ROA là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROA trong đầu tư chứng khoán

roa là gì

Giải đáp ROA là gì? Tại sao chỉ số ROA lại đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán? So sánh ưu nhược điểm của ROA và ROE.

ROA là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến trong quá trình tính toán khả năng sinh lời của một doanh nghiệp khi so sánh với tài sản hiệu có. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ xách định được sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Vậy ROA là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROA trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán được thể hiện qua những khía cạnh nào? Hãy cùn ezCloud tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. ROA là gì?

ROA là gì? Đây được coi là chỉ số biểu thị tỉ suất lợi nhuận so với tài sản hiện có. ROA sẽ cho biết doanh nghiệp đang đang tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận nếu so sánh với giá trị tài sản hiện có. Tài sản của một doanh nghiệp gồm tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp đó sở hữu hoặc kiểm soát nhằm mục đích tạo ra được giá trị kinh doanh.

định nghĩa roa là gì

Đối với các nhà đầu tư, chỉ số ROA đóng vai trò vô cùng quan trọng khi lựa chọn cổ phiếu. Thông qua ROA, các bạn sẽ đánh giá được công ty có đang hoạt động hiệu quả trong việc chuyển hoá số vốn đầu tư thành lợi nhuận hay không?

2. Hướng dẫn cách tính ROA chính xác nhất

Công thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức được tính như sau: Tổng thu – Tổng chi – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Tổng tài sản là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận tại thời điểm báo cáo. Số liệu này được thể hiện trong bảng cân đối kế toán. Bao gồm tiền, tài sản cố định, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, xây dựng cơ bản, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư cùng các tài sản khác.
  • Đơn vị tính chỉ số ROA được quy định là %.

3. Ý nghĩa của chỉ số ROA

ROA sẽ cho bạn biết đối với số vốn sở hữu doanh nghiệp bỏ ra phục vụ mục đích kinh doanh sẽ đem về lợi nhuận ròng là bao nhiêu. Chỉ số này không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Mà nhà đầu tư cũng như ngân hàng cho vay cũng đặc biệt chú trọng đến chỉ số này. Vậy ý nghĩa của ROA là gì? Hãy cùng ezCloud tìm hiểu nhé!

3.1. Đối với các chủ doanh nghiệp

Chỉ số ROA đóng vai trò quan trọng trong việc phản ảnh việc doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không? Thông qua chỉ số này, ban lãnh đạo sẽ xác định được số vốn đầu tư cũng như lợi nhuận ròng thu về là bao nhiêu.

lợi nhuận ròng

ROA là cơ sở để doanh nghiệp quyết định những vấn đề kinh doanh. Giữa các thời kỳ hay các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, chỉ số ROA sẽ được so sánh với nhau. Nếu ROA cao chứng tỏ doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì chiến lược kinh doanh hiện tại. Ngược lại, chỉ số ROA thấp thì ban lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

3.2. Đối với các nhà đầu tư

ROA là cơ sở để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được những cổ phiếu chất lượng để đầu tư. Doanh nghiệp sở hữu ROA cao hơn với các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực. Điều đó chứng chỏ khả năng sinh lời sẽ càng khả thi nếu tiến hành đầu tư.

Tuy nhiên, điều này sẽ khiến giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần cho so sánh lịch sử tăng trường chỉ số ROA. Điều này giúp các bạn xác định được liệu doanh nghiệp có thực sự hoạt động tốt lên hay không?

3.3. Đối với ngân hàng cho vay

ROA là chỉ số phản hành tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tổng quan nhất. Dựa vào đó, các ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không?

4. Áp dụng ROA trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán

Các doanh nghiệp có thể sử dụng ROA để đánh giá một doanh nghiệp. Từ đó có nên quyết định đầu tư cổ phiếu hay không. Việc đánh giá ROA sẽ thường dựa vào những yếu tố sau:

4.1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản của mỗi lĩnh vực sẽ có sự khác biệt:

  • Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng (thép, xi măng…) cần sở hữu nhiều tài sản cố định mang giá trị lớn hơn. Khi đó, ROA thường sẽ không cao.
  • Những doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ… không cần quá nhiều tài sản cố định. Khi đó chỉ số ROA sẽ cao hơn.
  • Chính vì vậy, khi đánh giá, các nhà đầu tư cần so sánh ROA của các công ty trong cùng một lĩnh vực. Điều này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan nhất, giúp đưa ra những quyết định chính xác.

doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp nặng

4.2. ROA trung bình của ngành

Các nhà đầu tư còn thông qua chỉ số ROA trung bình của ngành để lựa chọn cổ phiếu tốt. Một doanh nghiệp sở hữu ROA lớn hơn trung bình ngành. Thì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đó sử dụng tài sản chính xác, hiệu quả hơn đối thủ.

4.3. ROA của doanh nghiệp trong quá khứ

Việc tìm hiểu chỉ số ROA của doanh nghiệp trong quá khứ cũng vô cùng quan trọng. Trong nhiều doanh nghiệp, chỉ số ROA hiện tại có thể cao hơn mức trung bình ngành. Tuy nhiên, so với quá khứ thì ROA lại có xu hướng giảm. Đầu tư vốn vào những doanh nghiệp như vậy sẽ rất dễ gặp phải rủi ro. Ngược lại, nếu thấy chỉ số ROA tăng trưởng đều qua các năm. Đồng thời cao hơn hẳn so với trung bình ngành. Đây được coi là điều kiện tuyệt vời để các nhà đầu tư xác định được cổ phiếu tốt nhất.

5. Chỉ số ROA đạt bao nhiêu thì tốt?

Sau khi tìm hiểu chi tiết, chắc hẳn nhiều nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi: “Liệu ROA bao nhiêu là tốt?” Dựa theo tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp cần đạt ROA lớn hơn 7.5% mới được đánh giá là đủ khả năng tài chính. Tuy nhiên, chỉ số ROA bao nhiêu là tốt không có bất cứ quy chuẩn nào. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phân tích ROA trong nhiều năm. Tốt nhất là tối thiểu 3 năm để có thể đưa ra được những đánh giá chính xác.

Nếu một doanh nghiệp duy trì được chỉ số ROA tối thiểu 10% trong vòng 3 năm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty vô cùng tốt. Doanh nghiệp đã có chiến lược sử dụng tài sản hiệu quả và chỉ số ROA có xu hướng ngày càng tăng.

6. Ưu và nhược điểm của chỉ số ROA

Khi áp dụng ROA trong đánh giá, phân tích tài chính doanh nghiệp, các bạn cần hiểu rõ ưu – nhược điểm của chỉ số này:

ưu nhược điểm của roa

6.1. Ưu điểm của chỉ số ROA

  • Cách tính ROA đơn giản, dễ dàng sử dụng. Chính vì vậy, các nhà đầu tư mới thường áp dụng khi phân tích cổ phiếu.
  • Có thể áp dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt đông doanh nghiệp có tốt hay không?

6.2. Nhược điểm của chỉ số ROA

  • ROA không chính xác tuyệt đối. Chỉ số này chỉ có thể phản ảnh 1 khía cạnh nhất định của doanh nghiệp. Không thể bao trùm tổng quan cả bức tranh tài chính. Để xác định có nên đầu tư hay không, các bạn cần kết hợp ROA với các chỉ số khác.
  • ROA không còn giá trị khi mang ra so sánh với các doanh nghiệp không cùng ngành.
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp biến đổi thường xuyên. Khi đó, chỉ số ROA được xác định trong thời gian ngắn sẽ không được hiệu quả. Các nhà đầu tư cần thời gian dài để đánh giá chỉ số này.
  • Lợi nhuận là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, rất nhiều phương pháp kế toán được đưa ra để thổi phồng hoặc cắt giảm. Khi đó, chỉ số ROA sẽ bị bóp méo.

7. So sánh hai chỉ số ROA và ROE

 ROAROE
Ưu điểm

Công thức đơn giản, dễ dàng áp dụng.

Đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Công thức dễ tính, dễ dàng áp dụng.

Xác định được khả năng sinh lợi nhuận của vốn chủ sở hữu

Nhược điểm

Chỉ có thể thể hiện được một khía cạnh tài chính của doanh nghiệp mà không phải tổng thể bao quát.

Chỉ có thể đánh giá với những doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực.

Nhiều doanh nghiệp thường sử dụng ROA để thổi  phồng, cắt giảm theo lợi ích riêng.

Không ổn định.

Có xu hướng gia tăng nếu chủ sở hữu thực hiện thu mua lại cổ phiếu trên thị trường.

Không đủ điều kiện để đánh giá năng lực của một doanh nghiệp.

8. Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về chỉ số ROA là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của ezCloud để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết!
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)