Captain là gì? Vai trò của người ‘thủ lĩnh’ trong công việc khách sạn

captain là gì

Captain là gì? Giải đáp chi tiết mọi thông tin liên quan đến công việc captain chuyên nghiệp tại khách sạn.

Để một khách sạn có thể hoạt động ổn định, mang đến dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng thì cần đến sự phối hợp của nhiều nhóm bộ phận khác nhau. Trong đó, mỗi bộ nhận nhân lực như vậy lại đòi hỏi một người quản lý đứng đầu để điều hành công việc suôn sẻ. Đối với nhóm nhân viên phục vụ thì người chịu trách nhiệm sẽ được gọi là captain. Vậy captain là gì? Vị trí nhân sự này sẽ đảm nhận những công việc nào trong khách sạn? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Captain là gì?

Captain là gì? Trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, vị trí captain được hiểu là tổ trưởng đảm nhận trách nhiệm quản lý nhóm nhân viên phục vụ. Đồng thời, họ sẽ nhận nhiệm vụ giám sát nhân viên tại ca được phân công. Kiểm tra dụng cụ, vật dụng cùng cách bày trí bàn theo yêu cầu, tiêu chuẩn của khách sạn. Đặc biệt, họ sẽ tham gia trực tiếp vào những công việc phục vụ khách hàng nếu cần thiết. Captain sẽ chịu sự giám sát, quản lý, đào tạo trực tiếp từ các giám sát viên, quản lý của khách sạn.

định nghĩa captain là gì

2. Mô tả công việc của vị trí captain trong ngành nhà hàng – khách sạn

Tương tự như những vị trí nhân sự khác, captain cũng chịu trách nhiệm nhiều công việc khác nhau. Công việc của họ sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ khách hàng. Mô tả chi tiết công việc của một captain sẽ cụ thể như sau:

2.1. Chuẩn bị một số đầu việc trước khi bắt đầu ca làm việc

  • Phân công đội ngũ nhân viên thuộc quản lý của bản thân thực hiện các đầu việc trong công tác chuẩn bị. Bao gồm sắp xếp trang thiết bị, dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc, bày trí bàn tiệc…
  • Phối hợp, hỗ trợ nhân viên phục vụ trong nhóm hoàn thành các công đoạn chuẩn bị nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Kiểm tra các đầu việc chuẩn bị. Đảm bảo mọi thứ đều trong tình trạng sẵn sàng trước khi đi vào hoạt động.
  • Hỗ trợ công việc của các bộ phận khác vào các khoảng thời gian cao điểm.

công việc của captain trong đầu ca làm việc

2.2. Quản lý, giám sát nhân viên trong khu vực chịu trách nhiệm

  • Phân công, giám sát, hướng dẫn các công việc của những nhân viên cấp dưới.
  • Điều phối đội ngũ nhân viên thuộc phạm vi quản lý hỗ trợ khi cần thiết các bộ phận khác.
  • Theo dõi tiến độ công việc, tác phong/tinh thần làm việc của các nhân viên.

2.3. Quản lý khối tài sản chung của khách sạn

  • Kiểm tra thường xuyên hệ thống thiết bị, máy móc, dụng cụ, vật dụng trong phạm vi bản thâm phục trách.
  • Tạo phiếu yêu cầu xuất kho hay nhận hàng tại kho và sau đó tiến hành gửi lên cho cấp trên xét duyệt.
  • Với những dụng cụ, thiết bị hư hỏng, dư/thiếu, captain cần báo cáo cho cấp trên. Đồng thời thông báo với bộ phận kỹ thuật để tiến hành sửa chữa, bảo trì.

2.4. Trực tiếp tiến hành các công việc phục vụ khách hàng trong giờ cao điểm hoặc được nhận yêu cầu.

  • Nếu khách sạn quá tải, captain sẽ đóng vai trò của một người phục đặc biệt.

quản lý nhân viên phục vụ

2.5. Thực hiện các đầu việc khi kết thúc ca làm

  • Báo cáo các đầu công việc hàng ngày khi cuối ca làm.
  • Điều phối đội ngũ nhân viên thực hiện các công việc dọn dẹp, vệ sinh.
  • Kiểm tra các đầu công việc sau khi kết thúc ca làm trong phạm vi bản thân phụ trách.
  • Bàn giao công việc cho nhân viên ca tiếp theo.

3. Những kỹ năng cần có của một captain chuyên nghiệp

Captain là gì? Một nhân viên khách sạn theo đuổi con đường thăng tiến dài hạn lên cấp quản lý thì bắt buộc phải trải qua vị trí captain. Để có thể đảm nhận tốt vị trí này, các bạn cần phải có kiến thức căn bản về kỹ năng phục vụ, setup bàn tiệc khách sạn, chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, một số kỹ năng mềm cũng tạo sự khác biệt giữa các captain khách sạn. Hãy cùng ezCloud tìm hiểu về những kỹ năng cần có của một “người thủ lĩnh” chuyên nghiệp như:

3.1. Kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian

Như đã đề cập ở phần trên, công việc captain là người chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân viên trong ca trực. Đồng thời quản lý các đầu công việc theo đúng quy định của khách sạn. Đảm bảo các công việc hàng ngày diễn ra đúng tiến độ. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó mang đến chất lượng dịch vụ chất lượng nhất tới khách hàng.

3.2. Kỹ năng quan sát

Captain có thể nói là một nhân viên phục vụ đặc biệt. Chính vì vậy, những kỹ năng cần thiết của một nhân viên phục vụ thì captain cũng cần nắm rõ. Trong đó, kỹ năng quan sát đóng vai trò vô cùng quan trọng. Captain cần có con mắt bao quát để quan sát toàn bộ khu vực đang quản lý. Biết được chỗ nào đông khách cần hỗ trợ người phụ giúp để điều phối nhân viên. Đồng thời giám sát các đầu công việc của nhân viên trong phạm vi mình quản lý.

kỹ năng quan sát của captain khách sạn

3.3. Chăm sóc khách hàng

Captain là một trong những vị trí quan trọng hàng đầu trong nhà hàng – khách sạn. Bởi họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng – Tiêu chí đánh giá mức độ thành công của một khách sạn. Đây cũng chính là lý do mà một nhân viên captain phải nắm được kỹ năng chăm sóc khách hàng. Kỹ năng này được thể hiện qua việc nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh, những phàn nàn của khách hàng về dịch vụ khách sạn… Từ đó đảm bảo rằng khách hàng cảm thấy hài lòng về chất lượng của khách sạn. Nâng cao tỷ lệ ghé thăm lần hai.

3.4. Kỹ năng giao tiếp

Captain được coi là gương mặt đại diện của một khách sạn. Bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là điều bắt buộc đối với một captain. Không chỉ ghi điểm bằng lời nói, kỹ năng giao tiếp còn thể hiện qua cử chỉ, tác phong chuyên nghiệp. Cùng với đó là thái độ lịch sự, giọng điệu thân thiện, mến khách. Đó chính là cách mà một captain giao tiếp với khách hàng.

4. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về captain là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)