Vị trí Assistant Manager là gì? Tìm hiểu các nhiệm vụ của trợ lý giám đốc và những kỹ năng cần có để trở thành một Assitant Manager.
Assistant Manager là vị trí có sức ảnh hưởng quan trọng trong công ty. Đây cũng là mục tiêu nghề nghiệp được rất nhiều bạn trẻ hướng đến. Vậy Assistant Manager là gì? Để trở thành một Assistant Manager giỏi cần có những kỹ năng gì? Mọi thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
1. Assistant Manager là gì?
Nội dung
Assistant Manager hay còn được gọi là trợ lý giám đốc hoặc trợ lý điều hành. Vị trí này đề cập đến những người cấp dưới các nhà lãnh đạo. Đặc biệt, họ có khả năng đại diện cho cấp trên trong các tình huống vắng mặt quan trọng.
Người đảm nhận vai trò này phải đáp ứng được những yêu cầu cao về kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm. Bởi bên cạnh các nhiệm vụ chuyên môn, Assistant Manager còn phải đảm nhận trách nhiệm trong quá trình đàm phán. Cũng như giao tiếp với các bên liên quan. Bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Assistant Managers thường được coi là những người hỗ trợ đắc lực cho các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố, họ cũng phải đối mặt với áp lực và trách nhiệm lớn. Nhưng từ những tình huống thách thức này, họ cũng có cơ hội học hỏi và phát triển từ cấp trên.
2. Công việc của Assistant Manager là gì?
Assistant Managers đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Các công việc phổ biến của họ bao gồm:
Hỗ trợ quản lý hành chính: Điều bao gồm quản lý các nhiệm vụ hành chính trong tổ chức. Đảm bảo các hoạt động hàng ngày diễn ra một cách suôn sẻ.
Giám sát và quản lý cấp dưới: Assistant Manager phải đảm bảo công việc của cấp dưới được phân công hợp lý. Cũng như đáp ứng được mục tiêu và chuẩn mực của doanh nghiệp. Họ cũng cần phải báo cáo về tình hình làm việc này lên cấp trên.
Thực hiện nhiệm vụ giao phó: Assistant Manager thường được giao các nhiệm vụ cụ thể từ cấp trên. Và họ cần thực hiện chúng một cách chính xác, hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
Nói chung, Assistant Manager đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Những người đảm nhận công việc này được phép tiếp cận với thông tin quan trọng và bí mật của doanh nghiệp. Vì vậy, công việc đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng quản lý, khả năng xử lý vấn đề tốt và chịu được áp lực cao.
3. Các kỹ năng cần thiết của Assistant Manager
Để trở thành một Assistant Manager giỏi, bạn cần phải sở hữu nhiều kỹ năng cho mình. Trong đó, một số kỹ năng quan trọng nhất định phải có bao gồm:
3.1 Kỹ năng lãnh đạo
Thực tế, Assistant Manager đóng vai trò quan trọng chỉ sau các nhà lãnh đạo. Thậm chí trong một số trường hợp, họ còn xử lý một vài công việc thay cho cấp trên của mình. Do đó, kỹ năng lãnh đạo trở thành một yếu tố quan trọng. Nó giúp họ giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.
Tuy những kỹ năng về lãnh đạo có thể thuộc về bẩm sinh và tùy vào tính cách của từng người. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự rèn luyện và trau dồi, nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình. Để từ đó trở thành một người lãnh đạo giỏi và truyền được cảm hứng đến với nhân viên.
3.2 Kỹ năng ra quyết định
Assistant Manager thường đại diện cấp trên xử lý công việc thường xuyên. Vậy nên khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác trở nên vô cùng quan trọng. Để thực hiện điều này, họ cần phải có khả năng suy nghĩ nhanh và đưa ra những quyết định đúng lúc và chính xác. Họ cũng cần có khả năng phân tích và đánh giá tình hình một cách toàn diện. Qua đó tìm ra các giải pháp và quyết định có lợi nhất cho tổ chức.
Kỹ năng ra quyết định được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Đồng thời thể hiện năng lực của một Assistant Manager. Một trợ lý giám đốc xuất sắc sẽ luôn là cánh tay đắc lực của cấp trên trong việc phân tích tình hình. Cũng như đưa ra quyết định một cách hiệu quả.
3.3 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Assistant Manager là một vị trí mang tính chất lãnh đạo trong doanh nghiệp. Do đó, những người đảm nhận vai trò này cần có khả năng giao tiếp và tương tác hiệu quả với mọi người. Điều này thể hiện qua việc bạn phải xây dựng được lòng tin đối với người khác. Đồng thời biết cách động viên, hỗ trợ cũng như thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi người trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì tính công bằng và minh bạch trong quản lý. Để từ đó nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên và đồng nghiệp.
Mặt khác, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hơn. Đồng thời giúp tổ chức đẩy mạnh năng suất lao động và hiệu quả làm việc.
Bên cạnh những kỹ năng trên, bạn cần chủ động học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng khác liên quan đến môi trường cụ thể tại doanh nghiệp. Điều này góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa công ty.
3.4 Khả năng chịu trách nhiệm
Trước những tình huống khẩn cấp, trợ lý giám đốc cần can đảm đứng lên và nhận trách nhiệm trong việc giải quyết. Điều quan trọng là họ phải đề xuất giải pháp thích hợp. Nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của doanh nghiệp và các bên liên quan. Để làm được điều này, việc hiểu rõ cách hoạt động, sản phẩm và quy trình làm việc của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng.
Đặc biệt, việc dám đứng ra chịu trách nhiệm cho hành động của mình luôn được cấp trên đánh giá cao. Do đó, việc phát triển kỹ năng này có thể giúp bạn nhận được sự tín nhiệm và coi trọng từ người khác.
4. Mức lương của Assistant Manager
Đây là một công việc yêu cầu kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng xuất sắc, thái độ chuyên nghiệp và tính linh hoạt, sự nhạy bén. Chính vì vậy, mức lương của một Assistant Manager thường khá cao. Mức lương này thay đổi tùy theo khối lượng công việc, trình độ chuyên môn và độ trách nhiệm. Thông thường, nó sẽ dao động trong khoảng từ 12.000.000 đến 25.000.000 đồng/tháng. Trường hợp bạn là trợ lý điều hành cho Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc các tập đoàn lớn thì mức lương có thể cao hơn. Cụ thể là từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó còn có thêm các khoản thưởng dự án và thưởng cá nhân hấp dẫn.
5. Lời kết
Trên đây là lời giải đáp chính xác và đầy đủ cho thắc mắc “Assistant Manager là gì?”. Hy vọng qua đó, các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về công việc này. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề.