Nghề đầu bếp: Những căn bệnh không được phép mắc phải

đầu bếp

Muốn theo nghề đầu bếp thì tuyệt đối không được phép mắc phải những căn bệnh nào theo Quy định của Bộ Y tế?

Với đặc trưng là một nghề liên quan mật thiết tới sức khỏe của người tiêu dùng. Mỗi món ăn đầu bếp mang tới đều phải đảm bảo những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì lẽ đó, nghề đầu bếp luôn phải đảm bảo chặt chẽ vấn đề sức khỏe. Theo Bộ Y Tế quy định, đầu bếp sẽ không được mắc các bệnh nhất định. Cùng ezCloud tìm hiểu về các căn bệnh đó ngay sau đây.

1. Tại sao cần có khám sức khoẻ những nhóm tiếp xúc thực phẩm như nghề đầu bếp?

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề có điều kiện. Vì thế, mọi yếu tố liên quan đều được kiểm soát chặt chẽ. Bao gồm: Cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu, bao bì và cả con người. Vậy nên, mục đích của việc khám sức khỏe là nhằm kiểm tra người tiếp xúc thực phẩm có bị mắc các bệnh truyền nhiễm, nghiện ngập. Điển hình là: Lao, phong, viêm gan Virus, HIV/AIDS,…
Nếu như công nhân làm việc trong môi trường thực phẩm bị mắc các bệnh truyền nhiễm trên. Khả năng lây lan cho người tiêu dùng và cộng đồng là rất lớn. Do đó, nếu không vượt qua các bài kiểm tra để được cấp thẻ xanh. Nhân viên đó sẽ không đủ tiêu chuẩn làm việc trong lĩnh vực thực phẩm.
Nếu phát hiện người lao động và chủ cơ sở mắc các bệnh truyền nhiễm này thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất. Và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh. Vậy nên, nếu để người mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.

người đầu bếp

Xem thêm:

2. Muốn theo nghề đầu bếp thì không được mắc bệnh gì?

Vào năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành Quy định về yêu cầu sức khỏe của những người làm và kinh doanh dịch vụ ăn uống. Cụ thể là những người đầu bếp cần tuyệt đối đảm bảo không mắc phải các căn bệnh mà ezCloud nhắc tới sau đây:

  • Mắc bệnh lao tiến triển nhưng chưa được điều trị.
  • Mắc bệnh viêm gan virus (viêm gan A, E).
  • Mắc viêm đường hô hấp cấp tính.
  • Bị các bệnh tiêu chảy như: tả, lỵ, thương hàn.
  • Mắc chứng són đái, són phân.
  • Bị các tổn thương ngoài da, nhiễm trùng da.
  • Người lành mang trùng (Người không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh đường ruột nhưng mang vi khuẩn gây bệnh. Là nguồn lây nhiễm vi khuẩn ra môi trường, trong đó có thực phẩm).

Do đó, những người thuộc nhóm đối tượng trên sẽ không được làm việc. Hoặc ngưng làm việc cho đến khi chữa khỏi bệnh. Nhằm bảo đảm an nguy cho bản thân và khách hàng.
Theo quy định như trên thì chỉ người nhiễm virus Viêm gan A, E mới không thể tham gia vào môi trường nhà bếp vì lý do an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều quy định về việc cấm người Viêm gan B làm việc trong không gian bếp cũng được nhiều đơn vị kinh doanh đề ra. Mặc dù không nằm trong luật, tuy nhiên khi hành nghề đầu bếp, đôi khi họ sẽ không tránh khỏi bị xước, đứt tay và chảy máu. Nếu không cẩn thận có thể sẽ lây bệnh cho đồng nghiệp hoặc rơi vào món ăn của khách hàng. 

viêm hô hấp cấp tính

3. Quy định về khám chữa bệnh cho nhóm làm bếp

Sau đây là những yêu cầu bắt buộc có về khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe với đầu bếp mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Quy định về khám chữa bệnh cho nghề đầu bếp

khám bệnh

  • Đầu bếp và phụ bếp được yêu cầu khám sức khỏe. Hoặc xuất trình phiếu khám sức khỏe hợp lệ với quy định của khách sạn.
  • Nhà hàng, khách sạn phải tổ chức khám sức khỏe 6 tháng 1 lần. Để kịp thời phát hiện người có nguy cơ mang bệnh. Việc khám phải được diễn ra tại cơ sở y tế hợp pháp. Như Trung tâm y tế dự phòng tại huyện, tỉnh, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh,…
  • Các vị trí công việc tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, dụng cụ chế biến, bán thành phẩm, món ăn thành phẩm,… chỉ được phân công cho người không mắc các bệnh, chứng bệnh truyền nhiễm.
  • Các đơn vị nhà hàng – khách sạn cần có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bộ phận bếp. Nếu phát hiện có nhân viên bị bệnh truyền nhiễm thì phải cho nhân viên nghỉ tạm thời. Đến khi trị khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe về trạng thái bình thường. Hay chuyển sang làm việc tại bộ phận khác.

Xem thêm:

3.2. Hồ sơ quản lý sức khỏe đầu bếp, phụ bếp

Để trở thành một đầu bếp hay phụ bếp, bạn cần phải có hồ sơ bao gồm đủ giấy tờ sau đây:

  • Sổ theo dõi kết quả xét nghiệm “người lành mang trùng”.
  • Sổ theo dõi danh sách bệnh, các chứng truyền nhiễm.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm xác định “người lành mang trùng”.

xét nghiệm

Trên đây là một số yêu cầu về nghề đầu bếp mà bạn cần chú ý nếu đang là quản lý, nhân viên. Hoặc đang có ý định làm nghề đầu bếp. Sở dĩ những quy định này được đề ra là để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Và chính những cơ sở kinh doanh dịch vụ thực phẩm. Hy vọng rằng thông qua bài viết của ezCloud, mọi người sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về ngành nghề này. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy đón đọc những bài viết khác của chúng tôi tại chuyên mục Bếp/Kitchen.

4.2/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)