Body Coffee là gì? Tìm hiểu chi tiết về một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho tách cà phê.
Body Coffee là một thuật ngữ khá mới lạ mà chỉ có những người làm ngành cà phê hoặc thích tìm tòi về cà phê mới biết. Tuy vậy, đây lại chính là một yếu tố quan trọng giúp định hình hương vị trong mỗi tách cà phê. Vậy Body Coffee là gì? Tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
1. Body Coffee là gì?
Nội dung
Body Coffee là một thuật ngữ dùng để mô tả các đặc tính thể chất của cà phê. Bao gồm cả cấu trúc và hương vị của nó. Đặc biệt là về độ đậm đà và độ mạnh tương ứng khi cảm nhận. Thực tế, phải khi cà phê được tiếp xúc hoàn toàn với khoang miệng cũng như bao phủ toàn phần lưỡi thì body coffee mới đạt đến độ cảm nhận tốt nhất. Bởi khi đó các tế bào thụ thể sẽ thu nhận được nhiều nhất có thể các thành phần hương vị trong cà phê. Cụ thể gồm có: axit, protein, carbohydrate, tinh dầu, mùi hương,… Từ đó cung cấp các tín hiệu phản hồi một cách đầy đủ và chính xác nhất về thể chất của cà phê. Đó là mạnh mẽ, trung bình hoặc thiếu thốn.
Bên cạnh hương vị và độ axit, body coffee cũng là một trong ba yếu tố quan trọng mà những người yêu thích cà phê tìm kiếm.
2. Body Coffee có từ đâu?
Dựa vào quá trình chiết xuất cà phê tương ứng, Barista sẽ xác định được Body Coffee. Đây là quá trình trong đó các hợp chất hương vị và hương liệu được trích xuất từ hạt cà phê khô khi tiếp xúc với nước. Từ đó trở thành cà phê pha trong phục vụ. Trong quá trình này, các chất tạo ra được chia thành hai phần. Bao gồm chất hòa tan (solubles) và chất không hòa toàn (insolubles) ở trong nước. Đặc biệt trong đó, chất không tan chủ yếu là chất rắn, phân tử protein, dầu và sợi cà phê. Chúng thường lơ lửng trên bề mặt chất lỏng cà phê thành phẩm khi phục vụ. Tác dụng của các chất không tan là làm tăng độ mạnh cà phê. Đồng thời thể hiện đặc tính body coffee.
3. Phân loại Body Coffee cơ bản
Body Coffee gồm có ba tầng cảm nhận cơ bản: Heavy Body, Light Body, Medium Body. Cùng tìm hiểu chi tiết từng tầng của Body Coffee sau đây:
3.1 Heavy Body – Mạnh mẽ
Heavy Body hay còn được gọi là cà phê full body. Bởi nó cho mang lại cảm nhận về độ đậm đà một cách mạnh mẽ như lấp đầy trong vòm miệng. Các loại cà phê sở hữu đặc tính này thường được trồng ở dưới bóng râm. Hoặc trong các loại đất núi lửa. Mặt khác, Heavy Body cũng có thể được tạo ra bởi kỹ thuật pha Espresso dưới tác động của áp suất.
3.2 Light Body – Tươi sáng
Đây là tầng body nhẹ và mỏng. Bởi vậy có rất ít dư lượng hoặc hương vị được giữ lại trên đầu lưỡi. Bên cạnh đó, nó cũng không có độ đậm đà và đặc sánh cao như Heavy Body. Các loại cà phê mang đặc tính Light Body thường được trồng ở độ cao thấp. Hoặc trong điều kiện đất thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các phương pháp chiết xuất sử dụng giấy lọc sẽ có thể loại đi dầu và các chất rắn. Từ đó khiến Body Coffee nhẹ và tươi sáng hơn.
3.3 Medium Body – Trung bình
Medium Body là phần cảm nhận nằm ở giữa cà phê có body nhẹ và nặng. Tầng body này sở hữu kết cầu cân bằng hơn. Nhờ đến đem đến cảm nhận vừa phải và dễ chịu hơn. Không cực đoan theo một hướng rõ rệt như Heavy Body và Light Body.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến Body Coffee
Đặc tính body của một tách cà phê có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vậy đó là những yếu tố nào? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây:
4.1 Nguồn gốc
Thực tế có một số loại cà phê sở hữu tính body đặc thù hơn so với những loại khác. Cụ thể đó là những đặc điểm thuần tự nhiên và khó can thiệp được trong quá trình canh tác. Ví dụ như cà phê Maracaturra sở hữu body tính body hoàn hảo, tròn trịa. Trong khi đó, cà phê Pacamara lại được biết đến với Medium và hương vị trái cây.
4.2 Quá trình chế biến
Đặc tính body của cà phê có thể cải thiện được. Nếu đặc tính body cà phê thấp, bạn có thể áp dụng kỹ thuật chế biến, rang, pha chế. Đồng thời dùng một loại cà phê có tính body cao hơn để pha trộn cùng.
Theo một số nghiên cứu, cà phê khi được chế biến khô thường sẽ có body mạnh mẽ và đậm đà hơn. Ngược lại, cà phê chế biến ướt thường sở hữu body mỏng mạnh, tinh tế. Qua đó có thể thấy, khi quá trình chế biến càng để lại nhiều chất nhầy trên cà phê thì sẽ càng làm tăng đặc tính body của cà phê khi cho ra thành phẩm.
4.3 Kỹ thuật rang
Quá trình rang cà phê đòi hỏi một kỹ thuật khá phức tạp. Để làm nổi bật hương vị tiềm năng của cà phê, người rang xay phải chú ý kiểm soát được các yếu tố cần thiết. Cụ thể là kiểm soát khoảng thời gian xảy ra tiếng nổ đầu tiên (first crack). Việc kéo dài thời gian đến vết nứt đầu sẽ giúp kéo dài phản ứng Maillard trong hạt. Nhờ đó tạo ra nhiều Melanoidin hơn. Cũng như có một body dày và hoàn hảo hơn.
4.4 Phương pháp pha chế
Các phương pháp pha chế thủ công có thể tinh chỉnh tính body theo ý muốn. Một số ví dụ cụ thể như sau:
- Pour Over: Với phương pháp này, bạn sẽ dùng các loại giấy lọc khác nhau. Từ đó giúp cà phê có độ đậm nhạt riêng biệt. Điều này được quyết định bởi việc cho nhiều hay ít chất dầu đi qua.
- French Press hay AeroPress: Phương pháp này có thể điều chỉnh thời gian ngâm một cách linh hoạt. Kết hợp cùng tác động áp suất sẽ có thể quyết định xem trích ra bao nhiêu body tùy ý.
- Espresso: So với các phương pháp khác, kỹ thuật pha chế Espresso có tỷ lệ chiết xuất cao hơn. Nguyên nhân là bởi loại cà phê này dựa vào áp lực được tạo ra từ máy bơm. Từ đó tạo ra lớp Crema từ CO2, dầu và Melanoidin. Giúp cà phê full body.
5. Hướng dẫn cách rang Body Coffee đúng cách
Cách rang cà phê có thể làm nổi bật hoặc giảm đặc tính Body. Điều này tùy thuộc vào kỹ năng của bạn với từng loại hạt cụ thể.
Thực tế, cà phê rang sẫm màu thường ảnh hưởng đến Body nhiều hơn. Tuy nhiên, Matt Perger đã chỉ ra rằng màu sắc của hạt và quá trình rang không phải khi nào cũng liên kết chặt chẽ với nhau. Rang cà phê là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố. Những người rang tốt sẽ kiểm soát được nhiệt độ trong toàn bộ quá trình rang. Qua đó làm nổi bật những đặc tính mong muốn.
Mặt khác, Sweet Maria’s – một nhà cung cấp hạt cà phê đề cao vào việc kiểm soát Body bằng cách điều chỉnh thời gian của tiếng nổ đầu tiên. Việc kéo dài thời gian này có thể làm tăng Body. Khi Carbohydrate được giải phóng ở mức độ cao, lưỡi sẽ cảm nhận rõ hương vị một cách trọn vẹn.
Bên cạnh đó, Rob Hoos, trong Modulating the Flavor Profile of Coffee đã từng giải thích rằng việc kéo dài phản ứng Maillard khi rang sẽ tạo ra nhiều Melanoidin hơn. Từ đó giúp cà phê có body tròn trịa và hoàn hảo.
Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu bạn kéo dài thời gian rang quá lâu, hạt cà phê có thể bị nướng. Điều này ảnh hưởng lớn đến hương vị của một tách cà phê. Vậy nên, người rang phải biết cách cân bằng các phản ứng khác nhau trong khi ràng. Như vậy mới có thể tạo ra cấu hình tốt nhất cho mỗi loại cà phê.
6. Lời kết
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc “Body Coffee là gì?”. Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về chủ đề body coffee. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề.