Sushi là gì? Tìm hiểu ngay khái niệm, nguồn gốc, cách thưởng thức sushi và các món sushi được ưa chuộng nhất trong bài viết sau.
Sushi chắc hẳn là món ăn không còn xa lạ gì với những tín đồ ẩm thực Nhật Bản. Món ăn này được giới trẻ vô cùng yêu thích bởi hương vị đặc trưng cùng cách chế biến công phu và lối trình bày đẹp mắt. Vậy bạn có biết sushi là gì? Tham khảo ngay bài viết sau để biết thêm các thông tin bổ ích về món ăn này.
1. Sushi là gì?
Nội dung
Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Nó là sự kết hợp của cơm trắng cùng các thành phần khác như hải sản, cá, trứng, rau, rong biển và tảo biển. Cùng với đó là các loại gia vị như wasabi, gừng và nước tương. Cơm để làm sushi thường được nấu từ loại gạo hạt ngắn. Khi nấu, đem trộn cùng với giấm nhằm mang đến vị ngon độc đáo. Đồng thời tạo độ kết dính tốt để dễ dàng tạo hình cho sushi.
2. Nguồn gốc của món sushi
Vào khoảng thế kỷ thứ 4 tại vùng Đông Nam Á, người dân đã sáng tạo ra cách sử dụng muối để ướp cá. Sau đó cho lên men cùng với gạo để bảo quản. Sau khi cá được bảo quản xong, người ta sẽ bỏ gạo đi. Kể từ đó, phương pháp này được lan truyền phổ biến tại Nhật Bản. Cho đến thời kỳ Heian (794-1185), nó đã được sử dụng làm món ăn với tên gọi là “Narezushi.” Tuy nhiên vì Nhật Bản là một đất nước yêu thích gạo. Vậy nên từ thời kỳ Muromachi (1336-1573) trở đi, gạo không còn bị bỏ đi sau khi dùng để bảo quản cá. Thay vào đó, người dân ăn gạo cùng với cá.
Vào thời kỳ Edo (1603-1868), người Nhật đã tạo ra một loại sushi mới có tên “Hayazushi.” Khác với phương pháp truyền thống, món sushi này không được ướp lên men à được lấy giấm trộn cùng để làm chua gạo.
3. Các loại sushi phổ biến nhất tuyệt đối không nên bỏ qua
Sau đây, ezCloud sẽ giới thiệu cho bạn các món sushi ngon, hấp dẫn được ưa chuộng nhất:
3.1 Nigiri Sushi
Nigiri sushi là dạng sushi cơ bản nhất. Đồng thời được xem là hình thức đầu tiên của sushi mà chúng ta biết ngày nay. Để tạo nigiri sushi, người làm sẽ nắm cơm đã trộn với giấm trong lòng bàn tay. Sau đó đặt lên trên nguyên liệu khác để làm phần Neta.
Lớp Neta này có thể bao gồm hải sản tươi sống, rau, thịt, trứng tráng hoặc đậu phụ. Ngoài ra, cá và hải sản có thể được chế biến trước như ngâm trong nước tương, giấm. Hoặc nướng sơ trên lửa để tạo ra các hương vị đa dạng. Để làm dậy hương vị, trên cùng của nigiri sushi có thể được quét một lớp mỏng nước sốt đặc biệt.
3.2 Oshizushi
Oshizushi hay còn có tên gọi là Sushi nén hoặc Sushi nén khuôn. Đây là một kiểu sushi có hình dạng độc đáo và được xuất phát từ Osaka. Để tạo ra Oshizushi, người làm sushi đặt lớp Neta và Shari (cơm) vào một khuôn hình chữ nhật. Khuôn này còn được gọi là “Oshiwaku”. Sau đó nén chặt lại và cắt sushi thành từng phần nhỏ có hình dạng bắt mắt. Phổ biến nhất là hình vuông, chữ nhật, tam giác,…
Phần Neta của Oshizushi bao gồm các loại cá và hải sản như cá thu hoặc cá hồi. Do có hình thức độc đáo nên Oshizushi thường được lựa chọn để làm cơm hộp bento hoặc làm quà tặng.
3.3 Chirashizushi
Chirashizushi là một bát cơm gồm có nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Phần Neta bao gồm các hải sản phổ biến như cá hồi, mực, tôm luộc, trứng chiên cắt nhỏ và dưa chuột. Món ăn này tương tự như Kaisendon (cơm hải sản). Sự khác biệt chính giữa hai món ăn là Chirashizushi sử dụng Shari – cơm sushi trộn giấm. Trong khi đó, Kaisendon sử dụng cơm trắng đã được hấp chín.
3.4 Makizushi
Makizushi còn có tên gọi khác là “Norimaki”. Điểm khác biệt của loại sushi này là cơm và các nguyên liệu khác được cuộn cẩn thận trong một tấm rong biển Nori. Sau đó được cắt thành nhiều miếng nhỏ. Từ “Makizushi” có nguồn gốc từ tiếng Nhật. Trong đó, “Maki” nghĩa là “cuốn” và “Zushi” là biến âm của “Sushi”. Do đó, Makizushi còn thường được gọi là “Sushi cuốn.”
3.5 Gukan Maki
Gukan Maki được xuất hiện lần đầu vào những năm 1940 tại một nhà hàng sushi ở Ginza. Để làm món ăn này, người ta quấn một dải nori quanh nắm cơm. Đồng thời để lại một phần không gian vừa đủ ở phía trên để cho phần nhân neta vào. Cái tên Gukan có nghĩa là “tàu chiến”. Có lẽ cũng chính vì vậy nên món sushi này cũng có hình dạng tương tự như vậy.
3.6 Temaki
Temaki gây ấn tượng với thực khách bởi hình dạng giống que kem. Để làm Temaki, Shari (cơm sushi) được trải trên một tấm rong biển. Sau đó người làm sushi cuộn các nguyên liệu Neta vào giữa để tạo thành hình dạng giống chiếc nón. Món sushi này có nhiều loại Neta khác nhau. Điển hình như Umeshiso, Negitoro, mực và trứng chiên ngọt.
3.7 Sasazushi
Sasazushi được cho là xuất phát từ tỉnh Nagano vào thời kỳ Chiến Quốc (1467–1573). Đây là một loại sushi gồm cơm và các lớp Neta được bọc bên trong một lá tre. Neta của món ăn này vô cùng đa dạng. Gồm có nhiều loại rau như ngải cứu, măng, nấm, miso, quả óc chó, cá hồi, trứng chiên,…
3.8 Kakinoha-zushi
Món sushi này có nguồn gốc từ vùng Nara thuộc phía Tây Nhật Bản. Thay vì dùng lá tre, Kakinoha-zushi được bọc trong lá hồng (Kaki). Điều này không chỉ giữ cho cá tươi mà còn tăng thêm phần thơm ngon cho món ăn. Khi làm món sushi này, người ta thường cho cá hồi hoặc cá thu lên shari. Bên cạnh đó, tôm và lươn cũng là nguyên liệu được ưa chuộng dùng để làm phần Neta cho món ăn.
3.9 Narezushi
Narezushi xuất hiện từ thời kỳ Nara (710 – 794). Điểm đặc biệt của món ăn này chính là ở phần Neta. Nó được làm từ cá lên men trong muối và gạo. Thời gian ủ và lên men thường kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Chính vì vậy, mức giá của món ăn này được đánh giá là khá cao.
3.10 Inari-zushi
Đây là loại sushi vô cùng độc đáo bởi nó không chứa bất kỳ loại cá hay hải sản tươi sống nào. Inari là đậu phụ chiên giòn và được rim cùng Mirin, nước tương, Dashi, đường. Người làm chỉ cần cho phần Shari vào túi Inari là đã có thể hoàn thành xong món Inari-zushi. Ngoài ra để món ăn thêm phần hấp dẫn, đa dạng, người ta có thể thay bằng cơm nấm, mực, tôm, hẹ, trứng làm phần Shari.
4. Cách thưởng thức sushi chuẩn người Nhật
Khi dùng wasabi, hãy thêm từ từ từng chút vào một bát riêng. Đến khi đạt được độ cay mong muốn, phù hợp với khẩu vị thi dừng lại.
Cách chấm nước tương có thể ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Vậy nên khi chấm, nên chấm phần bề mặt của thức ăn vào nước tương. Tránh chấm phần cơm bởi điều này sẽ khiến cho món sushi bị mặn.
Trong một bữa ăn, bạn có thể thưởng thức nhiều loại sushi cùng một lúc. Bởi vậy sau mỗi loại, bạn hãy dùng một lát gừng ngâm chua. Điều này sẽ giúp làm sạch vị giác. Từ đó đảm bảo rằng hương vị của các loại sushi không bị trộn lẫn vào nhau.
Nên thưởng thức sushi theo thứ tự từ ngoài vào trong. Lưu ý không gắp ngay miếng sushi nằm giữa đĩa. Như vậy sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ cho địa thức ăn.
5. Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, ezCloud đã cung cấp những thông tin chính xác cho thắc mắc “Sushi là gì?”. Nếu bạn là người yêu thích nền ẩm thực Nhật Bản thì tuyệt đối đừng bỏ qua món ăn quốc dân này. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nghề.