Managing Director là gì trong khách sạn? Bản mô tả lộ trình thăng tiến chi tiết

managing director là gì

Khám phá định nghĩa chi tiết về Managing Director là gì? Vai trò, trách nhiệm, lộ trình phát triển sự nghiệp của vị trí lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.

Thị trường kinh doanh khách sạn đang cạnh tranh vô cùng gay gắt, nơi mỗi quyết định đều ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng và lợi nhuận doanh nghiệp. Để dẫn dắt doanh nghiệp đến con đường thành công, Managing Director đóng vai trò then chốt. Vậy Managing Director là gì? Hãy cùng ezCloud khám phá khái niệm thuật ngữ này ngay sau đây.

1. Managing Director là gì trong khách sạn?

Thuật ngữ Managing Director được sử dụng để chỉ vai trò Giám đốc điều hành tại khách sạn. Họ có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động diễn ra trong khách sạn. Mục đích là để bảo đảm quy trình vận hành và nguồn doanh thu cho khách sạn luôn tối ưu. 

ban lãnh đạo khách sạn họp nội bộ

2. Bản mô tả nhiệm vụ chi tiết của Managing Director là gì trong khách sạn

2.1. Lên quy chế thưởng – phạt, kế hoạch kinh doanh 

  • Thực hiện việc lên kế hoạch xây dựng ngân sách, kinh doanh, kế hoạch lương thưởng – phạt cho khách sạn. Và báo cáo lên chủ đầu tư, Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt. 
  • Đề xuất, lên kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các vật dụng, thiết bị có trong khách sạn.
  • Biết cách thúc đẩy nhân viên thi đua, gia tăng năng suất lao động. Bằng việc xây dựng quy chế thưởng – phạt nhân viên cùng các bộ phận liên quan. 

2.2. Tối ưu hóa doanh thu 

  • Chuẩn bị, dự báo các phương án phù hợp với nhu cầu thay đổi của khách hàng mục tiêu và thị trường.
  • Lên kế hoạch marketing, xây dựng và giám sát quy trỉnh triển khai, quản lý doanh thu. 
  • Quản lý doanh thu chi phí thực phẩm – đồ uống, dịch vụ ẩm thực, bảo đảm không gian nhà hàng, hội trường được sử dụng một cách tối ưu nhất. 
  • Đề xuất các biện pháp hiệu quả giúp tối ưu lợi nhuận, doanh thu cho khách sạn. 

2.3. Giải quyết các yêu cầu, sự cố phát sinh 

  • Theo dõi quy trình cung cấp dịch vụ cho đối tác, phối hợp cùng các cấp liên quan. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
  • Hỗ trợ cấp dưới xử lý các sự cố phát sinh trong khách sạn. Để bảo đảm uy tín, danh tiếng của khách sạn không bị ảnh hưởng. 

2.4. Quản lý vấn đề an toàn – an ninh, vệ sinh thực phẩm 

  • Kiểm tra công tác an ninh, an toàn cháy nổ thường xuyên trong khách sạn. Để môi trường làm việc, lưu trú luôn an toàn và thân thiện với cả nhân viên và khách hàng. 
  • Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc, doanh nghiệp cần triển khai công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.5. Quản trị tuyển dụng, đào tạo, nhân sự 

  • Thực hiện triển khai, thiết lập chức năng quản trị nhân sự sao cho tập thể nhân viên luôn bổ trợ lẫn nhau, đoàn kết, phấn đấu làm việc,…
  • Xét duyệt kế hoạch tuyển dụng, tham gia tuyển dụng nhân viên mới cùng các vị trí cấp cao.
  • Tham gia vào quá trình bồi dưỡng, đào tạo nghề cho nhân viên khách sạn. 

2.6. Các nhiệm vụ khác

  • Bảo đảm chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn của khách sạn. Thông qua quá trình giám sát việc làm của nhân viên.
  • Nhận xét, xét duyệt kế hoạch làm việc của các bộ phận. 
  • Trực tiếp kiểm tra lại phòng đón khách VIP. 
  • Đại diện chào hỏi, đón tiếp và đưa tiễn khách VIP. Cũng như tiếp nhận, chỉ đạo nhân viên đáp ứng mọi vấn đề, yêu cầu phát sinh của khách VIP. 
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với chính quyền, cơ quan chức năng, cộng đồng địa phương. Nhằm bảo đảm xử lý tốt mọi thắc mắc của cộng đồng hay phương tiện truyền thông. 
  • Phối hợp kiểm tra đề phòng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật tại khách sạn. 
  • Báo cáo tình hình kinh doanh của khách sạn định kỳ hàng tuần/ tháng/ quý/ năm cho Tổng Giám đốc của Tập đoàn. 
  • Điều hành, tổ chức định kỳ các cuộc họp tại khách sạn. 
  • Có mặt trong các cuộc họp chung của khách sạn. 
  • Đảm nhiệm các nhiệm vụ khác do chủ đầu tư, Tổng Giám đốc giao phó. 

trao đổi thông tin

3. Yêu cầu cần có ở một Managing Director là gì?

Dưới đây là một số tố chất mà một Managing Director cần có để thực hiện công việc một cách tối ưu và hiệu quả nhất mà ezCloud muốn giới thiệu đến bạn:

Tư duy phân tích
  • Phân tích các dữ liệu kinh doanh, thị trường và đối thủ cạnh tranh để đề xuất các chiến lược hiệu quả.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận và phòng ban.
  • Dự đoán các rủi ro tiềm ẩn, lên kế hoạch phòng ngừa và ứng phó hiệu quả. Nhằm duy trì và phát triển bền vững hoạt động của khách sạn.
Kỹ năng giao tiếp
  • Biết cách tiếp nhận, chia sẻ, truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và chính xác với các bên liên quan: nhân viên, khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
  • Giải quyết các xung đột và trong quản trị nhân sự một cách chuyên nghiệp.
  • Để xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng và đối tác, Managing Director cũng cần có kỹ năng thuyết phục và đàm phán.
Khả năng ra quyết định
  • Phân tích thông tin một cách nhanh chóng và chính xác để đưa ra quyết định kịp thời.
  • Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình.
  • Quyết định dựa trên lợi ích chung của doanh nghiệp và khách hàng.

Xem thêm: 

Kỹ năng lãnh đạo
  • Lập kế hoạch dài hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. 
  • Điều phối quy trình làm việc trơn tru giữa các phòng ban, bộ phận.
  • Luôn sẵn sàng xử lý các vấn đề bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Biết cách tạo môi trường làm việc năng động, thoải mái, tích cực cho các thành viên trong khách sạn. 
Khả năng tổ chức và quản lý
  • Biết cách sắp xếp và chia thời gian đều cho các dự án. Ưu tiên các dự án quan trọng.
  • Quản lý tài nguyên một cách có hiệu quả. Bao gồm: thời gian, ngân sách, nhân lực. 
  • Có khả năng quản lý thông tin tối ưu, chính xác. Nhằm đề xuất các quyết định kinh doanh kịp thời và đúng đắn. 
Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề.
  • Phát triển các giải pháp phù hợp với từng tình huống và theo dõi kết quả.
  • Biết lắng nghe ý kiến của đội ngũ nhân sự để đưa ra đề xuất cuối cùng. Nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh của khách sạn luôn được duy trì ổn định.
Khả năng thuyết trình
  • Việc tự tin phát biểu, phát ngôn trước đám đông là vô cùng quan trọng. Nhằm nâng cao tính đồng thuận, sự tin tưởng của đối tác và khách hàng. 
  • Sử dụng lập luận logic để truyền thông tin và cảm hứng đến nhân viên trong khách sạn, Giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Cũng như gia tăng động lực và cam kết của mọi người với doanh nghiệp. 

báo cáo với cấp trên

Ngoài những kỹ năng trên, Managing Director trong khách sạn cũng cần có:

  • Kiến thức chuyên môn sâu rộng về ngành khách sạn.
  • Kinh nghiệm quản lý dày dặn.
  • Mạng lưới quan hệ rộng rãi trong ngành.
  • Khả năng thích nghi và linh hoạt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.
  • Đam mê và nhiệt huyết với ngành khách sạn.

Với những kỹ năng và tố chất này, chắc chắn Giám đốc điều hành có thể dẫn dắt khách sạn đến thành công và phát triển bền vững.

4. Cơ hội và thách thức của vị trí Managing Director là gì?

4.1. Cơ hội của vị trí Managing Director 

Mức lương và phúc lợi hấp dẫn
  • Mức lương cao: Giám đốc Điều hành (Managing Director) trong khách sạn thường được hưởng mức lương cao, tương xứng với trách nhiệm và yêu cầu công việc.
  • Phúc lợi đa dạng: Ngoài lương, bạn còn được hưởng các chế độ phúc lợi tốt như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thưởng, cổ phiếu,…
Cơ hội phát triển
  • Nếu có thành tích tốt, bạn có thể nhận được các khoản thưởng lớn và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Sau khi đạt được thành công trong vai trò Giám đốc Điều hành, bạn có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn trong khách sạn. Hoặc chuyển sang làm việc tại các khách sạn có quy mô lớn hơn.
  • Vị trí này mang đến cho bạn cơ hội được tiếp xúc với đối tác, nhà đầu tư và các chuyên gia trong ngành.
Tác động tích cực đến cộng đồng

Nhờ vào định hướng của Managing Director, khách sạn sẽ tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện. Nhằm góp phần xây dựng cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Việc tham gia các hoạt động xã hội giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của khách sạn, thu hút khách hàng và đối tác.

Hoạt động xã hội của khách sạn góp phần tạo ra việc làm, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế địa phương.

4.2. Thách thức của vị trí Managing Director 

Áp lực công việc cao
  • Managing Director phải chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của khách sạn, từ chiến lược kinh doanh đến vận hành và quản lý nhân sự. Bạn thường xuyên phải làm việc ngoài giờ và chịu áp lực hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
  • Những quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của khách sạn. Vậy nên, ngay cả khi chỉ mắc một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến công việc của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. 
Môi trường làm việc cạnh tranh
  • Đặc thù ngành dịch vụ là bạn luôn phải đổi mới sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp với thị trường. Nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Để có thể phát triển bền vững, bạn luôn luôn phải tìm tỏi giải pháp mới để duy trì lợi thế cạnh trạnh cho doanh nghiệp. 
Áp lực về việc quản lý tài chính
  • Bạn phải đảm bảo khách sạn đạt được mục tiêu lợi nhuận được đề ra bởi Hội đồng quản trị.
  • Bạn phải kiểm soát chi tiêu hợp lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động của khách sạn.
  • Nếu không có khả năng quản lý tài chính và đưa ra giải pháp khi khách sạn gặp khó khăn, bạn có thể phải đối mặt với khủng hoảng tài chính. 

Vị trí Giám đốc Điều hành trong khách sạn mang đến nhiều cơ hội phát triển và thử thách cho những ai có đam mê, năng lực và phẩm chất phù hợp. Để thành công trong vị trí này, họ cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng quản lý xuất sắc, khả năng thích nghi với môi trường thay đổi và tầm nhìn chiến lược xa.

5. So sánh Managing Director và CEO

Tiêu chí

Managing Director

CEO

Cơ cấu vị trí trong khách sạn

Dưới CEO

Dưới Hội đồng quản trị

Trách nhiệm

Điều hành hoạt động khách sạn hàng ngày

Định hướng, quản lý chiến lược kinh doanh

Chức năng

Hỗ trợ quản lý chung việc của doanh nghiệp

Có tầm nhìn chiến lược, gắn kết hoạt động nội – ngoại của khách sạn

Báo cáo

Định kỳ báo cáo hoạt động cho ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị

Báo cáo cho cổ đông về quyết định kinh doanh

Ủy quyền

Nhận lệnh và báo cáo cho CEO

Báo cáo cho Hội đồng quản trị

Lưu ý:

  • Vai trò và trách nhiệm của Managing Director và CEO có thể thay đổi tùy theo cấu trúc tổ chức của từng khách sạn.
  • Trong một số trường hợp, CEO có thể trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh, và Managing Director sẽ tập trung vào các vấn đề chiến lược. Vậy nên, không thể khẳng định chắc chắn vị trí nào cao hơn giữa CEO và Managing Director.

Ngoài ra:

  • Managing Director thường có nhiều kinh nghiệm thực tế trong vận hành khách sạn. Trong khi CEO có chuyên môn về tài chính, chiến lược hoặc marketing.
  • Managing Director thường tập trung vào các vấn đề nội bộ của khách sạn. CEO sẽ tập trung vào các vấn đề bên ngoài như thị trường cạnh tranh, xu hướng khách hàng,…
  • Managing Director thường có mức lương thấp hơn CEO.

Tuy nhiên, cả Managing Director và CEO đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và phát triển khách sạn. Do vậy, việc lựa chọn ai sẽ đảm nhiệm vị trí nào phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của từng doanh nghiệp.

lãnh đạo cấp cao khách sạn

6. Lộ trình trở thành Managing Director là gì?

Để trở thành Managing Director trong khách sạn, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. 

Giáo dục và Bằng cấp

Bằng cấp: Mặc dù không bắt buộc, nhưng những bằng cấp liên quan đến quản trị như Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Du lịch, Tài chính, Kế toán,… sẽ giúp bạn có nền tảng kiến thức vững chắc và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Xem thêm: 

Tích lũy kinh nghiệm
  • Bắt đầu làm việc từ các vị trí cơ bản: Nhân viên lễ tân, nhân viên buồng, nhân viên nhà hàng,… để học hỏi cách vận hành các bộ phận khác nhau trong khách sạn.
  • Thăng tiến qua các vị trí quản lý: Trưởng nhóm, trưởng bộ phận, phó giám đốc,… để rèn luyện kỹ năng quản lý, lãnh đạo và giải quyết vấn đề.
  • Tích lũy kinh nghiệm thực tế: Tham gia vào các dự án quan trọng, giải quyết các vấn đề phức tạp để nâng cao năng lực bản thân.
Nâng cao kiến thức chuyên môn
  • Theo đuổi bằng sau đại học như: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn,… để trau dồi kiến thức chuyên sâu và nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • Mở rộng mạng lưới mối quan hệ
    • Kết nối với những người trong ngành: Tham gia các hội nhóm, hiệp hội ngành khách sạn, tham dự các sự kiện ngành để gặp gỡ và học hỏi từ những chuyên gia.
    • Xây dựng mối quan hệ với các nhà quản lý: Tìm kiếm cơ hội học hỏi từ những người đi trước, xin lời khuyên và hỗ trợ trong sự nghiệp.
    • Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các câu lạc bộ, tổ chức chuyên nghiệp để mở rộng mối quan hệ và nâng cao khả năng giao tiếp.
Tìm kiếm người cố vấn
  • Tìm kiếm một chuyên gia có kinh nghiệm – Người có thể hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
  • Xin lời khuyên về cách thức quản lý, lãnh đạo và giải quyết vấn đề hiệu quả. Sau đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng lộ trình phát triển phù hợp.

Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề,… để trở thành một Managing Director thành công.

Lộ trình trở thành Managing Director đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và không ngừng học hỏi. Bạn cần chủ động tìm kiếm cơ hội, trau dồi bản thân và xây dựng mạng lưới mối quan hệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Mỗi cá nhân có thể có lộ trình riêng tùy thuộc vào năng lực, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp.

7. Tạm kết

Tóm lại, Managing Director là gì? Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công. Vị trí này đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Nhưng cũng mang đến những cơ hội phát triển và mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn có đam mê, nhiệt huyết và sẵn sàng cống hiến, Managing Director có thể là mục tiêu nghề nghiệp đầy hứa hẹn cho bạn. 

Nếu thấy bài viết trên là bổ ích, hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hay về ngành.

Đánh giá bài viết!
Bài viết liên quan

Gửi CV ứng tuyển

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)