Khách Corporate là gì? 4 vai trò chính của khách Corporate đối với khách sạn

khách corporate

Giải thích thuật ngữ: “Corporate là gì?”, phân khúc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của khách sạn.

Khách Corporate không chỉ gia tăng doanh thu mà còn giúp khách sạn xây dựng mối quan hệ lâu dài. Nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thu hút và giữ nhân nhóm khách hàng này, khách sạn cần nắm vững những chiến lược kinh doanh phù hợp để cá nhân hóa dịch vụ. Hãy cùng ezCloud khám phá sâu hơn về phân khúc khách lưu trú này nhé!

1. Khái niệm khách Corporate là gì?

Thuật ngữ khách Corporate (hay còn gọi là khách hàng doanh nghiệp) chỉ những công ty, tổ chức có nhu cầu dùng sản phẩm, dịch vụ mà một doanh nghiệp khác cung cấp.
Riêng với nhóm khách hàng này, khách sạn cùng nhà quản lý du lịch của doanh nghiệp. Trước khi đặt phòng, sẽ trao đổi về các dịch vụ và giá phòng. Doanh nghiệp sẽ ghi rõ các yêu cầu (RFP) và thông tin của chuyến đi. Để lựa chọn các khách sạn tiềm năng. Thông qua các nền tảng trung gian hay GDSs, khách sạn có thể dễ dàng liên kết với khách Corporate. Bên cạnh đó, nếu đó là tệp khách hàng cũ, khách sạn cũng có cơ hội nhận RFP cho lần đặt phòng này.

Xem thêm: 

2. Khách Corporate trong ngành khách sạn

Đối với doanh nghiệp khách sạn, lượng khách Corporate chiếm đến hơn 50% tỷ lệ. Nhóm đối tượng này thường sử dụng dịch vụ khách của khách sạn nhiều hơn. Và giá phòng thường cao hơn. Hiện nay, thị trường khách doanh nghiệp chủ yếu là: khách Hàn, khách Nhật, khách Việt, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,… Tùy vào mỗi quốc tịch mà đặc tính văn khóa của mỗi du khách lại khác nhau. Do đó, khách sạn cần lưu ý điều chỉnh cách phục vụ sao cho phù hợp nhất.
Riêng với khách Corp, bộ phận kinh doanh thực hiện ký hợp đồng giá corp. Bao gồm giá các dịch vụ, giá phòng với giá ưu đãi. Khách hàng có thể thanh toán tiền ngay khi trả phòng. Hoặc chi phí do công ty thanh toán sau tùy booking và hợp đồng.

khách sạn thảo luận giá phòng với khách sạn

3. Vai trò của khách Corporate

Mặc dù yêu cầu đối với khách sạn cao. Nhưng nhóm đối tượng này mang lại rất nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vai trò của họ không chỉ dừng lại ở quá trình giao dịch B2B (Business to Business). Mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới mọi khía cạnh của khách sạn.
Dưới đây là 4 vai trò chính của khách Corporate mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn:

Khách hàng Corporate tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thông qua việc mua sản phẩm và dịch vụ. Hoạt động vận hành của khách sạn sẽ được đảm bảo. Lượng khách doanh nghiệp tỷ lệ thuận với doanh thu của khách sạn. Doanh thu càng cao thì doanh nghiệp càng phát triển bền vững.

Khách Corporate còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khách sạn

Nhờ có ý kiến đóng góp của khách hàng doanh nghiệp, khách sạn mới có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp.

Khách hàng doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của khách sạn.

Dựa trên chân dung khách Corporate, doanh nghiệp sẽ định hình được mục tiêu cung cấp dịch vụ, sản phẩm chăm sóc. Sao cho lợi nhuận được tối ưu hóa. Việc tiếp cận, tìm hiểu khách hàng mục tiêu sẽ do đội ngũ nghiên cứu thị trường đảm nhận. Sau đó, khách Corporate sẽ trực tiếp trải nghiệm và đưa ra nhận xét. Những phản hồi đó là thước đo mức độ hiệu quả của chiến lược.

Thông qua việc tận tình chăm sóc khách hàng, khách sạn có thể gia tăng số lượng khách trung thành.

Và tỷ lệ mua hàng thành công. Hành động này cũng giúp khách sạn tính toán chính xác thời điểm nên thay đổi giá cả, sản phẩm. Và tổ chức các hoạt động kích cầu sử dụng dịch vụ.

phòng khách sạn

4. Cách xác định đúng phân khúc khách hàng

Các khách sạn tiếp cận du khách hiệu quả hơn khi tối ưu hóa dịch vụ và chiến lược giá một cách cá nhân hóa. Để thu hút và giữ chân khách hàng. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng giúp bạn xác định chính xác tệp khách hàng mang lại lợi ích cho khách sạn:

Ứng dụng dữ liệu chính xác

Để phân khúc thị trường hiệu quả, khách sạn cần thu thập, phân tích dữ liệu chính xác về thị trường du lịch và hành vi của du khách. Bạn cần đầu tư vào các hệ thống quản lý doanh thu chất lượng cao. Để thu thập các con số hữu ích liên quan đến tình hình kinh doanh. Nhờ đó, tối ưu hóa chiến lược giá và báo cáo doanh thu.

Hiểu rõ hành vi khách hàng

Thương hiệu khách sạn cần xác định các đặc điểm và thói quen của “khách hàng quen”. Bao gồm: thời gian lưu trú, thời gian đặt phòng, độ nhạy cảm với giá, tỷ lệ hủy phòng,… Nhân viên lễ tân cần hỏi thăm khách hàng để thu thập những thông tin trên. Tuy nhiên, đừng cố gắng “làm khó” du khách nếu họ không muốn chia sẻ thông tin cá nhân.

Xem thêm: 

Phân tích các kênh đặt phòng

Hiểu biết về các kênh đặt phòng phổ biến mà du khách sử dụng giúp khách sạn tối đa hóa lợi ích và doanh thu. Hiện nay, ngoài phương pháp đặt phòng truyền thống, khách Corporate có thể thông qua trang web. Hoặc thông qua các đại lý du lịch online để chốt phòng khách sạn.

Tối ưu hóa chiến lược giá cho từng phân khúc

Dựa trên hành vi và thói quen của khách hàng, các khách sạn có thể thiết lập mức giá phù hợp. Và tối ưu hóa chiến lược giá cho từng phân khúc khách hàng. Điều này giúp giữ chân khách lưu trú một cách hiệu quả.

Phân tích lợi nhuận và chi phí ở từng phân khúc

Bằng cách đánh giá lợi nhuận và chi phí đến từ mỗi khách hàng, khách sạn có thể đo lường chi phí để có một khách hàng mới trong từng phân khúc. Từ đó, điều chỉnh chi phí và tỷ lệ phòng trống để tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp.

phân tích thị trường

5. Tạm kết

Nhìn chung, việc hiểu và áp dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp đối với khách Corporate. Giúp khách sạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về phân khúc khách hàng này. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Thuật ngữ du lịch của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về ngành.

5/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)