Nghề Barista là gì? Tìm hiểu về khái niệm, nhiệm vụ, các kỹ năng cần có cũng như lộ trình thăng tiến của một Barista.

Barista là một trong những ngành nghề hot và được nhiều bạn trẻ theo đuổi trong những năm gần đây. Khác với Bartender chuyên pha chế các đồ uống có cồn, Barista chủ yếu làm về cafe và các loại thức uống không cồn. Vậy cụ thể nghề Barista là gì? Tìm hiểu tất tần tật thông tin xoay quanh chủ đề này trong bài viết sau đây.

1. Barista là gì?

Đây là thuật ngữ được bắt nguồn từ Italia. Thuật ngữ Barista dùng để chỉ những chuyên gia trong lĩnh vực pha chế cafe. Những người làm nghề này có khả năng tạo ra nhiều loại thức uống cafe. Từ những món phổ biến như Cappuccino, Macchiato, Latte, Latte Macchiato,… Cho đến các loại thức uống sáng tạo, đẹp mắt như Espresso Shakerato, Freddo, Cappuccino đá, Mocha đá,…
Tại Việt Nam, Barista được dùng để gọi chung cho nhân viên pha chế cafe. Hầu hết, họ làm việc tại các nhà hàng và khách sạn. Đây được xem là thị trường lý tưởng cho những người yêu thích cafe và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

nhân viên barista

2. Công việc của nhân viên pha chế barista là gì?

Bên cạnh công việc pha chế, Barista còn đảm nhận một số công việc khác, Cụ thể gồm có:

  • Chào đón khách hàng, tư vấn và giải thích về menu đồ uống khi được hỏi.
  • Kiểm tra và đảm bảo chất lượng của nguyên liệu đầu ca.
  • Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ quầy Bar pha chế.
  • Nhận order đồ uống của khách hàng.
  • Thực hiện việc pha chế đồ uống theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt bảo đảm màu sắc, hương vị và lối bày trí đẹp mắt..
  • Đảm bảo nguyên liệu trong quầy pha chế đủ để phục vụ số lượng đặt hàng hàng ngày.
  • Bảo quản nguyên liệu đúng cách để đảm bảo chất lượng.
  • Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới về hoạt động của cửa hàng. Cũng như nhiệm vụ của họ.

công việc của barista

3. Những điều mà một Barista cần phải biết

Nếu bạn đang có ý định trở thành một Barista chuyên nghiệp thì nhất định phải lưu ý một số yếu tố sau đây:

3.1 Sở hữu tố chất sáng tạo

Đây là ưu thế lớn giúp bạn có thể sáng tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu khó tính nhất của khách hàng. Bên cạnh đó, khả năng sáng tạo này không chỉ giúp họ tạo ra những thức uống mới, hấp dẫn để làm phong phú thực đơn cửa hàng. Mà còn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Ngoài ra, Barista còn cần có đôi bàn tay khéo léo và tinh tế. Điều này sẽ giúp tạo ra những món thức uống đẹp mắt, hấp dẫn ghi điểm trong lòng khách hàng.

3.2 Kiến thức và kỹ năng pha chế

Để thành công trong nghề Barista, bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc tích lũy kiến thức chuyên môn. Điều này bao gồm khả năng phân biệt giữa các loại cafe, hiểu rõ về các biến thể của thức uống từ cà phê (nóng và lạnh). Cùng với đó là nắm vững các công thức pha chế cafe nổi tiếng trên toàn thế giới. Điển hình như Espresso, Latte, Cappuccino. Cũng như phải hiểu biết về các loại thức uống phổ biến khác như trà hiện đại, mocktail, soda, sinh tố,…

kỹ năng pha chế chuyên nghiệp của barista

Đặc biệt, thành thạo các kỹ thuật pha chế đồ uống cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Bao gồm chiết xuất cafe Espresso, quá trình rang xay hạt cafe, kỹ thuật tạo bọt sữa, kỹ thuật Latte Art. Đặc biệt là cách pha chế cafe bằng các dụng cụ Barista thủ công. Cụ thể đó là Syphon, Pour Over, V60, Chemex, Cold Brew, Kalita,…

3.3. Sự đam mê và tinh tế trong công việc

Niềm đam mê chính là yếu tố quan trọng giúp các Barista duy trì sự kiên định trong nghề. Cũng như vượt qua mọi khó khăn và thách thức để thể hiện niềm đam mê trong công việc. Vì vậy, việc nuôi dưỡng và duy trì đam mê với nghề là điều nhất định phải có.

4. Lộ trình thăng tiến của nghề Barista

Tùy vào quy mô nơi bạn làm việc mà từng vị trí trong ngành Barista sẽ có những yêu cầu công việc và mức lương khác nhau. Dưới đây là chi tiết về một số vị trí công việc trong lô trình thăng tiến của ngành này:

nhân viên pha chế cafe

4.1 Phụ Bar (Barboy)

Vị trí Phụ Bar có nhiệm vụ chính là chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu. Đồng thời làm một số việc hỗ trợ các Barista trong lúc pha chế. Hoặc có thể làm các đồ uống đơn giản và dọn dẹp quầy bar. Nếu làm việc tốt, phụ bar có sẽ được thăng chức lên vị trí Barista. Các phụ bar có mức lương dao động từ 170 – 200 USD/tháng, chưa tính tiền típ.

4.2 Nhân viên pha chế (Barista)

Barista chủ yếu chuyên về việc pha chế các thức uống theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời đóng vai trò quản lý và phân công công việc cho phụ Bar và những nhân viên mới. Thu nhập trung bình của các Barista ở các quán cafe vừa và nhỏ thường nằm trong khoảng từ 200 đến 240 USD/ tháng. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại các nhà hàng và khách sạn cao cấp hoặc các chuỗi hệ thống cafe nổi tiếng, thì mức thu nhập cho vị trí Barista sẽ cao hơn.

barista chuyên nghiệp

4.3 Bar Trưởng (Head Bartender/Shift Leader)

Vị trí công việc Bar trưởng sẽ không cần phải trực tiếp tham gia vào quá trình pha chế đồ uống. Nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ Barista trong quá trình quản lý các khía cạnh khác nhau của công việc. Từ việc chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, pha chế thức uống, bày trí cho đến kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ đảm nhiệm việc kiểm tra và quản lý nguyên liệu tồn kho, quản lý các loại vật tư. Cũng như đóng góp vào việc phát triển các công thức pha chế đồ uống và thực đơn. Mức thu nhập trung bình cho vị trí Bar Trưởng thường dao động từ 240 – 300 USD/tháng.

4.4 Giám sát Bộ phận Pha chế (Beverage Supervisor)

Người giám sát Bộ phận Pha chế sẽ phải đảm bảo được số lượng và chất lượng sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đến tay khách hàng. Đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển thực đơn. Cũng như sáng tạo thêm các thức uống mới. Nhiệm vụ của họ cũng bao gồm quản lý và duy trì thiết bị, giám sát hiệu suất của nhân viên. Cùng với đó là phân công và sắp xếp nhiệm vụ cho đội ngũ. Họ cũng phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như Nhà hàng và khu vực Bếp. Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Mức thu nhập trung bình khi thăng tiến lên vị trí này là khoảng từ 300 – 400 USD mỗi tháng.

vị trí giám sát bộ phận pha chế

4.5 Quản lý Bộ phận Pha chế (Beverage Manager)

Người đảm nhận vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ trong việc điều hành và giám sát các hoạt động của quầy Bar/Lounge. Từ đó đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về đồ uống và chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, Quản lý Bộ phận Pha chế sẽ đảm nhận việc phát triển các chương trình đào tạo cho nhân sự. Đồng thời lập kế hoạch và phân công cụ thể nhiệm vụ cho nhân viên. Lương cơ bản cho vị trí này thường nằm trong khoảng từ 520 – 650 USD mỗi tháng.

4.6 Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager)

Người Quản lý Bộ phận Ẩm thực sẽ đảm nhiệm vai trò quan trọng về tài chính. Đặc biệt là hỗ trợ Bếp trưởng trong việc phát triển, sáng tạo thực đơn. Ngoài ra, họ có trách nhiệm điều phối nhân sự trong khu vực quản lý. Bao gồm quá trình tuyển dụng, đào tạo, đề xuất khen thưởng và xử phạt nhân viên. Khi đảm nhiệm vị trí này, mức lương thường dao động từ 750 – 1.100 USD/tháng.

quản lý bộ phận ẩm thực

4.7 Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (F&B Director)

Trong lộ trình thăng tiến của ngành Barista, đây là vị trí cao cấp nhất. Người đảm nhận công việc này sẽ quản lý và vận hành hiệu quả các hoạt động của quán Bar và Nhà hàng. Từ đó đảm bảo tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực cũng phải hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác để xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả. Vị trí này thường có mức lương từ 1.300 USD/tháng trở lên.

5. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên Barista hiện nay

Trong những năm trở lại đây nghề Barista đã trở thành một trong những công việc hấp dẫn được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tất cả là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và du lịch. Ngày nay ngoài những tách cafe truyền thống pha bằng phin còn rất nhiều loại đồ uống khác từ cà phê. Nổi bật như Cappuccino, Latte, Americano,…
Hơn nữa, các thương hiệu cafe đình đám cũng xuất hiện ngày càng dày đặc như Highlands Coffee. The Coffee House, Starbucks,… Điều này đã khiến cho nghề Barista thu hút được nhiều sự quan tâm từ mọi người. Đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi cho những người đam mê công việc pha chế. Cũng như mong muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp.

nhân viên barista pha chế cafe

6. Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ “Barista là gì?”. Đồng thời nắm được các cộng việc và yếu tố để trở thành một Barista chuyên nghiệp. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề. 

 

 

5/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)