C&B là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về C&B trong khách sạn

c&b là gì

C&B là gì? Bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ dùng để chỉ một khối nhỏ trong bộ phận nhân sự của khách sạn.

C&B là vị trí không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực khách sạn nói riêng. Vậy C&B là gì? Vai trò của vị trí này đối với sự phát triển của doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông tin liên quan đến thuật ngữ này qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời cụ thể nhất.

1. C&B là gì?

C&B (Compensation & Benefit) có tên đầy đủ là Bồi thưởng và phúc lợi. Đây là cụm từ sử dụng để chỉ bộ phận Nhân sự trong khách sạn. Một phòng nhân sự cơ bản sẽ bao gồm:

  • Tuyển dụng (R: Recruitment).
  • Đào tạo và phát triển (T&D: Training & Development).
  • Chế độ trả lương và phúc lợi (C&B: Compensation & Benefit).

Nhiệm vụ chính của chuyên viên C&B trong phòng nhân sự là tính lương, công, nghỉ phép của nhân viên. Dựa trên thông tin được kế toán cung cấp. C&B được gọi phổ biến nhất là bộ phận tính lương. Vì họ là người quyết định trực tiếp đến chế độ lương thưởng và phúc lợi mà nhân viên được hưởng. Chính vì vậy, C&B được coi là bộ phận “quyền lực” của khách sạn. Là đội ngũ quyết định đến “bữa cơm hàng tháng” của các nhân viên khác.

Xem thêm:

c&b

2. Công việc của C&B là gì?

Sau đây là công việc của chuyên viên C&B mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn:

  • Thực hiểu kiểm tra, giám sát việc tuân thủ nội quy của khách sạn. Và chấm công hàng ngày của toàn bộ đội ngũ nhân viên.
  • Kiểm tra và quản lý các chế độ nghỉ bù, nghỉ phép, tăng ca,… của nhân viên. Cập nhật thông tin vào hệ thống khách sạn đúng theo nội quy, quy định chung.
  • Tính toán và hoàn tất thủ tục chi lương, thưởng hàng tháng. Lập danh sách những nhân viên nộp thuế thu nhập. Sau đó, viết hóa đơn thu nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên (nếu có).
  • Liên tục theo dõi, cập nhật và lên danh sách nhân viên được khen thưởng. Hay bị kỷ luật định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của khách sạn.
  • Lập hồ sơ mở thẻ ngân hàng cho từng nhân viên. 
  • Tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc liên quan đến tiền lương. 
  • Phụ trách việc sắp xếp, lưu trữ, cập nhật, bảo quản và quản lý hồ sơ nhân sự, hồ sơ lương. Và một số giấy tờ liên quan khác.
  • Thực hiện mọi công việc liên quan đến chế độ bảo hiểm cho người lao động. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của khách sạn,…
  • Đưa ra đề xuất về các vấn đề liên quan đến chính sách lương, thưởng; chế độ phúc lợi và các quy định liên quan khác.
  • Theo dõi, cập nhật thường xuyên các quy định của pháp luật về chính sách lương. Kịp thời sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách của khách sạn. 
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác được bàn giao bởi trưởng bộ phận.

tính toán và hoàn tất thủ tục chi lương

3. Vai trò của C&B là gì?

Trong doanh nghiệp hay trong khách sạn thì vai trò của C&B là vô cùng to lớn. Đây là bộ phận không thể thiếu và đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo khách sạn có được khả năng hoạt động ổn định nhất. Vậy vai trò C&B là gì?

  • Đầu tiên, trong một khách sạn, để có được một bảng lương hợp lý với điều kiện kinh tế của khách sạn và năng lực của nhân viên thì không thể không nhắc đến vai trò của C&B. Người đảm nhận vị trí này sẽ thực hiện việc đo lường các giá trị của công việc. Từ đó đưa ra một mức lương cùng các chế độ hỗ trợ sao cho phù hợp với từng vị trí, từng nhân viên khác nhau.
  • Ngoài ra, C&B đóng vai trò giải quyết các chế độ lao động cho nhân viên theo đúng quy định của luật lao động. Nếu có trường hợp xung đột giữa nhân viên với khách sạn thì người đảm nhận vị trí này phải đứng ra hòa giải để đưa các mối quan hệ trở về trạng thái cân bằng. Hơn thế nữa, “vũ khí” của C&B chính là bảng lương thưởng. Vì thế, C&B sẽ sử dụng chính “vũ khí” này để có thể giúp khách sạn giữ được nhân tài hay lôi kéo được nhân tài về cống hiến cho khách sạn mình.
  • Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, khách sạn thiếu nhân viên thực hiện nghiệp vụ HR như: cơ cấu nhân sự, hợp đồng lao động… thì C&B có thể đảm nhận thay.

4. Để trở thành một C&B thành công cần có những kỹ năng gì?

4.1. Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn là nền tảng cần có giúp bạn gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp. Một chuyên viên C&B cần có 3 kỹ năng chuyên môn cơ bản sau đây:

  • Kỹ năng quản lý tài chính, kế toán.
  • Kỹ năng quản trị nhân sự.
  • Kỹ năng liên quan đến các hoạt động trong doanh nghiệp.

qyản lý tài chính

4.2. Kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của chuyên viên C&B là thường xuyên phải làm việc với những bộ phận nhân viên khác. Bao gồm cả lãnh đạo. Vậy nên, kỹ năng giao tiếp đối với C&B cũng quan trọng không kém. Kỹ năng này không chỉ thể hiện qua việc nói, viết. Mà còn có thể thông qua các hình thức khác. Như thuyết trình trong các cuộc họp.

4.3. Kỹ năng đàm phán

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, chuyên viên C&B cần thường xuyên đàm phán với khách sạn. Để có thể giúp doanh nghiệp giữ chân những nhân sự có năng lực. Thêm vào đó, họ cần phải đàm phán với nhân sự về lương, thường. Nhằm đảm bảo cân đối nguồn ngân sách của khách sạn.

đàm phán tốt

4.4. Kỹ năng phân tích

Quá trình xây dựng các quy trình lương, thưởng thường phải trải qua các bước khảo sát, thu thập thông tin. Tiếp đó là phân tích và đưa ra chính sách phù hợp cho khách sạn. Vậy nên, một chuyên viên C&B cần có khả năng phân tích tốt để có thể tổng hợp quy trình tối ưu nhất cho khách sạn.

khả năng phân tích, tính toán

4.5. Kỹ năng bao quát

Để có thể thăng tiến lên vị trí manager, chuyên viên C&B cần có góc nhìn bao quát. Kỹ năng bao quát đó sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn. Tạo tiền đề để phát triển xa hơn trong quá trình phát triển lương, thưởng. Và lợi ích cho người lao động.

4.6. Kỹ năng lãnh đạo, thuyết phục

Nhân viên C&B thường xuyên phải điều phối các công việc liên quan đến hoạt động của các nhân sự và khách sạn. Kỹ năng thuyết phục và lãnh đạo tốt sẽ giúp người lao động chấp thuận mọi điều khoản mà C&B đưa ra. Và công việc đạt hiệu quả cao hơn.

thuyết phục nhân sự

4.7. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Tính rủi ro xảy ra ở bất kỳ công việc nào, vị trí nào. Bao gồm cả C&B. Để giảm thiểu thiệt hại cho khách sạn và các nhân sự, chuyên viên C&B cần giữ được bình tĩnh để giải quyết mọi trường hợp xấu có thể xảy ra. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn tạo dựng được lòng tin với cấp trên và các đồng nghiệp khác.

5. Ý nghĩa của C&B đối với nhân viên trong khách sạn là gì?

Đây là một nhân tố được đánh giá rất cao trong phòng nhân sự và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống của nhân viên.
Việc nhân viên được hưởng lương cao hay thấp; được khen thưởng hay bị phạt; có đãi ngộ tốt hay không một phần không nhỏ là nhờ vào C&B. Mặc dù quản lý khách sạn hay doanh nghiệp là người trả lương và các chế độ cho nhân viên nhưng C&B là người đề xuất bảng lương và các chế độ đó. Vì thế, với các nhân viên thì người đảm nhận vị trí này có ý nghĩa rất lớn với họ.

phát lương cho nhân viên

6. C&B hiện nay có mức lượng khoảng bao nhiêu trong khách sạn?

Vì là vị trí đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của khách sạn nên C&B cũng được xem là vị trí công việc có mức lương khá cao. Nếu so với các vị trí khác trong phòng nhân sự thì vị trí này sẽ có mức lương chênh lệch không ít.
Tùy theo từng khách sạn khác nhau mà chế độ lương cho C&B cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, mức lương sẽ có sự giao động từ 5 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, C&B cũng được hưởng các chế độ đãi ngộ như các nhân viên khác trong khách sạn.
Lý do khiến C&B được đánh giá cao trong phòng nhân sự và thường có mức lương cao hơn là bởi một C&B có thể đảm đương các vị trí khác nhau trong phòng nhân sự nhưng ngược lại các vị trí khác trong phòng nhân sự lại không thể làm thay công việc của C&B.

Xem thêm:

7. Lộ trình thăng tiến của công việc C&B như thế nào?

Lộ trình thăng tiến của chuyên viên C&B được thể hiện theo sơ đồ sau: C&B staff (0 – 3 năm) => C&B specialist (3 – 5 năm) => C&B Supervisor/ Team leader (trên 5 năm) => C&B manager.
Cụ thể các công việc phải làm của từng vị trí như sau:

7.1. C&B Executive/ Staff (0 – 3 năm):

  • Thực hiện các công tác nhân sự (hồ sơ nhân sự, bảo hiểm xã hội,…) trong khách sạn dưới sự giám sát team leader:
  • Lập báo cáo tổng hợp thông tin.
  • Tổng hợp mọi thông tin liên quan đến thu nhập, bảng công hàng tháng.

7.2. C&B Senior Officer/ C&B specialist (3 – 5 năm)

  • Thực hiện công tác nhân sự và giải quyết các vấn đề phát sinh.
  • Tham gia vào xây dựng hệ thống quy trình chính sách dựa theo sự hướng dẫn Team Leader. Liên tục cập nhật chính sách theo pháp luật hiện hành.
  • Làm báo cáo chi tiết Leaders đề ra.
  • Training cho các nhân viên mới về nghiệp vụ cơ bản.

training cho nhân viên mới

7.3. C&B supervisor/ Leader (trên 5 năm)

  • Giám sát các công việc của chuyên viên C&B, chịu trách nhiệm mọi công việc trong nhóm.
  • Cập nhật và xây dựng chính sách lương, thưởng. Cũng như tham gia đánh giá, xây dựng hệ thống quản trị.
  • Lập kế hoạch về quỹ lương, thưởng. Thực hiện báo cáo các hạng mục liên quan đến chiến lược.
  • Giám sát, training công việc cho nhân viên cấp dưới.

7.4. C&B Manager

  • Chịu trách nhiệm quản lý, phát triển hoạt động liên quan đến C&B.
  • Trợ giúp BGĐ phát triển hệ thống quản trị nhân sự.
  • Đưa ra ý kiến quyết định về chiến lược. Lập kế hoạch phát triển hệ thống chính sách chế độ đãi ngộ, lương, thưởng, hệ thống đánh giá nhân sự.
  • Xây dựng và lead các dự án nhân sự của khách sạn và đối tác.

lập chiến lược

Trong bài viết trên, ezCloud đã lý giải thuật ngữ C&B là gì và những điều thú vị xung quanh công việc này. Trên thực tế, C&B vẫn luôn là bộ phận có sự cống hiến thầm lặng trong sự phát triển của khách sạn. Không chỉ là bộ phận “đánh lửa” mà còn có vai trò “giữ lửa”. Giúp khách sạn thu hút nhân tài bốn phương. Từ đó, khách sạn phát triển ngày càng lớn mạnh hơn. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, đừng quên đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Thuật ngữ Nghề.

4.5/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)