Bartender là gì? Ngành nghề “hot” hấp dẫn giới trẻ hàng đầu

bartender là gì

Bartender là gì? Giải đáp chi tiết mọi thông tin về định nghĩa, cơ hội phát triển, công việc, mức lương,…

Trong một vài năm trở lại đây, bartender đã trở thành một nghề khá hot, thu hút rất nhiều giới trẻ Việt Nam theo đuổi. Vậy Bartender là gì? Tại sao bartender lại hấp dẫn đến vậy? Những kỹ năng quan trọng nhất đối với một bartender? Làm thế nào để trở thành một bartender chuyên nghiệp?… Tất cả các thắc mắc về ngành nghề này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Bartender là gì?

Bartender là gì? Họ là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn, đồ uống nhẹ và không cồn từ các nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như cocktail, rượu, bia, nước hoa quả, nước ngọt có ga, thảo mộc,… Khu vực làm việc thường là ở quầy bar nhà hàng, khách sạn, quán bar, club, pub,… Một số kỹ năng pha chế phải kể đến như Mixologist, Stirring, Blending, Layering,… Ngoài ra, các Bartender còn có kỹ năng biểu diễn pha chế nghệ thuật (Flair Bartending và Showmanship) nhằm thu hút người xem. Có thể thấy, ngoài am hiểu các nguyên liệu, kỹ thuật pha chế. Bartender còn phải thấu hiểu tâm lý khách hàng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức thức uống cũng như khéo léo trò chuyện với khách hàng.

bartender và một số loại đồ uống

2. Khác nhau giữa Bartender và Barista là gì?

Cùng chỉ công việc pha chế nên Bartender và Barista thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định. Cùng ezCloud khám phá ngay.

So sánh

Bartender

Barista

Nguồn gốc

Xuất thân tiếng Anh

Xuất thân tiếng Ý

Loại đồ uống

Đồ uống có cồn

Đồ uống từ cà phê, đồ uống không cồn

Các sản phẩm đặc trưng

Gin & Tonic, Cocktail Bloody Marry, Old Fashioned, Cocktail Mojito, Cocktail Pina Colada, Negroni, Cocktail Daiquiri,…

Latte, Cappuccino Americano, Espresso Macchiato, Caramel Macchiato, Cold brew coffee,…

Kỹ thuật, nghệ thuật

Kỹ năng pha chế, nghệ thuật pha chế (Flair Bartending), kỹ thuật biểu diễn (quăng chai, đốt rượu…).

Quy trình tuyển chọn, rang xay cà phê, nghệ thuật tạo hình trên ly cà phê (Latte Art…)

Giao tiếp với khách hàng

Kể chuyện về nguồn gốc, lịch sử câu chuyện thức uống, người lắng nghe, thấu hiểu tâm sự của khách hàng.

Sẵn sàng nói chuyện với khách về thức uống cà phê họ đang thưởng thức.

barista và bartender

3. Sức hấp dẫn của nghề Bartender

3.1 Môi trường làm việc thoải mái

Môi trường làm việc tại quán cafe, quầy bar, club, pub rất nhộn nhịp, sôi động và thoải mái. Do đó, bartender sẽ không cảm thấy gò bó hay tù túng.

3.2 Tính thẩm mỹ cao

Không chỉ đơn thuần là công việc pha chế. Bartender còn là những nghệ sĩ đích thực thông qua phong cách trang trí và cách thức pha chế có tính thẩm mỹ cao. Những thao tác pha chế chính xác và điêu luyện khiến người xem hấp dẫn. Ngắm nhìn những anh chàng Bartender khéo léo biểu diễn với bình Shaker. Thao tác pha chế chuẩn xác và điêu luyện khiến ai cũng mê mẩn.

giảng viên bartender chuyên nghiệp

Xem thêm:

3.3 Cơ hội thăng tiến

Cơ hội phát triển và thăng tiến trong nghề này rất tiềm năng. Sau khi hoàn thành một khóa học pha chế chuyên nghiệp, bạn có thể ứng tuyển với vị trí Phụ bar để vừa kiếm thêm thu nhập vừa tăng thêm kinh nghiệm. Từ đó, thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Bar trưởng, Giám sát thức uống, Quản lý quầy, Quản lý F&B… Ngoài ra, ngành ẩm thực – đồ uống tại Việt Nam không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Ngành này đã đóng góp 15% trong tổng GDP cả nước. Bởi vậy, Bartender có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong nước và quốc tế.

3.4 Mức lương hấp dẫn

Mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến mở rộng là yếu tố giúp nghề Bartender thu hút người theo đuổi. Sau khóa học nghề ngắn hạn, bạn đã đủ kiến thức và kỹ năng để ứng tuyển vào làm việc ở vị trí Phụ Bar. Khi kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy tốt, năng suất làm việc cao, bạn có cơ hội phát triển lên các vị trí cao hơn trên lộ trình nghề pha chế như Bartender, Bar Trưởng, Giám sát Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Ẩm thực, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực. Mức lương của Bartender khởi điểm là khoảng 200 USD và có thể tăng lên mức trên 1.300 USD, chưa kể các khoản phụ cấp và tip.

3.5 Không phân biệt giới tính

Bất kể ai, nam nữ đều có thể theo đuổi nghề này. Thực tế đã chứng minh rằng, nghề Bartender phù hợp với cả nam và nữ giới. Sự tỉ mỉ, khéo tay và sáng tạo là lợi thế của các bạn nữ khi theo đuổi nghề Bartender. Một số Bartender nữ nổi tiếng hiện nay phải kể đến như Ivy Mix, Pamela Wiznitzer, Jillian Vose, Kat Phương Khanh,…

bartender nữ pha chế

4. Công việc của Bartender là gì?

Công việc chính là pha chế thức uống theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, họ còn phải sắp xếp chai rượu, dụng cụ cho tới các thao tác pha chế gọn gàng; Kiểm kê hàng hóa, chất lượng nguyên vật liệu, chuẩn bị dụng cụ; Vệ sinh khu vực làm việc… Ngoài ra, cần thường xuyên giao tiếp với khách hàng với câu chuyện về thức uống, văn hóa… Từ đó, mang đến không gian thưởng thức rượu chill và lý tưởng nhất. Kỹ năng pha chế và biểu diễn pha chế thức uống kết hợp với lối trò chuyện duyên dáng, sẽ giúp Bartender gây ấn tượng, thu hút khách hàng đến cửa hàng của bạn trong những lần kế tiếp.

một số loại coctail

5. Mức lương của bartender

Mức lương của bartender phụ thuộc vào vị trí công việc đảm nhận, môi trường làm việc và số năm kinh nghiệp. Tuy nhiên, mức lương khi mới vào nghề dao động từ 150 – 200 USD. Khi thành thạo kỹ năng chuyên nghiệp, mức lương có thể lến đến 350 USD. Với các nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm có thể thăng tiến các vị trí như Quản lý thức uống, Quản lý nhà hàng – Bar với mức lương 1.200 USD/ tháng.

So sánh

Bartender

Barista

Nguồn gốc

Xuất thân tiếng Anh

Xuất thân tiếng Ý

Loại đồ uống

Đồ uống có cồn

Đồ uống từ cà phê, đồ uống không cồn

Các sản phẩm đặc trưng

Gin & Tonic, Cocktail Bloody Marry, Old Fashioned, Cocktail Mojito, Cocktail Pina Colada, Negroni, Cocktail Daiquiri,…

Latte, Cappuccino Americano, Espresso Macchiato, Caramel Macchiato, Cold brew coffee,…

Kỹ thuật, nghệ thuật

Kỹ năng pha chế, nghệ thuật pha chế (Flair Bartending), kỹ thuật biểu diễn (quăng chai, đốt rượu…).

Quy trình tuyển chọn, rang xay cà phê, nghệ thuật tạo hình trên ly cà phê (Latte Art…)

Giao tiếp với khách hàng

Kể chuyện về nguồn gốc, lịch sử câu chuyện thức uống, người lắng nghe, thấu hiểu tâm sự của khách hàng.

Sẵn sàng nói chuyện với khách về thức uống cà phê họ đang thưởng thức.

6. 5 kỹ năng quan trọng nhất của một Bartender là gì?

6.1 Trí nhớ tốt

Để pha chế ra một thức uống độc đáo cần rất nhiều công đoạn, thao tác và kỹ năng khác nhau. Do đó, các Bartender cần phải có trí nhớ tốt. Ngoài nguyên liệu, cách thức pha chế, còn phải ghi nhớ những yêu cầu của khách. Đồng thời, nên nhớ tên khách hàng, thậm chí, đồ uống yêu thích của họ. Từ đó, gây ấn tượng đặc biệt với khách hàng.

6.2 Kiến thức về các loại thức uống

Ngoài phương thức biểu diễn, hương vị đồ uống là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng của Bartender. Trước tiên, bạn cần chứng chỉ pha chế hoặc bằng cấp về đồ uống và ẩm thực. Một nhân viên pha chế cần biết ghi nhớ và phân biệt các loại đồ uống. Ngoài ra, cần nhạy cảm trong phân biệt, cảm nhận mùi vị và cách pha chế các loại nguyên liệu và đồ uống. Khi đó, họ mới có thể đáp ứng nhu cầu cũng như tư vấn thức uống phù hợp với khách hàng.

6.3 Có tiếng Anh giao tiếp cơ bản

Các kỹ năng, nguyên liệu, thuật ngữ chuyên ngành hầu hết là tiếng anh. Chưa kể, khách hàng ngoại quốc cũng rất nhiều ở các quán bar và pub. Do đó, khả năng ngoại ngữ rất cần thiết và quan trọng. Có khả năng tiếng Anh ổn định sẽ giúp bạn tự tin nói chuyện với khách, và giúp mở rộng phạm vi, danh tiếng…

6.4 Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng với một bartender. Bạn phải nói chuyện với khách hàng trong suốt ca làm việc của mình. Đặc biệt là trong lúc pha chế để tạo cảm giác gần gũi và thân tiện. Ngoài ra, giao tiếp tốt giúp Bartender đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như tư vấn cho họ những lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh khả năng nói lưu loát, rành mạch, một bartender cần phải lắng nghe tốt.

6.5 Tổ chức công việc

Bartender thường bận rộn chạy khắp quán và phục vụ nhiều khách hàng. Do đó, một bartender giỏi cần theo dõi chặt chẽ tình trạng order của khách cũng như những mong muốn của họ. Kỹ năng tổ chức tốt giúp bartender có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ này trong cùng một khoảng thời gian. Đồng thời, cần biết cách sắp xếp và quản lý công việc để khách không phải chờ lâu. Ngoài ra, cần giữ cho khu vực làm việc của mình luôn sạch sẽ và có tổ chức để làm việc hiệu quả và gây ấn tượng với khách hàng. Đồng thời, nhân viên pha chế cần đảm bảo quầy bar luôn được dự trữ và bổ sung các mặt hàng khi chúng sắp hết. Thêm nữa, cần biết phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo hiệu quả công việc.

không gian quầy bartender pha chế

6.6 Thân thiện

Một bartender giỏi cần luôn chào đón khách hàng một cách thân thiện và tươi vui. Đừng quên luôn giữ thái độ tôn trọng, lịch sử đối với khách hàng. Ngoài ra, cần có kỹ năng đọc vị khách hàng.

6.7 Giữ bình tĩnh

Công việc của một bartender không hề đơn giản. Thậm chí rất căng thẳng khi phải ghi nhớ và đáp ứng lượng lớn khách hàng. Nhất là trong lúc cao điểm. Vì vậy, một nhân viên pha chế giỏi cần giữ bình tĩnh để thể hiện được tất cả khả năng của mình. 

6.8 Khả năng sáng tạo

Đỉnh cao của nghệ thuật pha chế không chỉ đơn giản dừng lại ở Bartender. Khi đủ sự am hiểu và kỹ năng chuyên nghiệp, Bartender lúc này bắt đầu bước sang một đẳng cấp mới, gọi là Mixologist. Với sự tài ba, khéo léo, khách hàng đến với họ không đơn giản chỉ vì những ly Cocktail lôi cuốn đến mức không tưởng. Đó còn là những câu chuyện phía sau ly đồ uống cũng như người pha chế.

6.9 Kỹ thuật pha chế thành thạo

Ngoài kỹ năng cơ bản, Bartender cần có các kỹ năng nâng cao. Từ đó, đảm bảo những màn trình diễn điệu nghệ, bắt mắt với hương vị thơm ngon và độc đáo bậc nhất. Ngoài lắc, khuấy, dằm…, các thao tác như flaming, layering, tạo khói cho đồ uống… sẽ là “chìa khóa” giúp Bartender có những đột phá mới. Qua đó, đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng cơ hội thăng tiến. Định lượng nguyên vật liệu Cocktail sao cho cân bằng hương vị, trình bày sản phẩm đạt yêu cầu tươi ngon, hấp dẫn,… Đây cũng chính là những yếu tố phân tầm chuyên môn và kỹ năng bartender. Ngoài khổ luyện, sáng tạo không ngừng, Bartender cần phải có cả một niềm đam mê mãnh liệt, quyết tâm theo đuổi nghề. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc cùng phong cách cá nhân độc đáo.

học pha chế từ bartender

Xem thêm:

7. 10 bước để trở thành Bartender chuyên nghiệp

Các bước để trở thành bartender chuyên nghiệp là gì? Xem ngay. 

  • Bước 1: Nắm bắt một số thông tin cơ bản

Tìm kiếm công thức của các loại cocktail phổ biến, và ghi nhớ chúng. Một số gợi ý là Old Fashioned, Martini, Margarita, Long Island Iced Tea, Bloody Mary, Whiskey Sour và Manhattan.

  • Bước 2: Tìm hiểu các thuật ngữ thông dụng trong nghề bartender

Tìm hiểu và nắm bắt một số thuật ngữ thường sử dụng khi họ gọi đồ uống. Chẳng hạn như “on the rocks”, “up”, “neat”, hoặc “with a twist”. Ngoài ra, còn có các thuật ngữ khác đề cập đến cách thức pha chế, nguyên liệu, kỹ năng,… như muddling, shaking hay stirring.

  • Bước 3: Dành một chút thời gian ở những quán bar

Quan sát, tìm hiểu những bartender ở một số quán khi họ đang làm việc. Theo dõi các thao tác của họ khi pha chế để học hỏi thêm. Nếu gặp một nhân viên pha chế thân thiện, bạn có trao đổi và trò chuyện nhiều hơn về chuyện nghề.

  • Bước 4: Trở thành nhân viên phụ bar

Khi đã trang bị một số kiến thức nhất định, đã đến lúc tìm một công việc phụ bar. Bạn có thể tìm kiếm trên các website tìm việc làm trực tuyến hoặc xin việc trực tiếp với người quản lý trực tiếp. Một trong các kỹ năng quan trọng nhất của một bartender là nói chuyện và lắng nghe mọi người.

  • Bước 5: Nỗ lực hết mình với công việc phụ bar

Một khi bạn đã tìm được một công việc phụ bar, hãy chắc chắn rằng bạn làm việc một cách nghiêm túc. Tại một số quán bar và nhà hàng, vị trí này có thể được xem như là một trạm trung chuyển để lên vị trí pha chế. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn đi làm đúng giờ, ăn mặc đẹp và nỗ lực hết mình trong công việc.

  • Bước 6: Kết thân với những nhân viên bartender

Luôn thân thiện và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với các bartender. Thể hiện thái độ nhiệt tình và sẵn sàng học hỏi để xem họ có cần trợ giúp gì không và trò chuyện với họ khi quán bar không quá đông khách. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc và vị trí này.

  • Bước 7: Yêu cầu được học hỏi và thực hành nhiều hơn

Bày tỏ với nhân viên pha chế rằng bạn muốn học hỏi thêm và muốn trở thành một bartender. Nếu bạn đã có một mối quan hệ tốt với các bartender, họ sẵn sàng chỉ dạy cho bạn những điều cơ bản trong giờ nghỉ.

  • Bước 8: Chăm chỉ thực hành

Sau khi học hỏi được một số kiến thức và kỹ năng, bạn nên đầu tư một số công cụ pha chế và bắt đầu tự thực hành. Từ đó, trau dồi thêm kinh nghiệm và xin góp ý từ họ. Từ đó, nâng cao tay nghề chuyên môn và kỹ năng.

  • Bước 9: Đề xuất với quản lý

Bạn có thể nói chuyện với các nhân viên pha chế và hỏi ý kiến ​​của họ về cách nói chuyện với quản lý. Nếu quán bar hiện tại không đáp ứng được nhu cầu, hãy cân nhắc chuyển sang một quán bar khác. Hãy hướng ngoại và tự tin mỗi khi nói chuyện với người quản lý. Đồng thời, thể hiện cho họ biết về tất cả kinh nghiệm của bạn cũng như sự cam kết của bạn với nghề.

  • Bước 10: Hãy tự tin và sống hết mình với đam mê

Nếu trở thành một bartender, bạn hãy cố gắng hết mình.

kỹ thuật của bartender

8. Học nghề Bartender: Bắt đầu từ đâu?

Để đáp ứng nhu cầu về Bartender, các khóa đào tạo nghề này cũng xuất hiện ngày một nhiều. Các trung tâm hướng nghiệp cũng đang dần bổ sung các khóa học Bartender ở mọi trình độ. Ngoài ra, còn có các kênh “học online” như Youtube, Facebook, Blog, Group để các bạn thuận tiện tự học nghề. Dù vậy, bạn nên kết hợp với công việc tại quầy bar để rèn luyện tay nghề mỗi ngày. Một số chương trình/cộng đồng học tập bạn có thể tham khảo:

  • Một số trung tâm đào tạo nghề Bartender: Arocking, Labviet, Smart Goal, Interbeso,…
  • Các kênh Youtube: Học pha chế, Bartender Helen, V.U Studio,…
  • Các cộng đồng: Cộng đồng Bartender & Barista Việt Nam, Saigon Bartenders, Bartender Viet,…

đào tạo bartender cao đẳng du lịch hải phòng

9. Một số hiểu lầm về Bartender là gì?

9.1 Nghề Bartender nhiều cám dỗ, dễ sa ngã

Nhiều người cho rằng bartender không phải là một nghề nghiệp an toàn. Bởi hằng ngày bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng ở mọi tầng lớp khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả Bartender đều như vậy. Với những ai thực sự yêu nghề, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, có ý chí kiên định, có lòng tự tôn,… Họ hoàn toàn có thể tránh được cám dỗ, biết giữ mình và hoàn thiện mình để phát triển hơn.

9.2 Bartender thì phải giỏi uống rượu

Điều này không bắt buộc vì nhiệm vụ của Bartender là pha chế và phục vụ đồ uống chứ không phải uống rượu với người khác. Tuy nhiên, Bartender cũng cần có khả năng uống và thẩm định rượu để nâng cao tay nghề pha chế. Đồng thời, sáng tạo nên nhiều loại đồ uống pha chế mới

9.3 Nghề Bartender lương thấp

Mức lương của Bartender có kinh nghiệm, hiện dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng. Tùy thuộc vào quy mô làm việc và kinh nghiệm thực tế của mỗi ứng viên mà mức lương có sự chênh lệch. Ngoài lương cơ bản, các Bartender còn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định. Chẳng hạn như nhận service charge hàng tháng, nhận tiền TIP – thưởng của khách. Có thể thấy, thu nhập của Bartender không hề thấp.

9.4 Nghề Bartender khó thăng tiến

Bất kỳ ngành nghề nào trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn cũng có lộ trình thăng tiến rõ ràng, nghề Bartender cũng vậy. Thông thường, những học viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ được bắt đầu với vị trí Phụ bar để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, có thể đảm nhiệm thêm vai trò của nhân viên pha chế chính và thăng tiến cao hơn.

Trên đây là tất tần tật những thông tin giải đáp về bartender là gì. Đồng thời, cung cấp thêm toàn bộ các khía cạnh liên quan đến ngành nghề này. Chẳng hạn như các công việc, môi trường làm việc, các kỹ năng cần có, mức lương,… Hy vọng rằng, thông qua bài viết, bạn có thể hình dung rõ hơn về ngành nghề “hot” nhất nhì hiện nay này. Theo dõi ngay những vài viết hữu ích của ezCloud về nghiệp vụ khách sạn để có những trang bị tốt nhất.

4.8/5 - (35 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)