cho một trang web uy tín và đáng tin cậy.
SSL giúp mã hóa thông tin truyền tải giữa người dùng và server. Ngăn chặn việc nghe lén và đánh cắp thông tin cá nhân. Đồng thời, SSL cũng là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với nhiều trình duyệt web, như Google Ads và SEO.
Đầu tư vào hạ tầng mạnh mẽ từ khi bắt đầu xây dựng website
Để tối ưu hóa công việc SEO và đảm bảo độ an toàn và bảo mật. Hãy tìm kiếm và hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp mạng uy tín. Để được kịp thời hỗ trợ mỗi khi gặp sự cố hoặc vấn đề kỹ thuật.
Sử dụng công cụ theo dõi và quản lý website hiệu quả
Giúp trang web luôn được kiểm soát và phát triển. Công cụ này cần tích hợp các chức năng như: Kiểm tra bảo mật, phát hiện spam và phần mềm độc hại, sao lưu dữ liệu tự động, quét spam SEO hay cảnh báo về các trang web đen. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giữ cho trang web của bạn luôn ổn định và an toàn.
7. Những câu hỏi thường gặp về Blacklist
- Có nên dùng dịch vụ giải quyết Blacklist không?
Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ VPN mà người dùng có thể sử dụng dịch vụ giải quyết danh sách đen. Hãy xem xét đánh giá của những người đã từng sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp đó. Để giảm thiểu tình trạng “tiền mất tật mang”.
- Nên tìm hiểu danh sách đen của Google ở đâu?
Để hạn chế tối đa tình trạng bị đưa vào danh sách Blacklist của những đơn vị khác nói chung và của Google nói riêng, bạn có thể tra cứu tại Where malware originates và Google Safe Browsing.
8. Tạm kết
Nhìn chung, Blacklist là danh sách đen chứa các địa chỉ IP, tên miền, hoặc các thông tin khác của các máy chủ, trang web. Hoặc người dùng được coi là không an toàn, không đáng tin cậy. Hoặc đã thực hiện các hoạt động gây hại trên Internet. Các hệ thống và dịch vụ bảo mật sử dụng Blacklist để ngăn chặn truy cập với các đối tượng có trong danh sách. Nhằm bảo vệ hệ thống và người dùng khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn.