Cách quản lý nhân viên khách sạn, tránh rủi ro cho khách sạn

ky-nang-can-thiet-cho-quan-lý-khach-san-3

Cách quản lý nhân viên bán hàng thời trang như thế nào luôn là vấn đề lớn với các chủ kinh doanh, bởi bản thân họ không có mặt thường xuyên ở cửa hàng để có thể quan sát, xử lí những tình huống có thể xảy ra.
Rõ ràng, nhân viên bán hàng quyết định đến sự sống còn của cửa hàng vì họ những đại diện trực tiếp tiếp xúc với phần lớn khách hàng mua sắm. Việc tuyển nhân viên bán hàng thời trang xuất sắc đã khó, công việc quản lý nhân sự cũng gặp không ít khó khăn.
Theo kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thời trang, chúng tôi xin đưa ra 5 rủi ro thường gặp cũng như cách quản lý nhân viên bán hàng thời trang kiểu này:
Cách quản lý nhân viên bán hàng, tránh rủi ro cho cửa hàng thời trang

1. Thất thoát hàng hóa

Có thể nói đây là một trong những rủi ro lớn nhất trong cách quản lý nhân viên bán hàng mà đa phần các chủ cửa hàng thời trang đều đã từng trải qua.
Kinh doanh quần áo thời trang có đặc điểm đó là sự đa dạng lớn trong mẫu mã, thiết kế, màu sắc, size…khiến cho số lượng hàng hóa tại cửa hàng tăng lên rất nhiều. Đặc biệt trong những thời điểm kinh doanh quần áo thuận lợi, mật độ khách hàng mua hàng tại cửa hàng rất lớn, nhiều khi nhân viên không kịp hoặc cố tình không nhập hàng xuất vào trong hệ thống dẫn đến tình trạng mất cân bằng.
Thêm vào đó không có sự kiểm tra kho hàng theo định kì, nhân viên bán hàng có thể “trộm hàng” bất cứ khi nào họ muốn mà bạn khó có thể phát hiện.
Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng là bạn cần phải thay đổi quy trình rà soát, kiểm hàng ngay lập tức. Với cửa hàng có nhân viên bán hàng fulltime hãy, hãy giao cho họ phụ trách mảng quản lý hàng hóa theo định kì hàng tuần. Thỉnh thoảng, bạn sẽ bất chợt kiểm tra giữa sổ sách ghi lại và hệ thống phần mềm quản lý để đối chiếu.
Còn với những shop thời trang chỉ có nhân viên bán hàng theo ca, cách quản lý nhân viên bán hàng quần áo là  người ca trước có nhiệm vụ phải bàn giao lại số lượng hàng hóa trong ca của mình với nhân viên ca sau. Nếu thất thoát hàng xảy ra những nhân viên này sẽ tự giải quyết với nhau để tìm ra hướng giải quyết trước khi tìm đến chủ cửa hàng.

Xem thêm:

2. Có sự gian lận trong giá bán

Quản lý nhân viên bán hàng trong việc thiết lập giá bán cố định.
Tình trạng phổ biến của khách hàng Việt Nam hiện nay là thích mặc cả, thích mua được sản phẩm giá rẻ vì vậy nhiều cửa hàng vẫn cho phép nhân viên giảm giá trong nhiều trường hợp. Đây chính là lỗ hổng rất lớn giúp nhân viên có thể gian lận được 10-20 nghìn trên một sản phẩm hoặc có thể nhiều hơn.
Kết quả là, chủ cửa hàng cũng chẳng có giái pháp nào tốt hơn để xử lí tình trạng này, vì họ cũng không muốn khách hàng quay lưng chỉ vì không thể giảm giá.
Cách tốt nhất để quản lý được giá bán là áp dụng theo phương pháp mà các thương hiệu lớn vẫn áp dụng. In logo kèm mã vạch, giá bán sản phẩm cố định lên tag quần áo. Mỗi khi có khách mua hàng, nhân viên sẽ tiến hành dùng máy quét mã vạch để nhập số liệu vào hệ thống. Thêm vào đó, bạn hãy yêu cầu nhân viên bán hàng phải thực hiện quy trình thanh toán ngay dưới máy quay camera tại cửa hàng, tránh trường hợp gian lận tiền bạc. Cách quản lý nhân viên bán hàng quần áo kiểu này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả không ngờ đó.
Để dễ dàng hơn trong việc quản lý nhân viên về: lịch sử giao dịch, theo dõi doanh số bán hàng, phân quyền… hiện nay các chủ shop có xu hướng sử dụng các công cụ quản lý. Ưu điểm của chúng là nhanh chóng, rất dễ sử dụng.

3. Tư vấn sản phẩm, dịch vụ chương trình khuyến mãi sai

Cách quản lý nhân viên bán hàng, tránh rủi ro cho cửa hàng thời trang
Vấn đề này thường xuyên xảy ra đối với các nhân viên bán hàng quần áo mới tuyển dụng khi họ chưa quen với nhịp độ công việc hoặc tiếp nhận thông tin không đầy đủ từ chủ cửa hàng hoặc các bạn đồng nghiệp.
Đọc thêm bài viết  Bí quyết tuyển nhân viên bán hàng siêu đỉnh
Khách hàng sẽ thực sự thất vọng và không muốn quay lại cửa hàng của bạn nếu như nhận được sự tư vấn không đúng hoặc sai với những gì mà họ đã đọc trên Fanpage hoặc website của cửa hàng.
Ví dụ, nhờ sự giới thiệu của bạn bè, khách hàng biết cửa hàng quần áo của bạn đang có chương trình khuyến mãi giảm giá 50% tất cả các sản phẩm. Nhưng khi đến, nhân viên thông báo chỉ áp dụng chương trình với một số sản phẩm nhất định. Đương nhiên họ sẽ tức giận và chẳng bao giờ muốn trở lại cửa hàng của bạn đâu.
Để quản lý nhân viên bán hàng trong tình trạng tình trạng thông tin không được mạch lạc từ quản lý đến các bạn nhân viên bán hàng, hãy tổ chức các buổi đào tạo thông tin sản phẩm, định hướng chương trình, sự kiện sắp đến với nhân viên bán hàng thường xuyên để họ dễ hình dung và nắm bắt tình hình tốt hơn.

Xem thêm:

4. Thời gian làm việc của nhân viên

Bạn thường xuyên không có mặt ở cửa hàng? Làm thế nào để quản lý nhân viên bán hàng, đảm bảo họ làm việc đúng giờ, theo quy định mà bạn đã đặt ra?
Không khó để bắt gặp nhiều tình huống nhân viên bán hàng mở cửa hàng muộn hoặc đóng cửa về sớm, ra ngoài ăn vặt chỉ vì không có khách. Họ đương nhiên không sợ chỉ vì chẳng có ai quản lý, đặc biệt khi cửa hàng quần áo của bạn có từ 2 nhân viên trở lên làm việc cùng nhau.
Nếu không muốn việc này tiếp tục xảy ra, kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng là bạn nên sắp xếp công việc qua cửa hàng trong những khoảng thời gian khác nhau để kiểm tra đột xuất và cảnh cáo những hành vi sai phạm. Sau một vài lần như vậy, nhân viên bán hàng chắc chắn sẽ nâng cao ý thức hơn nhiều.
Chúng tôi hy vọng những thông tin về cách quản lý nhân viên bán hàng sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro không mong muốn ảnh hưởng đến việc quản lý cửa hàng thời trang.
Đọc thêm bài viết Tuyển nhân viên bán hàng thời trang có nên tuyển “ngoại hình đẹp”?
Theo dõi danh số, hiệu quả công việc từng nhân viên thật dễ dàng!

 

 

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)