Tiếp thực là gì? Vị trí quan trọng trong các nhà hàng khách sạn cao cấp

tiếp thực là gì

Giải đáp thắc mắc “Tiếp thực là gì?” và tìm hiểu chi tiết các vấn đề xoay quanh đến vị trí tiếp thực mà bạn không nên bỏ qua.

Tiếp thực là một trong những bộ phận quan trọng trong nhà hàng và khách sạn lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về bộ phận này. Vậy tiếp thực là gì? Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ nào trong nhà hàng và khách sạn. Tham khảo ngay bài viết sau để được giải đáp thắc mắc trên.

1. Nhân viên tiếp thực là gì?

Nhân viên tiếp thực còn được biết đến với tên gọi Busboy/Food runner. Khách hàng sẽ dễ dàng bắt gặp vị trí này tại các nhà hàng và khách sạn lớn. Công việc chính của họ là phối hợp cùng nhân viên phục vụ trong việc chuẩn bị dụng cụ và bàn ăn. Đồng thời duy trì vệ sinh khu vực, di chuyển các dụng cụ đến các điểm cần thiết. Cũng như mang thức ăn đến bàn khách một cách kịp thời và chính xác.
Điều này giúp đảm bảo rằng bữa ăn của khách hàng diễn ra một cách chuyên nghiệp và chỉn chu nhất. Từ đó tạo ra trải nghiệm ẩm thực hoàn hảo tại nhà hàng và khách sạn đó. Tuy nhiên để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, họ cũng cần hiểu rõ quy trình phục vụ bàn.

nhân viên tiếp thực phục vụ món

2. Công việc cụ thể của một nhân viên tiếp thực trong nhà hàng

Cùng ezCloud tìm hiểu bản mô tả công việc của nhân viên tiếp thực trong nhà hàng khách sạn ngay sau đây:

2.1 Đảm bảo vệ sinh và setup nhà hàng

  • Nhiệm vụ đầu tiên khi vào ca của nhân viên tiếp thực là hỗ trợ nhân viên phục vụ thực hiện vệ sinh sạch sẽ khu vực tiếp thực.
  • Trực tiếp chuẩn bị các loại nước sốt, nước chấm hay đồ ăn kèm có trong các món ăn. Trong một số trường hợp, nhân viên bộ phận này còn phải trực tiếp pha nước chấm, nước sốt theo đúng tỷ lệ quy định.
  • Họ cũng thực hiện việc dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ các lọ đựng gia vị. Đồng thời sắp xếp chúng đúng theo vị trí quy định của nhà hàng.
  • Cuối cùng, họ chuẩn bị sẵn các dụng cụ khác. Bao gồm: chén, đĩa, dao, nĩa, muỗng,… để phục vụ thực khách khi cần thiết.

2.2 Tiếp nhận order

  • Những người thuộc bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận order từ nhân viên phục vụ. Sau đó tiến hành kiểm tra lại thông tin của khách hàng một cách chính xác.
  • Tiếp theo, nhân viên tiếp thực sẽ thông báo lại cho nhân viên bếp danh sách món ăn khách order.

nhân viên tiếp thực tiếp nhận order

2.3 Vận chuyển thức ăn từ khu vực bếp đến khu vực phục vụ khách hàng

  • Trước khi mang ra phục vụ khách, nhân viên tiếp thực sẽ phải kiểm tra chất lượng của món ăn. Điều này nhằm đảm bảo món ăn được thực hiện đúng quy chuẩn.
  • Họ phải chắc chắn rằng món ăn được phục vụ theo đúng yêu cầu trong đơn order của nhân viên phục vụ. Đồng thời, phải đảm bảo món ăn được đưa đến đúng bàn, đúng thực khách. Cũng như phục vụ đúng các loại gia vị và nước sốt đi kèm.
  • Khi vận chuyển thức ăn, họ cần phải cẩn thận, chuyên nghiệp. Điều này giúp tránh tình trạng rơi vỡ. Hoặc làm thay đổi hình thức trang trí của món ăn.
  • Sau khi vận chuyển xong, món ăn được chuyển sang cho nhân viên phục vụ. Khi đó họ sẽ tiếp tục quá trình phục vụ khách hàng theo quy định.

2.4 Làm vệ sinh khu vực hậu cần

  • Phối hợp cùng bộ phận tạp vụ và bộ phận phục vụ đảm bảo vấn đề vệ sinh được duy trì trong khu vực ra món. Cũng như trong khu vực hậu cần.
  • Thực hiện nhiệm vụ thu dọn các dụng cụ đã được sử dụng từ khu vực hậu cần của nhà hàng.
  • Sau đó, tiến hành phân loại và xử lý các phần thức ăn thừa tại khu vực hậu cần. Quá trình này diễn ra trước khi chúng được đưa xuống khu vực rửa chén.
  • Cuối cùng, phải đảm bảo rằng mọi vật dụng không bị vỡ hoặc trầy xước.

bộ phận tiếp thực vệ sinh khu vực hậu cần

2.5 Các công việc khác

Nhân viên tiếp thực phải có kiến thức và thông tin đầy đủ về nhà hàng để có thể giải đáp. Nếu không chắc chắn về tính chính xác của thông tin, họ sẽ phải xác nhận lại với các bộ phận khác. Điều này giúp tránh việc truyền tải thông tin không đúng đến khách hàng.
Trong những thời điểm đông khách, nhân viên tiếp thực cần hỗ trợ nhân viên phục vụ một số công việc khác. Ví dụ như phục vụ thêm gia vị khi khách hàng yêu cầu. Hoặc tham gia vào việc bày trí món ăn và kiểm tra đơn đặt hàng mang về của khách. Ngoài ra, bộ phận này cũng phải hỗ trợ trong các tình huống như tính tiền, thay đổi bàn, đổi món ăn hoặc hủy đơn hàng.
Họ phải thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi quản lý.

3. Bật mí mức lương nhân viên tiếp thực

Mức lương của nhân viên tiếp thực thường được xác định dựa trên kinh nghiệm làm việc của họ. Thông thường, mức lương cho vị trí này dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.

nhân vin tiếp thực vận chuyển món ăn tới khách hàng

4. Yêu cầu để trở thành một nhân viên tiếp thực

  • Với tính chất lao động phổ thông của công việc tiếp thực, ứng viên cần có sức khỏe tốt. Như vậy mới có thể đáp ứng được sự di chuyển liên tục trong môi trường nhà hàng.
  • Ngoài ra, họ cần thể hiện tinh thần phối hợp, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp. Đồng thời phải cho thấy tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát trong quá trình làm việc. Vì môi trường nhà hàng luôn rất nhộn nhịp và đòi hỏi sự tương tác lớn. Do đó nếu không linh hoạt trong giao tiếp và phản ứng chậm chạp, sẽ khó có thể tiếp tục làm nghề.
  • Đặc biệt, ý thức về vệ sinh khu vực làm việc cũng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đối với một nhân viên tiếp thực.

5. Lời kết

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin cơ bản mà bạn cần biết về công việc tiếp thực. Hy vọng qua đó, ezCloud đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Tiếp thực là gì?”. Cũng như hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, mức lương và các yêu cầu cần có của nhân viên tiếp thực. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Thuật Ngữ Nhà Hàng.

 

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)
Không cần cài đặt | Không cần thanh toán
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ (MIỄN PHÍ)