Bật mí bí quyết thiết kế nội thất khách sạn thu hút du khách và tạo dựng thương hiệu cho khách sạn của bạn.
Giữa thị trường du lịch cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc sở hữu nội thất trong khách sạn ấn tượng là chìa khóa thu hút khách lưu trú. Và tạo dựng thương hiệu cho cơ sở kinh doanh của bạn. Hiểu được điều này, ezCloud sẽ chia sẻ những bí quyết thiết kế nội thất khách sạn sang trọng, tiện nghi. Đảm bảo mang đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất.
1. Tại sao cần phải thiết kế nội thất khách sạn?
Nội dung
- 1. Tại sao cần phải thiết kế nội thất khách sạn?
- 2. Hạng mục chính trong thiết kế nội thất khách sạn
- 3. Quy trình thiết kế nội thất khách sạn
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng và khảo sát hiện trạng mặt bằng dự án
- Bước 2: Lập dự toán cho dự án từ thiết kế đến thi công hoàn thiện
- Bước 3: Ký hợp đồng và bắt đầu triển khai thiết kế bản vẽ
- Bước 4: Phê duyệt bản vẽ và sản xuất đồ nội thất
- Bước 5: Sản xuất hàng loạt
- Bước 6: Vận chuyển, lắp đặt, nghiệm thu và quyết toán
- 4. Yêu cầu khi thiết kế nội thất khách sạn
- 5. Cần lưu ý gì khi thiết kế nội thất khách sạn?
- 6. TOP những phong cách thiết kế nội thất cho khách sạn xu hướng nhất hiện nay
- 6.1. Phong cách nội thất khách sạn hiện đại
- 6.2. Phong cách nội thất khách sạn Indochine
- 6.3. Phong cách nội thất khách sạn Tropical
- 6.4. Phong cách nội thất khách sạn tân cổ điển
- 6.5. Phong cách nội thất khách sạn Eco
- 6.6. Phong cách nội thất khách sạn Minimalist
- 6.7. Phong cách nội thất khách sạn Maverick
- 6.8. Phong cách nội thất khách sạn Rustic
- 6.9. Phong cách nội thất khách sạn Retro
- 6.10. Phong cách nội thất khách sạn Scandinavian
- 6.11. Phong cách nội thất khách sạn Luxury
- 7. Tạm kết
Thiết kế nội thất cho khách sạn không chỉ đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ và công năng. Mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu khách sạn.
Đầu tiên, thiết kế nội thất giúp tăng cường tính chuyên nghiệp và sự sang trọng của không gian. Từ đó làm nổi bật và tạo dấu ấn đặc biệt cho doanh nghiệp. Ngoài ra, mẫu thiết kế khoa học và bài bản còn giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Từ việc sử dụng tiện ích cho đến cảm nhận về thẩm mỹ. Làm gia tăng sự hài lòng và khả năng quay lại của khách hàng trong những lần sau. Điều này đồng thời cũng giúp khách sạn nâng cao lợi nhuận doanh thu. Bằng cách thu hút và duy trì lượng khách hàng trung thành.
2. Hạng mục chính trong thiết kế nội thất khách sạn
Để mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời nhất, việc thiết kế cần tỉ mỉ đến từng chi tiết. Từ sảnh tiếp đón sang trọng đến phòng ngủ ấm cúng, tiện nghi. Sau đây ezCloud sẽ giới thiệu đến bạn những hạng mục chính trong thiết kế nội thất khách sạn cần được quan tâm:
- Sảnh khách sạn: Thiết kế sang trọng, tinh tế, thể hiện đẳng cấp của khách sạn. Bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc di chuyển và tiếp đón.
- Khu lễ tân: Thiết kế hiện đại, chuyên nghiệp. Background, logo khách sạn cần nổi bật, thu hút sự chú ý.
- Phòng ngủ: Thiết kế tiện nghi, mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Lựa chọn nội thất phù hợp với phong cách chung của khách sạn.
- Phòng tắm: Cần đảm bảo sự sạch sẽ, tiện nghi và sang trọng. Trang bị đầy đủ các thiết bị vệ sinh cao cấp.
- Phòng ăn: Tạo bầu không khí ấm cúng. Bố trí bàn ghế hợp lý, đảm bảo sự thoải mái cho thực khách.
- Khu vực giải trí: Thiết kế cần phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng. Có thể bao gồm cafe, hồ bơi, khu vui chơi trẻ em,…
3. Quy trình thiết kế nội thất khách sạn
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng và khảo sát hiện trạng mặt bằng dự án
Khi nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ thiết kế sẽ tiến hành tư vấn. Và lên lịch khảo sát thực tế công trình. Sau đó, sẽ tư vấn chi tiết về phương án thiết kế phù hợp.
Bước 2: Lập dự toán cho dự án từ thiết kế đến thi công hoàn thiện
Sau khi thảo luận và thống nhất phương án thiết kế, đội ngũ sẽ cụ thể hóa phương án. Và lập dự toán chi tiết, bao gồm báo giá, để gửi khách hàng phê duyệt.
Bước 3: Ký hợp đồng và bắt đầu triển khai thiết kế bản vẽ
Khi khách hàng chọn phương án thiết kế và đồng ý với báo giá, hai bên sẽ ký hợp đồng. Sau đó, đội ngũ thiết kế sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ chi tiết.
Bước 4: Phê duyệt bản vẽ và sản xuất đồ nội thất
Sau khi bản vẽ thiết kế được hoàn thiện, khách hàng sẽ xem xét. Và có thể yêu cầu chỉnh sửa nếu cần. Khi bản vẽ được chốt, sẽ tiến hành sản xuất các món đồ nội thất theo thiết kế.
Bước 5: Sản xuất hàng loạt
Sau khi khách hàng phê duyệt mẫu nội thất, việc sản xuất hàng loạt đồ nội thất cho từng phòng trong khách sạn sẽ được tiến hành.
Bước 6: Vận chuyển, lắp đặt, nghiệm thu và quyết toán
Quá trình vận chuyển và lắp đặt nội thất sẽ diễn ra trong khoảng 5 – 7 ngày. Tùy thuộc vào quy mô khách sạn. Sau khi hoàn thiện, công trình sẽ được nghiệm thu, quyết toán phần còn lại. Và ký hợp đồng bảo hành sản phẩm.
Xem thêm:
- Hotel là gì? Khám phá 8 loại hình khách sạn phổ biến nhất 2024
- Outlet là gì? Bí quyết xây dựng các loại hình outlet thành công
4. Yêu cầu khi thiết kế nội thất khách sạn
Hiểu rõ yêu cầu của chủ đầu tư
Nắm bắt chi tiết yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư. Về phong cách, tiện nghi và chức năng của các khu vực trong khách sạn là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thiết kế. Điều này đảm bảo rằng mọi quyết định thiết kế đều phù hợp với mong đợi của chủ đầu tư.
Lên phương án thiết kế phù hợp
Lập kế hoạch thiết kế một cách khoa học, bài bản là yếu tố then chốt. Để tạo ra một không gian khách sạn hoàn chỉnh. Phương án thiết kế phải đảm bảo đầy đủ tiện nghi, thẩm mỹ và công năng. Giúp khách sạn hoạt động một cách hiệu quả và trơn tru.
Lựa chọn đồ nội thất đúng yêu cầu
Việc chọn lựa nội thất phải phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư. Đảm bảo sự hài hòa về kiểu dáng và màu sắc. Không gian không nên bị quá tải bởi quá nhiều đồ nội thất hoặc gam màu không phù hợp. Điều này có thể gây rối mắt và phá vỡ sự sang trọng của khách sạn.
Đảm bảo không gian thông thoáng và tiện nghi
Thiết kế không gian nghỉ dưỡng phải thoáng đãng, tiện nghi và sang trọng. Không bị cản trở bởi quá nhiều đồ nội thất. Điều này giúp tạo ra một môi trường thoải mái và thư giãn cho khách hàng.
Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
Cuối cùng, mục tiêu của thiết kế nội thất trong khách sạn là mang đến ấn tượng sâu sắc. Sự thích thú và hài lòng cho khách hàng. Một thiết kế thành công sẽ tạo động lực để khách hàng quay lại trong những lần sau. Góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của khách sạn.
5. Cần lưu ý gì khi thiết kế nội thất khách sạn?
5.1. Lựa chọn phong cách thiết kế
- Xác định phong cách thiết kế chủ đạo từ đầu.
- Cân nhắc nhu cầu khách hàng, sở thích chủ đầu tư, xu hướng hiện tại và chi phí.
- Đảm bảo phong cách thể hiện tính chuyên nghiệp và công năng khoa học.
5.2. Chọn đồ nội thất
- Lựa chọn đồ nội thất kỹ lưỡng, tránh các mẫu đại trà hoặc lỗi thời.
- Đồ nội thất cần thiết kế độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian.
- Tham khảo ý kiến kiến trúc sư hoặc chuyên gia để chọn lựa phù hợp.
5.3. Quá trình thiết kế và thi công
- Đội ngũ thi công phải lành nghề và chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng.
- Chú ý đến giá cả, thời gian và chất liệu thi công.
- Đảm bảo thi công đúng theo phương án thiết kế ban đầu.
Xem thêm:
- Khách sạn là gì? Bí quyết kinh doanh khách sạn từ những nhà đầu tư “lão làng”
- Front Desk là gì? Front Desk thu hút hơn với những tiêu chuẩn thiết kế này
6. TOP những phong cách thiết kế nội thất cho khách sạn xu hướng nhất hiện nay
6.1. Phong cách nội thất khách sạn hiện đại
6.2. Phong cách nội thất khách sạn Indochine
6.3. Phong cách nội thất khách sạn Tropical
6.4. Phong cách nội thất khách sạn tân cổ điển
6.5. Phong cách nội thất khách sạn Eco
6.6. Phong cách nội thất khách sạn Minimalist
6.7. Phong cách nội thất khách sạn Maverick
6.8. Phong cách nội thất khách sạn Rustic
6.9. Phong cách nội thất khách sạn Retro
6.10. Phong cách nội thất khách sạn Scandinavian
6.11. Phong cách nội thất khách sạn Luxury
7. Tạm kết
Thiết kế nội thất khách sạn không chỉ đơn thuần là sắp xếp đồ đạc mà đòi hỏi sự kết hợp hài hòa. Giữa tính thẩm mỹ và công năng sử dụng. Hãy biến hóa không gian nội thất khách sạn của bạn trở thành điểm nhấn thu hút du khách. Góp phần tạo dựng thành công cho thương hiệu kinh doanh. Và đừng quên theo dõi những bài đọc khác tại chuyên mục Thuật ngữ khách sạn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.