Đại diện cho 35 dự án khởi nghiệp nhận hỗ trợ tài chính và tư vấn từ Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan giai đoạn 2 (IPP2) – Chương trình hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Phần Lan và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam – phát biểu tại lễ tổng kết hoạt động của Chương trình, bài thuyết trình của TS. Đặng Thành Trung, đồng sáng lập Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn cầu nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán phòng bởi những thành tích nổi bật mà Công ty đã đạt được.
Xem thêm:
Trong những năm đầu thành lập, ezCloud gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù công ty được thành lập nhưng chưa có văn phòng mà chủ yếu làm việc tại quán café để tiết kiệm chi phí. Công ty cũng không có chiến lược kinh doanh mà chỉ bán hàng dựa trên các mối quan hệ và thói quen nhỏ lẻ cũng như chưa định hướng được thị trường. Bên cạnh đó, doanh thu chủ yếu đến từ việc bán sản phẩm nên khá ít ỏi. Số lượng các đồng sáng lập Công ty trong giai đoạn đầu nhiều hơn nhân viên và phải kiêm nhiệm hầu hết tất cả các công việc từ kinh doanh, marketing, tài chính, phát triển sản phẩm, … mà không có lương trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, do không có nhiều kinh nghiệm nên việc kiêm nhiệm hiển nhiên là không có hiệu quả. Trong khi đó, Công ty không có định hướng phát triển sản phẩm cụ thể, chỉ dựa trên các yêu cầu của khách hàng nên sản phẩm không được định hình một cách rõ ràng. Cùng với đó, áp lực không chỉ đến từ công việc mà còn đến từ phía gia đình.
Việc ezCloud có được sự hỗ trợ này có thể coi là khá tình cờ, do được sự giới thiệu của một người bạn. Những kinh nghiệm thực tế mà ezCloud rút ra được là trong quá trình khởi nghiệp, ngoài đam mê, năng lực và sản phẩm hoặc ý tưởng (đây là điều hiển nhiên) thì một trong những yếu tố khá quan trọng mà startup cần phải quan tâm đó là các mối quan hệ. Và ezCloud đã nộp hồ sơ cho IPP thông qua sự giới thiệu của bạn bè và coi việc tham gia gọi vốn từ IPP là một trong những dự án quan trọng của mình nên đã có sự chuẩn bị khá chu đáo.
– Nghiên cứu kỹ các yêu cầu của quỹ. Mỗi quỹ tài trợ thường có các mục tiêu khác nhau, nên sẽ có các ràng buộc và yêu cầu khác nhau. Việc chuẩn bị hồ sơ phải tập trung vào các yêu cầu này;
– Hiểu rõ các vấn đề mà startup đang gặp phải và nhu cầu thực sự của startup là gì;
– Có kế hoạch chi tiết và phù hợp cho các hoạt động cũng như các chi phí tương ứng.
Anh Trung chia sẻ: “Lúc xin tài trợ, vấn đề quan tâm đầu tiên của ezCloud đối với dự án đó là nguồn vốn. Tuy nhiên, sau này ezCloud nhận ra rằng, đây không phải là vấn đề quan trọng nhất mà chúng tôi nhận được. Trên thực tế, ngoài nguồn vốn, chúng tôi nhận được nhiều hơn thế: Đó là các mối quan hệ mới; sự tư vấn, cố vấn trực tiếp từ các mentor, những người hướng dẫn thực tế, từng bước cho chúng tôi chiến lược quản lý nhân sự, marketing, kinh doanh, thị trường, chân dung khách hàng, định hướng phát triển sản phẩm và qui trình vận hành doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ như vậy, việc sử dụng nguồn vốn mới thực sự hiệu quả đối với các startup vì trên thực tế, các startup thường thiếu các kỹ năng quản trị, vận hành cũng như kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng nguồn vốn”. “Mô hình hỗ trợ của IPP thực sự rất quan trọng đối với các startup của Việt Nam”, Anh Trung nhận định.
Xem thêm:
- Khách sạn 4.0 là gì? 10 Xu hướng công nghệ thay đổi bộ mặt khách sạn
- Giải pháp công nghệ giúp khách sạn đáp ứng khách hàng
Thêm vào đó, trong giai đoạn 2, ezCloud nhờ các mối quan hệ của IPP, sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực trong cộng đồng của IPP, ezCloud đã tích lũy được các kinh nghiệm về gọi vốn, gọi quỹ đầu tư. Đây là một trong những mục tiêu mà hầu như các startup nào cũng hướng tới khi khởi nghiệp, nhưng thực sự, nó không hề đơn giản và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không lường trước được nếu không có kinh nghiệm. Theo kinh nghiệp của ezCloud, trước khi gọi vốn các startup cần trả lời các câu hỏi sau:
– Gọi vốn để làm gì? Tại sao phải gọi vốn? Có thực sự cần thiết phải gọi vốn không?
– Kêu gọi vốn bao nhiêu là đủ? Bán bao nhiêu cổ phần là đủ?
– Làm sao để không bị các nhà đầu tư chèn ép
– Bạn đã có kế hoạch cụ thể để sử dụng nguồnmvốn chưa?
Các nhà đầu tư thường rất giỏi về tài chính, do đó, mục tiêu của họ thường không giống như mục tiêu của startup. Chúng ta luôn mong muốn sự kết hợp với các nhà đầu tư để giải quyết được bài toán win-win cho cả hai bên. Nhưng thực tế, không phải lúc nào cũng gặp được nhà đầu tư như mong muốn, trừ các quỹ thiên thần như IPP.
Với sự hỗ trợ 2 lần từ IPP, ezCloud đã đạt được một số phát triển đáng kể: Về sản phẩm: ezCloud đã ra đời một sản phẩm mang tính đột phá tại thị trường Việt Nam, đó là ezCloudHotel, một giải pháp quản lý dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây cho tất cả mọi người và sử dụng rất đơn giản. Từ đó, Công ty đã mở rộng và tích hợp với rất nhiều các kênh kết nối khác hỗ trợ khách sạn không chỉ quản lý mà còn kinh doanh, giúp doanh thu của khách sạn tăng lên đáng kể. Nhờ có sự hỗ trợ của IPP trong giai đoạn này, ezCloud đã có sự phát triển đột phá, vươn lên một tầm cao khác so với giai đoạn khởi nghiệp ban đầu.